Tôi đem câu hỏi này hỏi những người bạn của mình, chẳng ngạc nhiên khi gần như hầu hết đều đưa ra câu trả lời rằng: khó nói từ chối nhất là trong chuyện tình cảm, yêu đương. Ừ thì đúng nhỉ, chúng ta đều đã từng ít nhất một lần “được tỏ tình” và “đi tỏ tình” với người khác.

Lời “từ chối” sẽ luôn luôn khó nói hơn rất nhiều so với lời “đồng ý”, phải không?

Sẽ thật khó để từ chối một tấm chân tình (Ảnh: Internet).
Sẽ thật khó để từ chối một tấm chân tình (Ảnh: Internet).

Khó đến nỗi, chúng ta thường dùng những cách “nói”, cách “làm” mà ta cho rằng có thể khiến người nói bớt khó xử, người nghe bớt nỗi buồn.

Trong cuộc đời tôi, rất nhiều lần tôi từng phải trở thành “người nói”, cũng chẳng ít khi lại phải ở thế “người nghe”.

Theo bạn, trong tình huống nào thì lời từ chối sẽ khó nói ra nhất?

Bản thân tôi cho rằng, đứng trước một lời đề nghị, nếu ta “không có” thì sẽ dễ đưa ra lời từ chối hơn là khi ta ở thế “không muốn”. Ví như, nếu có người hỏi mượn tiền của tôi, khi đang thật sự không có tiền, thì khi từ chối họ, tôi sẽ bớt cảm thấy day dứt, khó xử vì thật sự tôi không có khả năng để giúp được họ. Hơn nữa, tôi nghĩ rằng, nếu mình không giúp được họ thì sẽ có người khác giúp họ.

Tôi đem câu hỏi này hỏi những người bạn của mình, chẳng ngạc nhiên khi gần như hầu hết đều đưa ra câu trả lời rằng: khó nói từ chối nhất là trong chuyện tình cảm, yêu đương. Ừ thì đúng nhỉ, chúng ta đều đã từng ít nhất một lần “được tỏ tình” và “đi tỏ tình” với người khác.

Nhưng thú vị là khi nghĩ về vấn đề này, trong đầu tôi không hiện lên bất kỳ một cảnh phim tình cảm sướt mướt hay ngọt ngào nào, mà lại hiện lên khuôn mặt mếu máo của Tít cháu tôi khi kể rằng nó cho một bạn gái cùng lớp mẫu giáo cây kẹo mút nó thích ăn nhất nhưng bạn ấy lại bảo “không thích ăn kẹo này”. Nó kể với tôi rằng, vì nó thích bạn ấy nhất lớp nên mới cho bạn cây kẹo đấy, chứ các bạn khác có xin thì nó cũng không cho đâu.

Chắc chắn cô bé kia đã “từ chối tình cảm” của thằng cháu tôi một cách rất dứt khoát và chẳng cần biết chú bé đã về nhà mếu máo suốt bữa cơm tối đâu nhỉ? Đơn giản vì cô bé chỉ là thật sự không thích loại kẹo đó thôi, không thích thì không nhận, vậy thôi.

Vẫn cứ là thế giới quan của lũ trẻ con, luôn luôn trong trẻo, vô tư, đơn giản nhưng cũng rất công bằng theo một cách rất ngây ngô. Còn anh chàng Tít, sau một đêm ngủ dậy là cũng quên béng đi chuyện đó, nhưng tôi và chị tôi thì cứ tủm tỉm cười “đây là pha tỏ tình thất bại đầu đời của thanh niên Tít”.

Đâu mới là lời từ chối nhẹ nhàng nhất?

Hãy đối xử với người khác theo cách bạn muốn được đối xử (Ảnh: Internet).
Hãy đối xử với người khác theo cách bạn muốn được đối xử (Ảnh: Internet).

Ngẫm ra thì tôi cũng từng có mấy phen từ chối thẳng thừng tấm lòng của người khác, giống như cô bé bạn Tít. Chỉ khác là, khi đó tôi đã đủ trưởng thành để biết người nghe sẽ cảm thấy thế nào. Lời từ chối trong chuyện tình cảm, yêu đương đúng là những lời nói khó thốt ra nhất. Vậy nên người ta thường chọn những cách khác để thể hiện câu trả lời của mình.

Ví như chọn cách im lặng, để lời từ chối của mình đến với người nghe trở nên nhẹ nhàng hơn. Im lặng trong những tình huống này là một thông điệp để đối phương “tự hiểu ” mà rút lui. Nhưng tôi lại cảm thấy, câu trả lời này không hề nhẹ nhàng, mà lại chính là câu trả lời khiến đối phương phải mang cảm giác “nặng nề” nhất.

Một câu trả lời dứt khoát, thẳng thắn và vạch rõ ranh giới, tuy có thể là lạnh lùng đấy, nhưng sẽ không để lại cho đối phương sự hi vọng mong manh. Bởi, khi yêu thì con người ta thường rất cố chấp. Nhiều lần, mẹ từng mắng tôi vì chuyện này. Với quan điểm của mẹ, không yêu thì vẫn nên và có thể là bạn. Nhưng với tôi, nếu không thể đón nhận tình yêu của họ, thì việc làm bạn với họ sẽ khiến họ vẫn luẩn quẩn trong mối tương tư và hi vọng.

Phải từ chối thế nào để ít gây tổn thương cho nhau (Ảnh: Internet).
Phải từ chối thế nào để ít gây tổn thương cho nhau (Ảnh: Internet).

Có câu “hãy đối xử với người khác như cách bạn muốn được đối xử”. Có thể, vì bản thân từng tổn thương vì một lời từ chối trong im lặng nên tôi chọn cách “lên tiếng” đáp lại những chân tình mà trái tim tôi không thể đón nhận. Họ sẽ không phải luẩn quẩn giữa “chờ đợi, hy vọng” hay “buông tay”. Không ai bị tổn thương bởi sự im lặng, nhưng có lẽ, tôi vẫn đã khiến họ tổn thương theo một cách khác.

Còn bạn, bạn chọn “từ chối” theo cách nào? Bạn từng phải nhận lời từ chối theo cách nào? Điều gì làm bạn tổn thương nhiều hơn?

Xem thêm

300+ câu châm ngôn cuộc sống hay nhất sẽ khiến bạn "sáng mắt ra"!

Những câu châm ngôn cuộc sống, câu nói về cuộc sống hay, ý nghĩa nhất sẽ giúp bạn hiểu ra nhiều sự thật và chân lý, có thêm động lực để cố gắng phát triển bản thân hoặc đơn giản là bạn sẽ "sáng mắt ra" vì cuộc đời vốn không phải ngôn tình.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận