Chè sầu là món khá phổ biến, không chỉ ngon, mát lạnh cho mùa hè nóng nực mà còn có công dụng làm đẹp da, bồi bổ sức khoẻ. Thật tốt biết mấy nếu biết tự làm chè tại nhà. Sau đây mình sẽ chia sẻ cách làm chè sầu tại gia đơn giản, tiết kiệm mà vẫn đúng bài để các “thánh” nghiện chè dễ dàng hơn nhé.

Chè sầu bà Liên – món ăn vặt khoái khẩu, luôn ghi điểm cao trong mắt du khách và cả những người bản xứ. Chè sầu không còn là điều mới lạ với nhiều người nhưng chè sầu bà Liên lại mang hương vị thật đặc biệt hơn bao giờ hết: ngọt thanh, mát lạnh và ăn rồi đố ai quên.

Thật ra, một tuần trước mình mới đi du lịch bụi ở Đà Nẵng, thưởng thức bao món ngon và ẩm thực bản xứ nơi đây. Có rất rất nhiều những món khoái khẩu được nếm thử như bánh xèo, nem lụi, phở… Nhưng điều làm mình ấn tượng không thể nào quên là cái “ngọt” đặc biệt của chè sầu liên.

Mình đã thưởng thức chè sầu ở nhiều vùng rồi nhưng chưa bao giờ cái bụng nhỏ của mình hôm nay tỏm tem hai bát chè bự chảng như này. Ăn thế mà vẫn chưa đã thèm, cái miệng cứ lép bép mãi thành ra bây giờ muốn ăn thì phải đi Đà Nẵng.

Tình yêu đến từ dạ dày thôi thúc mình lang thang trên mọi phương tiện tìm cho ra phương thức làm món “sầu bà Liên”. Và để tiện cho những ai khoái món này như mình thì mình xin chia sẻ vài bí quyết nhỏ nhé!

che-sau-lien
Chè sầu liên.

I. Nguyên liệu làm chè sầu

  • 1 múi sầu riêng
  • 5 múi mít chín
  • 200g đậu xanh đã bỏ vỏ
  • 200g đường cát
  • 5 quả chôm chôm (hoặc nhãn, vải thiều)
  • 2 quả chuối
  • 50ml nước cốt dừa tươi
  • 200ml sữa tươi có đường
  • 10g thạch rau câu (ưu tiên tự làm sẽ ngon hơn)
  • 30g bột năng

1. Cách chọn sầu riêng ngon

Đã mang tên “chè sầu” thì chè ngon phải ngon từ sầu riêng mà ra. Muốn có một cốc chè ngon thì phải chọn sầu đúng “ con nhà trời chọn quả”. Thoạt nhìn có rất nhiều quầy hàng bán sầu riêng nhưng quả nào cuống mà còn tươi thì mình ưu tiên trước nhé.

Cuống tươi nghĩa là trái mới chín nên vị còn đặc trưng. Chúng ta nên chọn những quả sầu có mùi thơm toả, khi đứng xa đã nghe mùi thơm rồi.

cach-chon-sau-rieng-ngon
cach-chon-sau-rieng-ngon

Chỉ có quả sầu chín tự nhiên hương thơm mới nồng như vậy còn khi quả mà chín ép bằng hoá chất thì ít mùi và có khi còn toả mùi khó chịu cho khứu giác. Chọn phải quả chín ép thì không ngon rồi nhé.

Tiếp theo hãy chọn những quả sầu có gai thưa và mũm, không quá nhọn vì những quả như này là quả chín vừa ăn. Nếu quả đó mà gai chi chít thì đừng mua vì quả này trông còn non. Còn bí quyết cuối cùng mình lụm được của các mẹ đi chợ là vỗ vào quả nếu tiếng phát ra nghe không chắc tai “cong cong” thì không nên mua, chỉ mua những quả vỗ vào “bịch bịch”.

Lại có nhiều bạn hỏi mình rằng vậy sầu đã nứt thì có nên mua không thì giờ mình xin trả lời nhé! Tuỳ thời gian bạn dự trữ là bao lâu, nếu bạn ăn liền thì mua trái nứt cũng được nó sẽ chín đủ còn bạn để lâu thì trái bị nứt là lựa chọn không phù hợp rồi vì để lâu sẽ chín quá gây ủ men và bị chua.

2. Cách chọn mít ngon

Mít thì chọn cũng như sầu thôi bạn nhé sao cho tươi và chín vừa là được. khi đi mua mít chị em chúng mình cần để ý người bổ mít nha. Nếu bổ mít ra mà có nhiều nhựa trắng chảy ra dính lấy dao thì mít còn non không nên mua. Quả mít đã già là khi cắt ra ít nhựa và rất thơm. Nên chọn quả hình bầu dục, không quá tròn, gai thưa và mũm. Trái mít vỗ vào nghe tiếng chắc nịch là lựa chọn tốt nhất rồi.

cach-chon-mit-ngon
cach-chon-mit-ngon

II. Các bước làm chè

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Đối với sầu riêng: Sầu riêng lấy thịt, bỏ hạt, rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn với 100ml sữa tươi.
  • Đối với mít: Quả mít sau khi mua về, bạn bổ làm bốn phần, rồi tách múi, bỏ hạt, giữ lại phần thịt.
  • Chôm chôm: Bỏ vỏ, lấy phần thịt quả.
  • Chuối: Bóc vỏ, cắt thành miếng vừa ăn (bạn có thể cắt thành các hình hoa cho đẹp nhé).
  • Đối với đậu xanh: Đậu xanh chọn loại đã bỏ vỏ, rồi đem ngâm 5 đến 8 tiếng, nếu bạn không có thời gian hoặc không đủ kiên nhẫn thì bạn nên ngâm qua đêm. Để hạt đậu xanh đậm vị hơn, khi ngâm bạn có thể cho thêm một chút muối.
cach-so-che-mit
Cách sơ chế mít và chuối. (Nguồn: Internet)

Lưu ý: Mỗi loại hạt đậu có cách ngâm khác nhau, riêng với đậu xanh phải ngâm khoảng nửa ngày, nếu ngâm dối đậu xanh khi nấu lên sẽ bị sượng.

cach-so-che-đau-lam-che-sau
Bạn nên thêm một chút muối khi ngâm để đậu xanh được đậm vị hơn. (Nguồn: Inetrnet)

Bước 2: Đậu xanh

Tiếp tục học bí quyết cách làm chè sầu bà Liên Đà Nẵng. Đậu xanh sau khi ngâm, bạn vo sạch lại một lần rồi trộn với 100g đường, cho vào xửng hoặc nồi cơm điện nấu chín.

Bước 3: Làm thạch

Muốn học cách nấu chè sầu riêng ngon thì bạn hãy tự làm thạch ở nhà, chứ không nên sử dụng loại thạch đóng hộp bán.

  • Bạn trộn 100g đường với bột thạch, rồi hòa hỗn hợp với 200ml nước lọc, đặt lên bếp đun sôi.
  • Khi nước sôi, bột rau câu sánh lại, thì bạn múc đổ ra khay, rồi cho vài giọt siro màu để tạo màu cho thạch.
  • Sau đó, để vào trong ngăn mát tủ lạnh, đến khi thạch đông lại, thì bỏ ra, cắt thành miếng vừa ăn

Thật ra thì làm thạch cũng không cần cầu kì lắm chỉ cần làm thạch như mình đã làm thường ngày thôi, ai khéo tay thì tạo hình thạch thành nhiều hình dạng hoặc nhiều màu sắc cũng được

thach-nau-che
thach-nau-che

Bước 4: Nấu nước chan chè sầu

Cuối cùng trong cách làm món chè sầu.

  • Bạn hòa tan 30g bột năng với 300ml, khuấy đều đến khi bột tan hết, không còn vón cục.
  • Bạn đổ nước bột năng vào bếp, để lửa liu riu, đun đến khi bột sôi thì nhanh tay cho đậu xanh vào nồi.
  • Sau khi cho đậu xanh vào nồi, bạn tiếp tục cho sữa tươi, nước cốt dừa, rồi đun lại đến khi sôi.
  • Sau đó múc ra thử độ ngọt, nếu muốn ngọt hơn bạn có thể cho thêm đường. Sau khi đường tan thì tắt bếp.
cach-lam-nuoc-chan-che
Nước cốt sau khi hoàn thành.

Thưởng thức chè sầu riêng

Cách làm chè sầu riêng đơn giản đúng không nào. Giờ bạn chỉ cần cho thạch, các loại trái cây đã chuẩn bị vào ly hoặc chén, rồi múc phần thịt sầu riêng lên trên, rồi rưới nước chan vào, thêm chút đá bào. Khi thưởng thức thì trộn đều lên ăn thôi.

Vào những ngày thời tiết nóng nực, một cốc ché mát lạnh sẽ là lựa chọn hoàn hảo không chỉ giúp bạn trị nóng trong người mà còn làm đẹp da.

Bí quyết làm chè sầu bà Liên

Chè sầu bà Liên Đà Nẵng là một món ăn không chỉ nổi tiếng tại Đà Nẵng mà sẽ trứ danh phủ sóng khắp Hà Nội. Bát chè là sự hoà quyện của của các loại thạch mềm gion, các loại trái cây tươi thơm lựng và vị ngọt thanh của sữa, kem tươi tạo nên sự nổi bật không thể phai. Không chỉ vậy, chè sầu ngon còn bởi nước cốt dừa thật mát.

“Đó là cốt dừa có dùng dừa tươi, cộng thêm sữa và kem tươi nên nó ngọt và ngậy. Sầu riêng cho vào chỉ thêm quện mùi. Thạch, hạt thốt nốt cho vào cũng chỉ để cho đa dạng chút thôi nhưng chất lượng các hàng không chênh nhau. Chỉ quan trọng nhất là cốt dừa”, bà Lan (em bà Liên kể)

nuoc-cot-dua
Nước cốt dừa chè Len tạo nên nét đặc trưng của món này.

Chè sầu có màu sắc đẹp đẽ và tươi tắn. Mỗi bát chè có rất nhiều loại thạch: màu xanh, màu trắng đục, đen, cam lại thêm hạt thốt nốt rim và rất nhiều hoa quả như nhãn, mít, sầu riêng. Mang vị đặc trưng khó tả, ai đã trót dại ăn rồi thì khó thoát mê cung của cơn thèm.

Đây là một vài kinh nghiệm của mình chắt lọc được. Quả là đơn giản cho một cốc chè mát lạnh quá giá trị cho mùa hè oi ả này phải không nào. Hãy bắt tay vào làm nhé. Chúc bạn thành công!

Xem thêm

Cách làm bánh bò rễ tre ngon khó cưỡng tại nhà cực đơn giản

Bánh bò rễ tre là món ăn dân dã có từ lâu đời của người miền Tây. Từ những nguyên liệu quen thuộc trong nhà như bột gạo, lá dứa, đường mà kết hợp lại thành một món bánh ngon khó cưỡng, khó có món ăn vặt nào sánh bằng.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận