Cây xạ đen là một trong những loại dược liệu được biết đến rộng rãi ở Việt Nam. Được mệnh danh là thần dược có nhiều công dụng y học, tiêu biểu là hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Nhưng liệu bạn đã thật sự hiểu đúng về loại thảo dược này? Hãy cùng BlogAnChoi nghiên cứu chi tiết cây xạ đen nhé!
- 1. Cây xạ đen
- Giới thiệu chung
- Đặc điểm của cây xạ đen
- Cây nhầm lẫn với xạ đen
- Thu hái – sơ chế cây xạ đen
- Bào chế thuốc
- Bảo quản
- Thành phần hóa học của cây xạ đen
- 2. Cách nhận biết cây xạ đen
- Phân biệt cây xạ đen và cây xạ vàng
- Các loại cây xạ đen
- Cây xạ đen Hòa Bình
- Cây xạ đen mọc ở đâu
- Trồng cây xạ đen như thế nào để đem lại hiệu quả cao?
- 3. Công dụng & lợi ích của cây xạ đen
- Trong y học cây xạ đen có nhiều công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh
- Video thông tin chính xác về công dụng của xạ đen qua nhịp cầu y tế
- 4. Cách sử dụng cây xạ đen
- 5. Một số sản phẩm chế biến từ cây xạ đen
- 6. Cây xạ đen có hoàn toàn tốt?
- Tác hại
- Dùng cây xạ đen có gây vô sinh hay không?
- Đối tượng nào không nên uống cây xạ đen?
- Có nên uống lá xạ đen tươi hay không?
- 7. Kiêng kị khi sử dụng
- 8. Phân biệt cây xạ đen thật giả
- 9. Mua cây xạ đen ở đâu thì uy tín?
1. Cây xạ đen
Giới thiệu chung
Cây xạ đen là một loài thực vật có tên khoa học là Celas trus hindsii Benth, thuộc họ Celastraceae. Nó được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1851 và được miêu tả khoa học bởi George Bentham – một nhà thực vật học người Anh. Cây xạ đen trong dân gian còn có tên gọi khác như bách giải, đồng triều, bạch vạn hoa, cây dây gối, và đặc biệt ở dân tộc Mường, cây xạ đen được gọi là cây ung thư.
Cây xạ đen là một trong những loại dược liệu quý giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh khác nhau: ung thư, khối u, bướu, ổn định huyết áp, điều trị xơ gan… Có thể nói đây là loại thuốc tiên mà Việt Nam đang sở hữu.
Cây xạ đen mọc nhiều ở Hòa Bình, Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, ngoài ra, nó còn phân bố ở một số vườn quốc gia lớn như Cúc Phương hay Ba Vì. Không những thế, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á khác như Myanmar, Thái Lan cũng có nhiều khu vực cây xạ đen phân bố đông.
Đặc điểm của cây xạ đen
Xạ đen thường mọc ở độ cao từ 1.000 – 1.500 m, phát triển theo bụi trườn có chiều cao tầm 3 đến 5 mét. Lá đơn, mọc so le hình bầu dục, rìa lá không đều hình thành các chóp nhọn. Mặt của lá xạ đen nhẵn, dọc theo gân lá có phần lông.
Phần hoa của lá xạ đen nhỏ, màu trắng mọc thành chùm ở ngọn sau đó phát triển thành quả hạch tròn khi chín có màu cam hoặc đỏ đường kính khoản 3-4mm.
Cây nhầm lẫn với xạ đen
Xạ đen với cùm cụm răng (Ehretia dentata courch) thường bị nhầm lẫn với nhau do hình thù khá giống nhau từ kích thước đến hình dạng và màu sắc lá cây. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Nguyễn Huy Cường đã chứng minh rằng trong Ehretia dentata có thành phần hóa học hoàn toàn khác và không có chất nào hỗ trợ điều trị ung thư như xạ đen.
Người ta thường sử dụng thân, cành, lá của xạ đen để bào chế thuốc hoặc nấu ăn mà không dùng phần rễ, hoa hay quả của nó.
Thu hái – sơ chế cây xạ đen
Xạ đen có thể được thu hoạch quanh năm. Sau 6 tháng, xạ đen đã đủ trưởng thành để tiếp tục ra mầm non, vì thế khoảng nửa năm sẽ thu hoạch một lần.
Hiện nay, tỉa và thủ công đang là phương pháp phù hợp áp dụng trong việc thu hoạch cây xạ đen. Tỉa giúp xạ đen mọc thêm nhiều nhanh cây con để dưỡng cho đợt thu hoạch tiếp theo, phương pháp thủ công tuy không nhanh nhưng tạo ra những sản phẩm chất lượng.
Bào chế thuốc
Sau khi thu hoạch, xạ đen thường được cắt nhỏ thành từng đoạn sau đó đem đi phơi khô khoảng 3-5 nắng đến khi lá ngã xám nâu.
Bảo quản
Sau khi bào chế, thuốc xạ đen cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi ẩm mốc vì sẽ ảnh hưởng đến tác dụng và hiệu quả của thuốc.
Thành phần hóa học của cây xạ đen
Xạ đen mang trong mình bộ tứ dược Flavonoid, Quinon, Saponin Triterpenoid, Maytenfolone A có công dụng “khống chế” các tế bào ung thư một cách hiệu quả. Ngoài ra còn có các hoạt chất như: tanin, polyphenol, acid amin, triterpenoid, cyanoglycosid, đường khử…
Ngoài ra, tanin, flavonoid, các polyphenol, acid amin, triterpenoid, cyanoglycosid, đường khử cũng là các thành phần có trong cây xạ đen.
2. Cách nhận biết cây xạ đen
Phân biệt cây xạ đen và cây xạ vàng
Phân biệt cây tươi
Xạ vàng lá màu xanh và mỏng, hình bầu dục không có răng cưa. Điểm phân biệt là lá không có sắc tím và thân cây thì màu xanh.
Xạ đen lá dày hơn, màu xanh đậm và có sắc tím đồng thời thân cây màu sẫm hơn.
Phân biệt sau khi phơi khô
Xạ đen với xạ vàng rất khó phân biệt khi khô, tuy nhiên, BlogAnChoi vẫn có cách phân biệt cho các bạn
Cây xạ vàng khô: lá giòn và dễ vụn sau khi phơi khô, mùi hương khó chịu. Thân cây rỗng, trắng nhạt và khi ngửi không có mùi vị.
Cây xạ đen khô: mùi hương lá xạ đen thơm nhẹ, lá dai hơn và không vụn nát. Thân xạ đen khô cũng có mùi thơm, màu thân sẫm và có sắc đen do ở vân gỗ dính nhựa chảy ra.
Các loại cây xạ đen
Xạ đen chỉ có một loại duy nhất, tuy nhiên, xét về dòng họ xạ thì có 9 loại: xạ đen, xạ vàng, xạ đỏ, xạ trắng, xạ lai…
Cây họ Xạ gọi còn được gọi là “duồng khụ” (khụ là già) hoặc “cồn duồng”. Người già thường có vị thế lớn trong bản làng nên tên gọi mang một ẩn ý rằng trong y học cổ truyền, cây xạ đen được đánh giá cao trong y học cổ truyền ở Hòa Bình.
Cây xạ đen Hòa Bình
Đây là tên gọi tắt của nhiều người vì Hòa Bình là vùng đất đầu tiên mà mọi người phát hiện ra cây xạ đen. Bên cạnh đó, vì những đặc điểm về đất đai cũng như khí hậu của vùng đất này mà xạ đen Hòa Bình được đánh giá là có chất lượng tốt hơn với những giống xạ đen được trồng ở vùng đất khác.
Cây xạ đen mọc ở đâu
Một số tỉnh vùng núi phía Bắc như Quảng Ninh, Hòa Bình, Thái Nguyên có điều kiện thuận lợi để cây xạ đen phát triển. Thứ nhất, có độ cao từ 1000-1500m so với mực nước biển cho nên có khí hậu ôn đới lạnh và không khí loãng hơn. Thứ hai, cây xạ đen thường mọc ở những nơi rừng sâu của các tỉnh trên.
Ngoài ra, cây xạ đen còn tìm thấy nhiều ở các khu vực miền núi cao của huyện Lạc Sơn, Kim Bôi. Sau này, người dân vùng lân cận như Vĩnh Phúc, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang đã mua giống, trồng và thu hoạch cây xạ đen, giúp phát triển rộng rãi loài cây này.
Trồng cây xạ đen như thế nào để đem lại hiệu quả cao?
- Thời vụ: thời điểm thích hợp nhất từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm
- Điều kiện thời tiết: mát mẻ, đặc biệt là vùng núi cao có khí hậu lạnh
- Đất trồng: không phát triển trên đất thổ nhưỡng mà mọc tốt ở đất đỏ, đất thịt, đất tơi xốp không quá khô cũng không ngập úng
- Chọn giống: hạt đều, chắc, không sâu bệnh và nên mua ở những nơi có chất lượng
- Kỹ thuật trồng: gieo hạt hoặc giâm cành. Về gieo hạt, cần phải xử lý hạt tốt trước khi gieo trồng bằng cách ngâm hạt 25 phút sau đó trộn với cát để dễ dàng hơn. Về giâm cành, những cành được chọn phải khỏe, có chiều dài từ 15-17 cm, sau khi cắt phát được nhũng vào chất kích thích để phát triển rễ tạo điều kiện cây có sức sống cao hơn.
- Chăm sóc cây: tưới tiêu đầy đủ đảm bảo cho cây đủ ấm, bón phân. Chúng ta không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vì xạ đen ít khi bị sâu bệnh.
3. Công dụng & lợi ích của cây xạ đen
Trong y học cây xạ đen có nhiều công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh
Cây xạ đen là loại dược liệu có chức năng hỗ trợ điều trị các bệnh như ung thư, các bệnh liên quan đến gan, khối u… Ngoài ra, nó còn làm giảm triệu chứng mất ngủ và tăng cường sức khỏe.
1. Hỗ trợ điều trị ung thư
Cây xạ đen được mệnh danh là “cây ung thư” nhờ vào Flavonoid giúp làm chậm quá trình oxy hóa. Vì vậy, xạ đen có tác dụng kháng ung thư hiệu quả đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh.
Flavonoid có ở cây xạ đen là chất giúp làm chậm quá trình oxy hóa của các gốc tự do cũng chính là các tác nhân gây ra bệnh ung thư, lão hóa, hủy tế bào…. Ngoài ra, công dụng lớn của Flavonoid là làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư, các khối u ác tính, tạo thành lớp màng bảo vệ cơ thể.
Xạ đen được sử dụng nhiều trong Đông y và Tây y để bào chế thuốc chữa trị các bệnh liên quan đến ung thư, khối u hiệu quả.
2. Hỗ trợ điều trị u bướu, khối u ác tính
Hai loại hợp chất Flavonoid và Quinon có trong xạ đen giúp hóa lỏng tế bào ung thư. Nhờ đó, xạ đen có khả năng triệt tiêu và giảm tốc độ phát triển của các khối u ác tính khi nó mới hình thành. Xạ đen đã được chứng minh có thể hỗ trợ và điều trị
3. Chữa bệnh xơ gan, viêm gan, men gan cao
Trong y học hiện đại, xạ đen được đánh giá là loại thảo dược quý để hỗ trợ điều trị các bệnh về gan. Công dụng của xạ đen phát huy rất hiệu quả đối với bệnh lý này.
4. Trị chứng mất ngủ
Nhờ vào tính hàn, có vị hơi đắng và chát, xạ đen có tác dụng tốt đối với nhưng người có triệu chứng mất ngủ thường xuyên. Nguyên nhân chủ yếu là do suy nhược thần kinh và thiếu máu. Trong khi đó, xạ đen có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu não và chống hoa mắt, chóng mặt.
Tìm hiểu thêm bài viết “Biện pháp khắc phục chứng mất ngủ hiệu quả và nhanh chóng” tại đây.
5. Trị mụn nhọt, lở ngứa
Có tính hàn, mát, xạ đen còn có tác dụng trị mụn nhọt, lở ngứa hữu hiệu.
6. Hỗ trợ điều trị huyết áp cao
Xạ đen rất hữu hiệu trong việc chữa huyết áp cao. Ngoài ra, nó còn có tác dụng điều hòa huyết áp không ổn định. Cách sử dụng rất đơn giản, bạn có thể lựa chọn đun lá cây với nước hoặc pha trà uống hằng ngày.
Tìm hiểu “10 cách tự nhiên để hạ huyết áp hiệu quả” tại đây.
7. Bệnh viêm nhiễm
Bằng việc đắp lá xạ đen lên những vùng lở loét hoặc bị viêm giúp kháng khuẩn, giúp vết thương mau lành. Ngoài ra, xạ đen còn có công dụng giảm bệnh lậu.
8. Giảm đau, tăng đề kháng cơ thể
Nhiều người sử dụng xa đen để tăng sức đề kháng cũng như giảm đau các khớp của cơ thể. Đặc biệt là những người lớn tuổi.
9. Hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ
Lê Thế Chung – Giáo sư – Tiến sĩ khoa học học viện Quân Y đã chứng minh từ công trình nghiên cứu của mình sử dụng xạ đen rất tốt cho người bệnh máu nhiễm mỡ. Mỗi ngày đều sắc thuốc uống tình trạng mỡ trong máu, trong gan được cải thiện hiệu quả.
Một số bài viết có thể bạn quan tâm:
- 7 nguyên tắc ăn uống giúp cải thiện bệnh máu nhiễm mỡ
- Bệnh gan nhiễm mỡ : Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
10. Ngâm rượu
Ngoài phơi khô sắc thuốc, xạ đen còn có thể dùng để ngâm rượu và có rất tác dụng trị bệnh và tăng cường sức khỏe. Các chuyên gia cho rằng sử dụng rượu xạ đen mỗi ngày giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, rượu xạ đen còn hỗ trợ điều trị tiểu đường, giúp cầm máu và điều hòa cơ thể.
Không những thế, rượu xạ đen còn điều trị các bệnh về đau nhức xương khớp mà theo khảo sát những người đã sử dụng rượu xạ đen đều cho rằng tình trạng có cải thiện. Đặc biệt, rượu xa đen có tác dụng tăng cường sinh lực, cải thiện chức năng sinh lý hiệu quả.
Video thông tin chính xác về công dụng của xạ đen qua nhịp cầu y tế
4. Cách sử dụng cây xạ đen
Cách sử dụng truyền thống
Bao gồm:
- Sắc thuốc (nấu cùng với nước)
- Cao
- Ngâm rượu
- Giã xạ đen để đắp lên vùng lở loét
- Sao váng tán bột uống (cách dùng hiếm)
- Trong Đông y, xạ đen được sử dụng như vị thuốc nam để bào chế cùng các vị thuốc khác
Cách sử dụng hiện đại
Ngoài những phương thức truyền thống, xạ đen còn được các dược sĩ nghiên cứu và sử dụng công nghệ hiện đại để bào chế. Chẳng hạn như:
- Xạ đen dạng tinh bột
- Viên nang tam thất
- Tinh bột nghệ cucurmin
- Viên nang xạ đen
Các bài thuốc của cây xạ đen
1/ Dùng xạ đen để thông kinh, lợi tiểu, giải nhiệt
- Chuẩn bị: 12g kim ngân hoa, 15g xạ đen
- Cách làm: Hai nguyên liệu trên sau khi đã phơi khô thì đem hãm như hãm nước chè
- Cách dùng: Uống hết thuốc trong ngày
2/ Tăng cường hệ miễn dịch, giảm căng thẳng, phòng chống tiểu đường, ung thư
- Chuẩn bị: 15g xạ đen, 15g giảo cổ lam và 15g nấm linh chi
- Cách làm: Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị đi sắc rồi uống
- Cách dùng: uống hàng ngày
3/ Hỗ trợ điều trị ung thư
- Chuẩn bị: 30g xạ đen, 20g cỏ lưỡi rắng và 6g cam thảo dây
- Cách làm: Hãm tất cả nguyên liệu trong một thang thuốc bằng ấm như hãm nước chè
- Cách dùng: Uống hết trong ngày
4/ Xạ đen hỗ trợ điều trị các bệnh về gan
- Chuẩn bị: 50g xạ đen, 30g cà gai leo và 10g mật nhân
- Cách làm: Nấu tất cả các nguyên liệu trong một thang thuốc cùng với 2 lít nước tầm 15 phút. Bạn thu được về tinh chất của các nguyên liệu.
- Cách dùng: Dùng uống thay nước hàng ngày, không để qua đêm
Video hướng dẫn cách sử dụng bài thuốc xạ đen
5. Một số sản phẩm chế biến từ cây xạ đen
Cao xạ đen
Là phương pháp mà lá và thân xạ đen được chế biến thành cao khô. Cao xạ đen chỉ sử dụng một nguyên liệu duy nhất là cây của nó mà khô gộp các nguyên liệu khác lại. Chính vì thế, nó không được sử dụng cho tất cả các bệnh lý nên người dùng cần cân nhắc và chọn lọc để sử dụng phù hợp. Mỗi 1.5kg xạ đen nấu được 100gram cao.
Trà xạ đen
Đây là một trong những sản phẩm phổ biến của cây xạ đen. Phương pháp để chế biến trà xạ đen là tán xạ đen thành bột và thường đóng thành gói nhỏ.
Trà tam thất xạ đen của học viện quân y
Được sản xuất bởi Học viện Quân y. Trà tam thất gồm 3 thành phần: tam thất, xạ đen và hoa hè. Trọng lượng mỗi gói trà là 40gr/hộp. Cách sử dụng rất đơn giản, bạn có thể đọc hướng dẫn sử dụng trên bao bì của gói trà.
Cà gai leo xạ đen
Đây là sản phẩm rất tốt cho những người mắc các bệnh lý về gan. Tuy nhiên, cà gai leo xạ đen lại hiếm gặp trên thị trường do đặc trị một loại bệnh lý. Được sản xuất bằng cách kết hợp giữa cà gai leo tinh chế thành các viên nang.
6. Cây xạ đen có hoàn toàn tốt?
Tác hại
Nếu sử dụng không đúng cách có thể gây ra một số tác hại xấu:
- Dùng quá liều gây đau đầu, chóng mặt
- Dùng thuốc để qua đêm gây đầy bụng, khó tiêu, các bệnh về đường tiêu hóa
- Do có tác dụng an thần nên có thể gây buồn ngủ. Vì vậy, cần cân nhắc khi sử dụng vào buổi sáng để tránh ảnh hưởng đến tinh thần làm việc cả ngày
- Một số tác dụng phụ gây tác động xấu đến người bị khối u khiến gây căng thẳng mệt mỏi khiến các cơn đau trầm trọng hơn. Khi gặp tình trạng này, ngưng dùng thuốc ngay.
Dùng cây xạ đen có gây vô sinh hay không?
Công trình nghiên cứu của Giáo sư – Tiến sĩ Lê Thế Trung chưa có bất cứ thông tin về việc sử dụng cây xạ đen bị vô sinh. Thậm chí, ở tỉnh Hòa Bình, người dân vẫn thường xuyên sử dụng cây xạ đen hàng ngày từ nhiều đời nay mà vẫn rất khỏe mạnh, có tuổi thọ cao.
Đối tượng nào không nên uống cây xạ đen?
Không ai có thể phủ nhận tính đa công dụng của cây xạ đen. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng phù hợp để sử dụng nó. Đặc biệt, những người có các tiền sử bệnh án hay vấn đề về đường ruột, tiêu hóa không nên sử dụng cây xạ đen. Bởi vì rất dễ gây ra các hệ lụy liên quan đến đường tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn thậm chí là ngộ độc.
Có nên uống lá xạ đen tươi hay không?
Từ các nghiên cứu khoa học trong thực tế, uống xạ đen tươi vẫn tốt giúp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.
7. Kiêng kị khi sử dụng
- Không dùng xạ đen cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú
- Không dùng cho trẻ nhỏ
- Các bệnh nhân có vấn đề về thận nên cân nhắc khi sử dụng và phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Xạ đen để qua đêm thì không nên dùng nữa
8. Phân biệt cây xạ đen thật giả
Xạ đen giả
Cây này lõi rất to, thân màu trắng, vỏ mỏng nhẹ, không có mùi thơm mà có mùi ngai ngái. Với nhiều năm trong nghề, tôi cầm nắm xạ đen lên là phát hiện được ngay. Lá cây xạ đen giả nhìn kỹ có những lông tơ nhỏ, lá rất ròn và vụn nát nhiều, không có mùi thơm nhẹ đặt trưng của xạ đen.
Xạ đen thật
Thân xạ đen chuẩn phải có màu đen, vỏ dầy, lõi rất nhỏ và có mùi thơm. Lá xạ đen phải dai, không bị vụn nát
Video giúp phân biệt xạ đen thật giả
9. Mua cây xạ đen ở đâu thì uy tín?
Sử dụng xạ đen giả tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Vừa không chữa bệnh hiệu quả lại còn có thể mắc các bệnh về tiêu hóa thậm chí bị ngộ độc. Vì thế lựa chọn địa điểm mua cây xạ đen uy tín rất quan trọng.
Địa điểm mua giống cây xạ đen
Bạn có thể tìm mua sản phẩm xạ đen online tại Shopee ở đây
Cây thuốc quý Hòa Bình
- Địa chỉ: Số 73, TT. Mường Khến, Tân Lạc, Hòa Bình
- Giá bán: 150,000đ/100g hạt
- Chiều cao: 20-25 cm
- Tỷ lệ sống: 99,9%
- Phương pháp ươm: nuôi cấy mô vì xạ đen rất khó ươm
Bạn có thể mua giống cây xạ đen online tại đây
Địa điểm mua các sản phẩm xạ đen
Dược liệu Thái Sơn
- Sản phẩm: lá xạ đen kết hợp cành phơi khô
- Địa chỉ:
- Hà Nội: Số 11, ngõ 46 Trâu Quỳ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Gia Lâm, Hà Nội
- Hải Dương: Số 24/327 Điện Biên Phủ, TP Hải Dương
- Hòa Bình: Nhà thuốc Bùi Phú Quý, thôn Lão Ngoại, xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình
- Giá bán: 150,000 vnđ/kg
Bạn có thể mua online các sản phẩm xạ đen tại đây
Bạn có thể tìm hiểu thêm về các dược liệu thiên nhiên thường gặp trong đời sống tại BlogAnChoi:
- 18 thực phẩm tốt cho tim mạch của bạn nên bắt đầu ăn càng sớm càng tốt
- 5 lợi ích của gừng ngâm mật ong trong trị bệnh, tăng cường sức khỏe
- Tỏi đen là gì? Công dụng của tỏi đen đối với sức khỏe như thế nào?
- 10 tác dụng của lá trà xanh tươi giúp bạn khỏe mạnh
Hy vọng với bài viết trên đã giúp các độc giả có cái nhìn tổng quan và rõ ràng hơn về cây xạ đen – một dược liệu tiên mà Việt Nam đang sở hữu cũng như công dụng, cách sử dụng và tác hại của nó. Hãy truy cập vào BlogAnChoi hằng ngày để cập nhật những thông tin hữu ích nhé!