Bạn có biết rằng trong các trường hợp nói dối thì 51% là chúng ta nói dối bạn bè và 21% là nói với gia đình không? Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu thêm 9 điều thú vị bạn cần biết về những lời nói dối nhé.
1. Trẻ em bắt đầu nói dối từ khi 2 tuổi
Nếu bạn nghĩ rằng trẻ mới tập đi còn quá nhỏ để nói dối thì các nhà nghiên cứu lại đã chứng minh được rằng trẻ em bắt đầu làm điều đó từ khi mới 2 tuổi. Các thí nghiệm khoa học cho thấy những lời nói dối được nói ra bởi:
- 25% trẻ 2 tuổi
- 50% trẻ 3 tuổi
- 80% trẻ 4 tuổi
Tuy nhiên đây là một biểu hiện bình thường bởi nói dối là một phần của việc cải thiện hệ thống nhận thức khi trẻ em phát triển. Bạn chỉ cần cổ vũ sự trung thực ở các bé là được.
2. Đồng tử giãn ra khi nói dối
Một nghiên cứu cho thấy sự giãn nở của đồng tử thực sự có thể báo hiệu sự lừa dối. Hệ thống thần kinh của chúng ta điều chỉnh kích thước đồng tử giãn ra khi cơ thể có nhu cầu làm tăng nhận thức, và những người nói dối thường trải qua nhu cầu này!
3. Không có máy phát hiện nói dối nào thực sự có tác dụng
Nhiều người cho rằng các thí nghiệm polygraph (thí nghiệm đa đồ thị phát hiện nói dối) có độ chính xác lên đến 80% hoặc 90%. Nhưng trên thực tế, Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Hoa Kì hoàn toàn không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về hiệu quả của các bài kiểm tra này.
Điều này chỉ ra rằng kỹ thuật đặt câu hỏi trong các bài kiểm tra nói dối này không đạt được các kết quả lý tưởng như trong phim ảnh hay thể hiện.
4. “Huyết thanh nói thật” không thể ngăn chặn những lời nói dối
“Huyết thanh nói thật” cũng giống như máy phát hiện nói dối vậy, chúng có tác dụng ở một mức độ nào đó khiến trí não chúng ta khó tập trung hơn, từ đó khó tạo ra các lời nói dối hơn.
Nhưng khó hơn không có nghĩa là không thể, và việc xác định xem người dùng huyết thanh có thực sự nói thật hay không là rất khó. Vậy nên hiện nay, tòa án ở phần lớn các quốc gia đều không chấp nhận lời khai lấy được khi nghi phạm sử dụng các loại huyết thanh này.
5. Người nói dối thường mím môi
Việc mím chặt môi có thể là dấu hiệu của việc nói dối. Ngoài ra, những người nói dối thường mỉm cười khi đang mím môi khiến khuôn mặt trông rất gượng gạo hoặc căng thẳng.
6. Một người nói dối trung bình 11 lần một tuần
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng trung bình chúng ta nói dối khoảng 11 lần một tuần. Điều kì lạ là họ còn tìm ra một mối liên hệ cho thấy những người ít nói dối lại khỏe mạnh hơn những người hoàn toàn không nói dối.
7. Người nói dối có thể tin vào lời nói dối của chính họ
Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng nếu một người nói dối quá nhiều lần thì người đó có thể bắt đầu tin rằng đó chính là sự thật.
Việc tự lừa dối bản thân thực sự rất phổ biến vì đây là cách chúng ta thuyết phục người khác và bảo vệ hình ảnh của bản thân.
8. Người hướng ngoại có xu hướng nói dối nhiều hơn
Nói dối là một đặc điểm phổ biến trong xã hội và có thể là một phần trong tính cách của một người nào đó.
Các nhà nghiên cứu nói rằng những người hướng ngoại thông minh và những người có chủ kiến thường có xu hướng nói dối nhiều hơn những người khác. Ngoài ra, trí thông minh cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc này vì nói dối chỉ đơn giản là một cách cải thiện hoạt động của não mà thôi.
9. Mọi người giỏi phát hiện nói dối hơn nếu người nói dối đang đeo khăn che mặt
Khăn che mặt không hề cản trở việc phát hiện sự lừa dối mà nó lại có tác dụng ngược lại! Bạn sẽ dễ nhận ra một người có đang nói dối hay không hơn khi bạn không nhìn thấy toàn bộ khuôn mặt của người đó.
Bạn có thể đọc thêm: