Một vấn đề mà người kinh doanh thường gặp chính là: làm thế nào để thuyết phục khách hàng quyết định mua ngay lập tức bằng cách tạo áp lực tích cực thay vì chần chừ. Việc này là một thử thách lớn đối với nhiều doanh nghiệp, vì sự chần chừ thường đi kèm với sự mất mát doanh số bán hàng. Vậy hãy xem hết bài viết dưới đây để hiểu rõ chi tiết và áp dụng trong kinh doanh trực tiếp hoặc online của mình.
- Sales là gì?
- 6 cách dễ dàng khuyến khích khách hàng quyết định mua ngay
- Cách 1: Đưa ra một thời hạn mua hàng cụ thể để quyết định nhanh chóng hơn
- Cách 2: Giúp khách hàng hiểu hệ quả nếu không hành động ngay
- Cách 3: Khai thác hiệu ứng đám đông
- Cách 4: Thường xuyên nhắc nhở khách hàng đưa ra quyết định sớm hơn
- Cách 5: Làm giảm rào cản khiến khách hàng mua ngay lập tức
- Cách 6: Sử dụng từ ngữ khuyến khích khách hàng đưa ra quyết định nhanh
Sales là gì?
Sales đơn giản là việc bán sản phẩm để có lợi ích. Điều này không chỉ alf việc trao đổi tiền mà còn liên quan đến cách thu hút sự chú ý, tạo ảnh hưởng tích cực và thuyết phục người khác về giá trị thực sự của sản phẩm.
Nó là một quá trình tinh tế, yêu cầu sự sáng tạo và hiểu biết sâu sắc về người mua để tối ưu hóa giá trị và đáp ứng đúng nhu cầu của họ.
6 cách dễ dàng khuyến khích khách hàng quyết định mua ngay
Nếu bạn gặp vấn đề khi khách hàng do dự và không quyết đoán mua ngay. Thì dưới đây sẽ là 6 cách tạo áp lực tích cực, kích thích quyết định mua ngay từ khách hàng, giúp các bạn giải quyết vấn đề này ngay trong hôm nay hoặc trong thời gian sớm nhất.
Cách 1: Đưa ra một thời hạn mua hàng cụ thể để quyết định nhanh chóng hơn
Khi không xác định một thời hạn cho khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, họ thường sẽ dành thời gian để so sánh với các đối thủ khác. Họ có thể đợi đến giảm giá hoặc tham khảo ý kiến của người khác. Để tránh điều này, hãy đặt một thời hạn cụ thể, kèm theo lợi ích khi mua trong khoảng thời gian đó.
Ví dụ: Giảm giá 10% nếu mua trong 2 giờ hoặc trong ngày. Điều này giúp khách hàng nhận ra rằng chần chừ có thể làm tăng chi phí cơ hội và họ sẽ thiếu những cơ hội tốt nếu tiếp tục chần chừ trên thị trường.
Cách 2: Giúp khách hàng hiểu hệ quả nếu không hành động ngay
Cách thứ hai giúp khách hàng hiểu rõ tầm quan trọng và hậu quả tiêu cực. Trong bán hàng tư vấn, đặc biệt là như bảo hiểm, đầu tư, phần mềm, được gọi là “spin selling.” Đây là một phương pháp hiệu quả để thuyết phục khách hàng. Cho họ thấy nếu họ không hành động sớm, hậu quả sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát và chi phí để khắc phục sẽ tăng cao.
Ví dụ: khi bán thảm lót sàn, bạn có thể làm cho khách hàng nhận ra rằng nếu họ không lựa chọn có thể ảnh hưởng đến an toàn của trẻ nhỏ trong gia đình. Điều này thúc đẩy họ đưa ra quyết định nhanh chóng.
Spin Selling: Một phương pháp bán hàng phát triển bởi Neil Rackham, tập trung vào việc đặt câu hỏi để hiểu rõ nhu cầu và vấn đề của khách hàng (Tình huống, Vấn đề, Ý nghĩa, Chi phí nhu cầu). Đây là mô hình tư duy chiến lược để tối ưu hóa quá trình bán hàng bằng cách tập trung vào việc thấu hiểu khách hàng và tạo ra giải pháp phù hợp.
Cách 3: Khai thác hiệu ứng đám đông
Cách thứ ba tận dụng hiệu ứng FOMO (Fear of Missing Out), tức là sợ bị bỏ lỡ cơ hội. Bạn có thể thấy nó khi mọi người đổ xô đầu tư hoặc mua đất do tâm lý đám đông. Áp dụng vào bán hàng, bạn có thể sử dụng các yếu tố phổ biến như phiên bản giới hạn, sản phẩm đặc biệt, hoặc thông báo về số lượng sản phẩm giới hạn để kích thích khách hàng đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng.
Ví dụ: khi một công ty công nghệ ra mắt phiên bản giới hạn của điện thoại. Quảng cáo rằng chỉ có số lượng hạn chế và chỉ có một cơ hội mua trong thời gian ngắn, kích thích người tiêu dùng, ngay cả những người không cần thiết, mua sắm nhanh chóng để không bị bỏ lỡ.
Kết quả, sản phẩm bán hết nhanh chóng, tạo cảm giác chiến thắng cho người mua. Minh họa rõ ràng về cách FOMO thúc đẩy hành vi mua sắm dựa trên tâm lý sợ bị lỡ.
Bài viết khai thác tâm lý có yếu tố FOMO: Tại đây!
Cách 4: Thường xuyên nhắc nhở khách hàng đưa ra quyết định sớm hơn
Cách thứ tư thường xuyên nhắc nhở khách hàng về quyết định sớm. Bạn có thể liên lạc lại để hỏi ý kiến và thông báo về cơ hội có thể bị bỏ lỡ. Áp dụng hiệu ứng FOMO thông qua việc thường xuyên nhắc nhở giúp tăng tính cấp thiết và thúc đẩy hành động mua sắm của khách hàng.
Ví dụ: Môi giới bất động sản thường gọi nhanh để báo tin về số lượng nhà và dự án tăng đột biến. Nếu khách hàng chần chừ, họ có thể mất cơ hội đầu tư tốt.
Ví dụ: Những trang bán hàng trực tuyến liên tục đưa ra những ngay hội sale để khuyến khích khách hàng tham gia.
Cách 5: Làm giảm rào cản khiến khách hàng mua ngay lập tức
Cách thứ năm, giảm sự ngại ngùng khi mua, đó là một chiến lược quan trọng trong lĩnh vực bán hàng và xây dựng mối quan hệ vững chắc với khách hàng. Nếu khách hàng cảm thấy không chắc chắn hoặc lo ngại về việc đưa ra quyết định mua, họ có thể trì hoãn hoặc thậm chí từ bỏ mua hàng. Để vượt qua rào cản này, việc tạo ra niềm tin là chìa khóa.
Ví dụ: Một số doanh nghiệp thành công đã triển khai các chính sách linh hoạt như đổi trả hàng trong khoảng 1 tuần mà không cần lý do. Điều này tạo cơ hội cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm mà không lo ngại về hậu quả sau mua. Ngoài ra, các chính sách hoàn tiền và hỗ trợ lắp đặt cũng là yếu tố tăng cường niềm tin.
Ví dụ: Một công ty công nghệ cung cấp chính sách đổi trả 30 ngày và cam kết hoàn tiền nếu khách hàng không hài lòng với trải nghiệm sử dụng sản phẩm.
Điều này giúp xóa đi nỗi lo về mất mát tiền và tăng cường lòng tin, thúc đẩy khách hàng quyết định mua sắm sớm hơn và tạo nền tảng cho một mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Cách 6: Sử dụng từ ngữ khuyến khích khách hàng đưa ra quyết định nhanh
Nhằm khuyến khích khách hàng quyết định ngay lập tức bằng cách sử dụng từ ngữ mạnh mẽ và thúc đẩy ẩn sau đó là chiến lược phổ biến trong bán hàng và tiếp thị. Các doanh nghiệp thường áp dụng các từ ngữ tạo áp lực tích cực.
Điều này tạo cảm giác khẩn cấp và độ duyên dáng cho việc ra quyết định nhanh chóng. Áp dụng chiến lược này trong bán hàng online có thể đem lại kết quả tích cực, khi khách hàng chú ý nhiều hơn đến cơ hội có thể mất đi và tăng khả năng họ sẽ quyết định mua hàng ngay lập tức. Ví dụ như:
- “Số lượng giới hạn” hoặc “phiên bản đặc biệt chỉ có trong ngày hôm nay”
- “Nhanh chân lên” hoặc “hãy nhanh tay trước khi quá muộn”
- “Chỉ còn 24 giờ để sở hữu chiếc áo bạn mong đợi với giá ưu đãi. Hãy nhanh chân, số lượng có hạn!”
- “Chúng tôi đánh giá quyết định của bạn! Mua ngay hôm nay để nhận ngay quà tặng độc quyền.”
- “Nhớ, chương trình khuyến mãi kết thúc vào cuối tuần này. Đừng để mất cơ hội tận hưởng giảm giá lớn!”
- “Sản phẩm hot vừa được cập nhật! Hãy là người đầu tiên trải nghiệm và đặt hàng ngay bây giờ.”
- “Bạn đã xem xong đánh giá tích cực từ khách hàng khác chưa? Đến lượt bạn trải nghiệm sản phẩm tuyệt vời này!”
- “Giảm giá đặc biệt chỉ áp dụng cho đơn đặt hàng trong ngày hôm nay. Cơ hội không đợi chờ, nhanh tay thôi!”
Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:
- Kỹ năng sales online: 4 yếu tố tâm lý khiến khách hàng chốt đơn nhanh
- 10 công việc làm thêm cho sinh viên: An toàn, uy tín và hiệu quả
Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Mình mong muốn nhận được sự đóng góp của các bạn về bài viết này, hãy để lại ý kiến của mình để mình có thể cải thiện hơn.