Bệnh viêm đường hô hấp trẻ em hay nhiễm khuẩn hô hấp trẻ em là những bệnh lý mà bất cứ đứa trẻ nào đều có thể gặp phải. Bệnh diễn biến từ nhẹ đến nặng, có thể vài ba ngày sẽ khỏi nhưng cũng có thể gây tử vong. Bố mẹ nên có hiểu biết cơ bản về căn bệnh này để nhận biết, chăm sóc và phòng tránh cho con.

1. Viêm đường hô hấp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Trẻ em là đối tượng hàng đầu hay gặp các bệnh viêm đường hô hấp, đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi. Theo thống kê, nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính là một trong ba nguyên nhân gây tử vong chủ yếu ở trẻ em sống tại các nước đang phát triển.

Ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ em mắc các bệnh hô hấp cũng là một con số rất lớn, trẻ em đến khám bệnh hô hấp luôn chiếm 1/3 hoặc hơn thể ở khoa nhi của các bệnh viện. Theo báo cáo của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, trẻ em đến các viện tuyến đầu đến khám với các triệu chứng viêm đường hô hấp gấp 4.4 lần so với trẻ em mắc các triệu chứng về đường tiêu hóa.

Như vậy, trung bình, một đứa trẻ có thể bị viêm đường hô hấp cấp tính (chưa tính đến các trường hợp viêm hô hấp mãn tính) 3-4 lần/ 1 năm và mỗi lần điều trị sẽ mất từ 5-7 ngày, sau đó là thời gian bổ sung dinh dưỡng để hồi phục tùy theo từng trẻ. Chỉ như vậy thôi cũng đủ để thấy mức độ ảnh hưởng do các bệnh lý viêm đường hô hấp tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Viêm đường hô hấp ở trẻ em
Tỉ lệ trẻ viêm đường hô hấp tăng mạnh mùa lạnh (Nguồn: Internet).

Nhưng không chỉ có vậy, chúng ta cần hiểu đủ rằng, tỉ lệ tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em còn cao. Trên thế giới, tính vào năm 1993, có 4 triệu trẻ em tử vong vì viêm phổi trên tổng số 12 triệu trẻ em xấu số ra đi trong một năm. Riêng ở Việt Nam thì con số này là 1/3. Do tầm quan trọng của vấn đề, cơ quan Y tế của Việt Nam và Thế Giới đều đã đưa ra những chương trình phòng chống bệnh viêm đường hô hấp, tổ chức tiêm vacxin để phòng vi khuẩn tấn công,…

Nói ra vấn đề ở đây không phải để chúng ta sợ hãi, mà chúng ta cần hiểu rằng, chúng ta cần hiểu đúng hiểu đủ về những căn bệnh này, đặc biệt là các bậc phụ huynh cha mẹ, sức khỏe của con nhỏ phụ thuộc rất nhiều vào sự chăm sóc của cha mẹ.

Tìm hiểu thêm các bệnh viêm đường hô hấp hay gặp ở trẻ em:

2. Tại sao trẻ em dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp?

Để hiểu tại sao trẻ em dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp thì chúng ta cần hiểu về giải phẫu và sinh lý các cơ quan thuộc hệ hô hấp của trẻ. Hệ hô hấp của trẻ em bao gồm mũi, họng, khí quản, thanh quản, phế quản, màng phổi, phổi. Từng bộ phận này, trẻ em đều có các đặc điểm khác biệt so với người lớn. “Trẻ em không phải một cơ thể người lớn thu nhỏ, đó là một cơ thể đang phát triển từng ngày”!

  • Trẻ em có hệ miễn dịch kém, trong 12 tháng đầu tiên là thời điểm mà miễn dịch thụ động mẹ truyền cho con giảm dần, hệ miễn dịch của trẻ thì chưa phát triển đủ để chống lại các tác nhân xâm nhập nên trẻ dễ mắc các bệnh do virus, vi khuẩn.
  • Mũi và khoang hầu của trẻ em thường ngắn và nhỏ, khi bị viêm phù nề, nó dễ bị bít tắc làm trẻ khó thở.
  • Hầu họng của tương đối hẹp và ngắn, vì kích thước như vậy nên việc hô hấp của trẻ cũng khó khắn hơn.
  • Từ năm 2 tuổi trở đi, amidan khẩu cái ở trẻ em mới phát triển, ở giai đoạn này, trẻ dễ bị viêm amidan và ảnh hưởng đến các chức năng hô hấp khác.
  • Ở trẻ em lòng thanh khí phế quản nói chung hẹp và tổ chức đàn hồi không nhiều, vòng sụn của trẻ cũng khá mềm, lại thêm nhiều mạch máu nên rất dễ biến dạng, phù nề nếu có tác động nhẹ.
  • Phổi trẻ em có nhiều mạch máu, nhu cầu hô hấp rất lớn để phục vụ chức năng chuyển hóa, tuy nhiên do phổi ít tổ chức đàn hồi, cơ xương lồng ngực chưa phát triển đầy đủ nên trẻ dễ bị xẹp phổi, giãn phế nang, khí phế thũng.
  • Màng phổi của trẻ em có đặc điểm đó là rất mỏng, khi trẻ em hít thở vào sâu rất dễ bị giãn nên nhiều khi trẻ mắc chứng tràn khí, tràn dịch màng phổi.

Nói tóm lại, trẻ em là đối tượng đặc biệt nhạy cảm về vấn đề chăm sóc y tế. Để trẻ được phát triển toàn diện, khỏe mạnh cần có sự quan tâm sát sao của bố mẹ, gia đình và người thân.

đường dẫn khí
Cấu trúc đường dẫn khí (Nguồn: Internet).

3. Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp ở trẻ em

Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp ở trẻ em chủ yếu là do virus, vi khuẩn. Các nhà khoa học đã làm rất nhiều nghiên cứu và thống kê về vấn đề này. Các tác nhân hàng đầu được đưa ra là:

  • Vi khuẩn: Haemophilus ìnluenzae, Streptococus pneumonia, Phế cầu, Liên cầu, Tụ cầu, …
  • Virus: Virus hợp bào hô hấp, Adenovirus, virus cúm, virus á cúm,…
  • Mycoplasma là một trong những tác nhân cũng rất hay gặp hiện nay.

4. Đối tượng trẻ em dễ mắc viêm đường hô hấp phụ huynh cần hết sức chú ý

  • Tuổi: Trẻ em càng nhỏ tuổi thì tần suất và nguy cơ mắc viêm đường hô hấp càng cao, đặc biệt hay gặp ở trẻ em nhỏ hơn 3 tuổi
  • Môi trường: Trẻ sống ở môi trường nhiều bụi, khói thuốc, ẩm thấp sẽ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp
  • Thời tiết: Bệnh thường gặp vào thời điểm thời tiết lạnh hoặc giao mùa, đặc biệt là các tháng 4-5 và 9-10
  • Cơ địa: Trẻ em có cơ địa atopi dị ứng thì sẽ dễ mắc cũng bệnh viêm đường hô hấp hơn bình thường
  • Bệnh tật, dinh dưỡng: Những trẻ đẻ non, mẹ thiếu sữa, trẻ suy dinh dưỡng, tim bẩm sinh,… thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn

5. Dấu hiệu viêm đường hô hấp ở trẻ em

Viêm đường hô hấp ở trẻ em có thể chia làm viêm đường hô hấp cấp tính hoặc mãn tính. Viêm đường hô hấp trên hoặc dưới. Viêm đường hô hấp trên bao gồm các bệnh hay gặp như ho, viêm tai giữa, viêm mũi, viêm VA, viêm amidan,… Viêm đường hô hấp dưới là các bệnh viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, viêm phổi – màng phổi, tuy nhiên bệnh lý viêm đường hô hấp dưới ít gặp trong cộng đồng.

Viêm đường hô hấp ở trẻ em
Dấu hiệu trẻ viêm đường hô hấp (Nguồn: Internet).

Dấu hiệu viêm đường hô hấp cấp tính ở trẻ em

  • Sốt: Trẻ có thể sốt cao hoặc ngây ngấy sốt tùy trường hợp. Mẹ nên có sẵn đo nhiệt độ ở nhà để theo dõi nhiệt độ của bé
  • Ho: Ho có thể là ho khan hoặc ho có đờm, ho có đờm màu xanh vàng do nguyên nhân vi khuẩn, ho có đờm màu trắng trong có thể do virus, ở trẻ nhỏ phản xạ bật đờm khá khó.
  • Chảy nước mũi: Nếu mũi đặc mẹ nên chú ý để thực hiện các biện pháp hút mũi, rửa mũi cho con vì bé không thể hắt mũi ra nên rất khó thở, khó chịu
  • Đau họng khi nuốt khi ăn

Dấu hiệu viêm đường hô hấp mạn tính ở trẻ em

Trẻ viêm đường hô hấp cấp tính mà không được điều trị hoặc đáp ứng không tốt với điều trị sẽ chuyển sang viêm đường hô hấp mãn tính. Các dấu hiệu thường thấy ở trẻ viêm đường hô hấp mạn tính là:

  • Chảy nước mũi một bên hoặc hai bên, nước mũi trắng trong hoặc “thò lò mũi xanh” tùy nguyên nhân
  • Ngạt mũi do phù nề cuốn mũi
  • Rát họng, ho húng hắng
  • Đau, vướng ở cổ họng khi nuốt
  • Nếu trẻ bị viêm xoang thì có triệu chứng đau đầu, đau hốc mắt

Trẻ rất dễ mắc các bệnh tai mũi họng, tìm hiểu thêm “Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ em: Nguyên nhân và cách phòng trị”.

6. Khi nào cần đưa trẻ viêm đường hô hấp đi cấp cứu?

Trẻ viêm đường hô hấp rất nhiều, có trường hợp nặng, có trường hợp nhẹ. Phụ huynh cần ghi nhớ hoặc in ra dán tại nhà để nhận biết các dấu hiệu viêm đường hô hấp nặng ở trẻ cần đi cấp cứu ngay. Việc phản ứng kịp thời của bố mẹ là rất quan trọng và hỗ trợ rất nhiều để con bình phục khỏe mạnh.

  • Trẻ sốt cao, co giật
  • Trẻ ngủ li bì bố mẹ không đánh thức được
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng
  • Trẻ có tiếng thở rít khi ngủ yên
  • Trẻ không uống được nước, trẻ sẽ có thể bị mất nước và rối loạn điện giải nhanh chóng

Tìm hiểu thêm “Xử trí co giật đúng cách và đảm bảo an toàn cho người bệnh”.

7. Hướng dẫn chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp tại nhà

  • Hạ sốt: Bé cần được hạ sốt. Nên cho bé mặc thoáng mát, ăn đồ lỏng dễ tiêu hóa, uống đủ nước. Uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ khi sốt trên 38,5 độ C. Tích cực chường ấm để giúp làm giãn mạch giảm nhiệt.
  • Vệ sinh mũi miệng: Trẻ bị tắc mũi, nghẹt mũi nên ăn không ngon, ngủ không yên. Mẹ hãy dùng nước muối sinh lý 0,9% để nhỏ mũi cho bé làm loãng dịch mũi rồi hãy hút mũi bằng dụng cụ. Nếu cần thiết mẹ hãy rửa mũi cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Vỗ rung cho trẻ để tống đờm ra ngoài. Kỹ thuật này mẹ sẽ được các bác sĩ hướng dẫn nếu cần thiết.

Bác sĩ Nhi hướng dẫn rửa mũi đúng cách cho bé

8. Cách phòng tránh viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ

gia đình khỏe mạnh
Con khỏe cả nhà vui (Nguồn: Internet).

9. Địa chỉ khám viêm đường hô hấp trẻ em uy tín nhất toàn quốc

Địa chỉ khám viêm đường hô hấp trẻ em uy tín ở Hà Nội

1. Bệnh viện Bạch Mai

2. Bệnh viện Nhi Trung Ương

Địa chỉ khám viêm đường hô hấp trẻ em uy tín ở Đà Nẵng

1. Bệnh viện Đà Nẵng

2. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Địa chỉ khám viêm đường hô hấp trẻ em uy tín ở Thành phố Hồ Chí Minh

1. Bệnh viện nhi đồng 1

2. Bệnh viện nhi đồng 2

Một số bài viết về bệnh lý hay gặp ở trẻ em bố mẹ nên biết:

Đừng quên thường xuyên truy cập chuyên mục Sức khỏe của Bloganchoi để cập nhật thêm nhiều tin tức hữu ích bạn nhé!

Xem thêm

Cách chữa nấm da đầu đơn giản và an toàn tại nhà giúp bạn đánh bay phiền toái

Trong số những bệnh lý gây nhiều phiền toái và khó chịu nhất chắc hẳn phải nói đến nấm da đầu. Đây là bệnh không nguy hiểm cho sức khoẻ nhưng lại gây khó chịu rất nhiều trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm sao để giải quyết được tình trạng này? Cùng tìm hiểu nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận