Tăng cân không kiểm soát chính là một trong những nỗi lo lớn nhất của người phụ nữ mang thai. Vậy làm thế nào để có một thai kỳ khỏe mạnh, bé yêu đủ dinh dưỡng nhưng mẹ vẫn kiểm soát được cân nặng và không bị mất dáng sau khi sinh? Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu về chế độ ăn cho bà bầu không tăng cân và bí quyết để có một thai kỳ khỏe mạnh trong bài viết dưới đây nhé!

2 sai lầm trong ăn uống khi mang thai khiến mẹ tăng cân không kiểm soát

1. Ăn theo tâm lý “ăn cho hai người”

Đây là 1 sai lầm mà rất nhiều bà mẹ mang thai ở Việt Nam mắc phải. Với suy nghĩ “ăn cho hai người”, “ăn cho con” rất dễ khiến chúng ta ăn uống vô tội vạ, ăn quá nhiều, ăn thả phanh,…và từ đó dẫn đến tăng cân không thể kiểm soát mà chưa chắc đã tốt cho em bé. Hãy nhớ rằng, hai từ khóa quan trọng nhất trong việc ăn uống khi mang thai là “Khoa học” và “Đủ chất”.

mang thai
Ăn uống đủ chất giúp thai kỳ khỏe mạnh (Nguồn: Internet).

2. Ăn nhiều đồ ăn vặt

Một số bà mẹ vẫn giữ thói quen ăn vặt từ thời con gái đến lúc mang thai. Việc nạp quá nhiều những món ăn vặt nhiều đường hay tinh bột như bánh kẹo, nước ngọt, bim bim, bánh tráng trộn, trà sữa,…trong giai đoạn này sẽ rất dễ khiến bạn tăng cân và dễ bị tiểu đường thai kỳ. Hơn nữa, đa số các món ăn vặt trên chứa hàm lượng dinh dưỡng rất nghèo nàn, không hề tốt cho con.

Thay vào đó, bạn có thể thay đổi các món ăn vặt bình thường bằng các loại hạt, ngũ cốc hay trái cây sẽ tốt hơn rất nhiều.

Nguyên tắc ăn uống khi mang thai để “Con khỏe, mẹ xinh”

ăn uống mang thai
Mẹ bầu sẽ có từng yêu cầu về dinh dưỡng khác nhau theo từng giai đoạn (Nguồn: Internet)

Chúng ta sẽ chia giai đoạn mang thai thành 3 giai đoạn chính, ở mỗi giai đoạn, mẹ bầu sẽ cần bổ sung những dưỡng chất cần thiết tốt nhất cho thai nhi mà không ảnh hưởng tới cân nặng của mẹ quá nhiều.

Giai đoạn 1 (3 tháng đầu)

thuc-don-mang-thai-3
Bổ sung Sắt và các vi chất cần thiết trong giai đoạn đầu là rất cần thiết (Nguồn: Internet)

Ở giai đoạn đầu này, mẹ bầu chưa cần quá nhiều năng lượng. Tuy nhiên, hãy lưu ý bổ sung những vi chất cần thiết như sắt, kẽm,…và đặc biệt là axit folic để đảm bảo cho sự hình thành hệ thống thần kinh và hạn chế dị tật ở thai nhi tốt nhất.

Axit folic có nhiều trong những loại trái cây như bưởi, cam, chanh,…Ngoài ra, mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để uống thêm viên hỗ trợ.

Những thực phẩm cần ưu tiên trong giai đoạn này là: rau xanh sẫm, trái cây, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt.

Giai đoạn 2 (3 tháng tiếp theo)

Ở giai đoạn này, thai nhi đã dần hình thành đủ các cơ quan và mẹ bầu cũng sẽ cần nhiều năng lượng hơn hàng ngày để đảm bảo sức khỏe. Bên cạnh các thực phẩm ở giai đoạn 1, các mẹ nên đặc biệt bổ sung thêm canxi và sắt để đảm bảo cho sự phát triển xương của con mình.

Những thực phẩm giàu đạm như thịt, trứng, sữa,…sẽ được ưu tiên trong giai đoạn này và nên hạn chế tinh bột cũng như đồ ngọt vì sẽ dễ bị tăng cân.

thuc-don-mang-thai-4
Thực đơn kiểu mẫu cho một tuần dành cho phụ nữ mang thai (Nguồn: Internet)

Giai đoạn 3 (3 tháng cuối)

Đây là giai đoạn thai nhi gần như đã phát triển hoàn thiện, hấp thụ chất tốt nhất và cũng là giai đoạn người mẹ sẽ cần nhiều năng lượng nhất. Đến giai đoạn ba, bạn có thể bắt đầu ăn nhiều tinh bột hơn những cũng đừng quá nhiều vì tinh bột chính là nguyên nhân gây tăng cân nhanh nhất. Mẹ bầu nên ăn từ khoảng 2-3 bát cơm/ngày, bổ sung thêm trứng, thịt, sữa và trái cây, hoa quả.

Những bí quyết khác để có một thai kỳ khỏe mạnh

Thanh lọc cơ thể bằng nước muối
Uống đủ nước giúp hạn chế táo bón khi mang thai (Nguồn: Internet)

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước sẽ hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa khi mang thai, hạn chế táo bón và góp phần giúp giảm cảm giác thèm ăn vặt, hạn chế tăng cân.

Ăn nhiều rau xanh, trái cây

Giúp bổ sung nhiều vi chất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là ở giai đoạn đầu. Nên “ưu ái” những loại rau có màu xanh sẫm như bó xôi, bina, cải xoăn,…và các loại trái cây nhiều vitamin như Cam, Chanh, Bưởi,…

Tập luyện nhẹ nhàng

thuc-don-mang-thai-1
Mẹ bầu nên có chế độ tập luyện nhẹ nhàng, phù hợp suốt thai kỳ (Nguồn: Internet)

Hãy bỏ qua suy nghĩ “Có bầu thì nên hạn chế vận động nhiều”, việc duy trì thói quen tập luyện nhẹ nhàng với những động tác phù hợp cho người đang mang thai sẽ giúp cơ thể bạn dẻo dai, khỏe mạnh và cũng dễ sinh hơn sau này.

Ngâm chân

Ảnh: internet
Ngâm chân mỗi tối giúp hạn chế tình trạng sưng phù khi mang thai (Nguồn: Internet)

Phụ nữ mang thai những tháng cuối thường gặp tình trạng bàn chân bị phù nề rất khó chịu, gây khó khăn trong việc đi lại. Vì thế, việc ngâm chân với nước ấm mỗi tối khoảng 15-20p trước khi ngủ giúp giảm đi rất nhiều những triệu chứng này, đồng thời còn giúp kích thích tuần hoàn máu, thư giãn thoải mái hơn.

Bạn có thể mua dụng cụ ngâm chân khi mang thai tại đây.

Các bạn có thể pha nước ngâm chân với lá trà, xả, muối hay vài giọt tinh dầu để tăng hiệu quả. Lưu ý là không nên ngâm nước quá nóng, khoảng từ 40-50 độ là tốt nhất và nước phải ngập trên cổ chân nhé.

Bạn có thể tham khảo thêm một số kinh nghiệm khi mang thai khác tại BlogAnChoi:

Chúc các bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, “Mẹ tròn con vuông” và đừng quên ghé qua chuyên mục Sức khỏe của BlogAnChoi thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin bổ ích cho sức khỏe nhé!

Xem thêm

Bệnh cường giáp và tất cả những vấn đề cần biết

Bệnh cường giáp là bệnh lý nội tiết hay gặp, kể cả ở các nước phát triển hay đang phát triển. Ở Mỹ, có 40/ 1000.000 mắc mới mỗi năm. Ở Việt Nam, số bệnh nhân mắc cường giáp chiếm 5.8% tổng số bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa nội tiết - bệnh viện Bạch Mai.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận