Bạn đã biết cách chế biến một nồi lẩu Thái chua cay, thơm nồng vị riềng sả, dịu ngọt vị cốt dừa đi kèm với hương vị hải sản và thịt bò đặc trưng chưa? Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu cách nấu lẩu Thái chuẩn vị để chiêu đãi mọi người mỗi dịp họp mặt mà không phải ra ngoài hàng nữa nhé!

cách nấu lẩu thái
Lẩu Thái hải sản chua cay – một món ngon cho bữa tiệc khó bỏ qua (Ảnh: Bếp nhỏ của Mi)

Giá trị dinh dưỡng của lẩu Thái

Một nồi lẩu Thái với đa dạng chủng loại đồ nhúng và mùi vị không chỉ giúp ta có một bữa ăn nóng hổi ngon miệng mà còn chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng bên trong, cụ thể là:

  • Nước hầm xương ống có chứa một hàm lượng các chất khoáng (magie, canxi, phốt pho) và amino axit tốt cho việc phát triển cơ và xương khớp, chống oxy hóa.
  • Các loại hải sản chứa hàm lượng protein cao, các axit béo Omega-3, hàm lượng chất dinh dưỡng tốt, ít béo cho bạn hệ tim mạch khỏe mạnh, đặc biệt tốt cho trẻ em và phụ nữ.
  • Bên cạnh đó, thịt bò rất giàu protein cùng rất nhiều vitamin như B12, B6, khoáng chất kali, magie, sắt,… cung cấp gấp đôi năng lượng so với cá và nhiều loại thịt động vật khác. Ăn nhiều thịt bò giúp bồi bổ sức khỏe và thúc đẩy quá trình hình thành các protein mới cũng như hỗ trợ tích cực cho việc phục hồi cơ thể sau những buổi tập luyện mệt mỏi.
  • Và cuối cùng chất xơ trong rau củ chắc chắn sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình tiêu hóa và giảm lượng cholesterol trong máu đấy.

Nguyên liệu

Phần nước lẩu

Phần đồ nhúng

  • Mực lá: 1 con
  • Tôm sú: 0.5kg
  • Ngao: 0.5kg
  • Thịt bò Mỹ: 1kg
  • Nấm các loại
  • Ngô ngọt, khoai sọ
  • Rau muống, rau cải, xà lách rau thơm các loại (tùy sở thích)

Lưu ý thêm: Nguyên liệu trên đây dùng cho khoảng 5 – 6 người ăn, bạn có thể tăng – giảm tùy số người tham gia bữa ăn nhé.

Với thời gian chuẩn bị và chế biến là 2 giờ đồng hồ, chúng ta cũng nhau học ngay cách nấu lẩu Thái chuẩn vị tại nhà sau đây nhé!

Cách nấu lẩu Thái ngon và chuẩn vị

Chuẩn bị nước dùng

Phần xương ống rửa qua nước lạnh, cho vào nồi nước ngập mặt xương, đun sôi trong 5 phút.

cách làm lẩu thái
Luộc qua xương để loại bỏ cặn bẩn (Ảnh: Bếp nhỏ của Mi)

Sau đó đổ ra rổ, rửa sạch từng miếng xương bằng nước lạnh để loại bỏ hết cặn bẩn và mùi hôi từ xương.

cách làm lẩu thái
Rửa sạch xương bằng nước lạnh (Ảnh: Bếp nhỏ của Mi)

Đổ lại phần xương vào nồi đã rửa sạch. Cho 3 thìa cà phê hạt nêm và 1 thìa cà phê nước mắm vào, xóc đều. Đổ nước ngập mặt thịt khoảng 3 đốt ngón tay rồi đun to lửa để sôi.

Sau khi sôi hạ lửa xuống mức nhỏ nhất, bạn theo dõi và vớt hết phần bọt và cặn nổi ở bề mặt để nước lẩu trong hơn.

Đậy vung hầm trong khoảng 1 – 2 tiếng cho đến khi xương nhừ, tơi ra. (Nếu đun nồi áp suất hầm khoảng 40 phút sau đó tắt bếp để yên nồi trên bếp cho đến khi xả hết áp suất nồi). (Bạn có thể mua nồi áp suất tại đây)

Sơ chế đồ nhúng lẩu

Trong khi chờ xương hầm nhừ, chuẩn bị sơ chế đồ nhúng lẩu như sau:

cách làm lẩu thái
Sơ chế và xếp các loại hải sản ra đĩa (Ảnh: Bếp nhỏ của Mi)
  • Ngao ngâm ớt để nhả hết đất bẩn khoảng 20 phút, sau đó rửa sạch lại, để ráo
  • Mực làm sạch, khứa ô chéo, thái miếng 3cm
  • Tôm bóc vỏ, bỏ phần đầu và rút chỉ, rửa sạch, để ráo
  • Thịt bò mua loại bò ba chỉ Mỹ đã thái sẵn để nhúng lẩu hoặc nếu mua miếng thì rửa sạch, thái miếng mỏng vừa ăn
  • Nấm cắt bỏ phần gốc, ngâm với nước bột sắn hòa tan sau đó rửa sạch
  • Ngô ngọt bổ miếng vừa ăn (dày tầm 5cm)
  • Rau các loại nhặt rửa sạch, để ráo

Sau khi sơ chế sạch, sắp xếp đồ ở trên ra từng đĩa, bày ra bàn.

Chuẩn bị nước lẩu

Khi nước xương hầm đạt yêu cầu, vớt xương để riêng, chuyển nước xương ra nồi lẩu. Cho sả, riềng, dứa, cà chua, nước cốt chanh, lá chanh đã chuẩn bị vào nồi nước lẩu, đun sôi khoảng 5 phút.

cách làm lẩu thái
Đổ các gia vị đã chuẩn bị vào nồi nước xương (Ảnh: Bếp nhỏ của Mi)

Tiếp tục cho 3 thìa cà phê gia vị lẩu thái tom yum hòa tan cùng nước sôi vào. Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn: 3 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê nước cốt dừa, 3 thìa cà phê nước mắm, 3 thìa cà phê hạt nêm, nửa thìa cà phê sa tế.

cách làm lẩu thái
Nêm nếm lại gia vị vừa ăn (Ảnh: Bếp nhỏ của Mi)

Vậy là đã chuẩn bị xong nguyên liệu, giờ chỉ cần bắc bếp đặt ra bàn và chuẩn bị thưởng thức thôi nào.

Cách thưởng thức và trình bày lẩu Thái

Sắp xếp các đồ nhúng lẩu (hải sản, thịt, nấm, rau) ra đĩa và bày xung quanh bếp lẩu. Chờ bếp sôi lần lượt nhúng đồ muốn ăn vào và thưởng thức nhé.

Bạn có thể ăn kèm nước chấm tùy theo khẩu vị. Các loại gia vị chấm thường gặp với lẩu Thái bao gồm:

  • Hỗn hợp bột canh Hải Châu, tiêu, chanh, ớt
  • Nước mắm me
  • Xì dầu ớt

Yêu cầu thành phẩm của món lẩu Thái

Món lẩu Thái chua cay sẽ có màu nước đỏ sậm hơi ánh vàng của gia vị lẩu, cà chua và sa tế, nước dùng trong không bị cặn xương.

cách làm lẩu thái
Sắp xếp và thưởng thức lẩu Thái chua cay thôi (Ảnh: Bếp nhỏ của Mi)

Nước có vị chua thanh của dứa và chanh, vị ngọt của nước hầm xương, vị ngậy của nước cốt dừa, mùi thơm của sả, riềng, lá chanh và vị cay nồng nhưng không gắt.

Một vài mẹo nhỏ khi chế biến và thưởng thức lẩu Thái chua cay

  • Nếu có thể tìm mua được lá chanh Thái thì sẽ đạt được chuẩn vị lẩu Thái truyền thống nhất (có thể tìm tại các shop chuyên cung cấp gia vị thái, gia vị nước ngoài)
  • Tôm nên chọn loại tôm sú to sẽ giúp ngọt nước và thịt không bị bã khi nhúng lẩu
  • Các loại nấm mua trong siêu thị và chợ hiện nay nên ngâm với nước bột sắn hòa tan ít nhất 20 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch, giúp loại bỏ độc tố và làm trắng nấm hơn
  • Nên cho một ít nước cốt dừa sẽ giúp vị lẩu đậm đà hơn, nước dùng sẽ có độ ngọt và ngậy nhất định cũng như làm dịu đi vị cay gắt họng của sa tế
  • Khi bắt đầu ăn, nên cho ngao và ngô vào trước để ngọt nước, sau đó mới bắt đầu nhúng các món khác và thưởng thức.

Một nồi lẩu Thái chua chua cay cay, bốc khói nghi ngút là sự lựa chọn vô cùng hoàn hảo cho đại gia đình quây quần trong những dịp họp mặt mà không cần ra quán xá xa xôi, sợ kém vệ sinh hay chặt chém nữa.

Các bạn có thể tham khảo thêm một số cách nấu lẩu ngon dưới đây:

Chúc các bạn thành công với cách làm lẩu Thái trên đây và nhớ chia sẻ với BlogAnChoi thành phẩm hoàn hảo của mình nhé! Và bạn đừng quên ghé qua BlogAnChoi thường xuyên để biết thêm nhiều món ngon làm phong phú sổ tay học nấu ăn của mình nha.

Xem thêm

6 loại bánh truyền thống ngày tết cùng những ý nghĩa tuyệt vời

Bên cạnh những nét đẹp về phong tục, ngày tết Nguyên đán ở Việt Nam còn có những nét đẹp về ẩm thực, trong đó biểu hiện rõ rệt qua các loại bánh truyền thống. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu về 6 loại bánh đặc sản ngày tết cùng những ý nghĩa sâu xa của nó mà có thể ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận