Nếu bạn có nguyện vọng muốn tiếp cận Fashion Marketing và theo đuổi nghề này thì dưới đây là 3 nhóm kiến thức cơ bản để chuẩn bị cho sự nghiệp.

Trong lĩnh vực thời trang, tâm lý và xu hướng tiêu dùng không ngừng thay đổi, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm cách chuyển mình và đáp ứng với khách hàng. Đây là lúc marketing khẳng định vai trò là công cụ truyền tải phong cách và câu chuyện mà thương hiệu xây dựng, khơi gợi sự đồng cảm và nguồn cảm hứng trong mỗi khách hàng, giúp kích cầu, đưa doanh nghiệp thời trang vượt qua khó khăn và dành lấy niềm tin yêu trong lòng khách hàng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu về tính chất của ngành Fashion Marketing, bạn nhé!

Vai trò của marketing trong thời trang

Marketing là những hoạt động xây dựng mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng. Trong thời trang, đây là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi: thương hiệu tạo ra giá trị cho người tiêu dùng (đáp ứng nhu cầu mang mặc và mong muốn xây dựng hình ảnh cá nhân) và nhận lại giá trị từ họ (mua hàng, tạo ra cộng đồng khách hàng gắn bó).

Ngoài việc áp dụng chiến lược phù hợp để kết nối với đúng đối tượng khách hàng, một fashion marketer phải thấu hiểu sản phẩm và thương hiệu, từ đó mang thông điệp chọn lọc và chính xác nhất đến tệp khách hàng mong muốn. Họ cần có sự cân bằng giữa bộ óc kinh doanh nhạy bén và con mắt thẩm mĩ tinh tế.

Kiến thức về Fashion Marketing

Nếu vẫn còn xa lạ, dưới đây là 3 nhóm kiến thức cơ bản để chuẩn bị cho sự nghiệp fashion marketing:

1. Tìm hiểu các phân khúc thị trường thời trang, lịch sử thời trang và phong cách thiết kế của các thương hiệu

Thị trường thời trang được chia ra thành nhiều phân khúc, mỗi phân khúc lại có những đặc tính riêng. Nắm rõ vị trí của thương hiệu, người làm marketing sẽ đề xuất những chiến lược phù hợp, hiệu quả.

Thị trường thời trang được chia ra thành nhiều phân khúc, mỗi phân khúc lại có những đặc tính riêng (Ảnh: Internet)
Thị trường thời trang được chia ra thành nhiều phân khúc, mỗi phân khúc lại có những đặc tính riêng (Ảnh: Internet)

Hơn nữa, fashion marketer cần hiểu về lịch sử và các phong cách thời trang. Thông thường, mỗi thương hiệu, mỗi bộ sưu tập được xây dựng trên một định hướng thiết kế/thẩm mỹ đặc trưng. Tìm hiểu sự ra đời và phát triển, đặc trưng của từng phong cách sẽ giúp bạn hiểu khách hàng, xu hướng thị trường và nhanh chóng nắm bắt tinh thần thiết kế của thương hiệu hay bộ sưu tập mà mình sẽ quảng bá sau này.

2. Làm quen với visual merchandising

Visual merchandising hiểu đơn giản là cách trưng bày sản phẩm tại cửa hàng. Visual merchandising được mệnh danh là “the silent art of selling” (nghệ thuật bán hàng im lặng) bởi nó ảnh hưởng trực tiếp thị giác và tâm lý khách hàng, và có tác động lớn đến quyết định mua hàng.

Visual merchandising hiểu đơn giản là cách trưng bày sản phẩm tại cửa hàng (Ảnh: Internet)
Visual merchandising hiểu đơn giản là cách trưng bày sản phẩm tại cửa hàng (Ảnh: Internet)

Tuy không trực tiếp đảm nhận công việc visual merchandising, người làm marketing vẫn cần lưu tâm đến loại hình nghệ thuật sắp đặt này. Tuỳ vào mặt hàng mà mỗi phương pháp trưng bày sẽ tạo ra một hiệu ứng khác nhau. Chẳng hạn như repetitive merchandising sẽ bày xếp sản phẩm dưới dạng lặp lại theo hàng dọc hoặc ngang, trong khi focal point (hay pyramiding) sẽ tập trung vào một sản phẩm chủ đạo nằm ở trung tâm.

3. Nắm rõ kiến thức về thiết kế và nhiếp ảnh trong thời trang

Đừng nghĩ rằng chỉ có nhiếp ảnh gia và nhà thiết kế mới cần biết chụp hình và phối đồ. Là một người làm marketing thời trang, bạn cần đóng góp ý kiến và đảm bảo hình ảnh, thiết kế phải đúng với tinh thần thương hiệu. Trong thời trang, hình ảnh chính là công cụ truyền tải tinh thần thiết kế hiệu quả nhất. Thông thạo về những kỹ năng sáng tạo này là một lợi thế vượt trội khi bước chân vào lĩnh vực marketing thời trang.

Đừng nghĩ rằng chỉ có nhiếp ảnh gia và nhà thiết kế mới cần biết chụp hình và phối đồ (Ảnh: Internet)
Đừng nghĩ rằng chỉ có nhiếp ảnh gia và nhà thiết kế mới cần biết chụp hình và phối đồ (Ảnh: Internet)

Kiến thức về nhiếp ảnh và thiết kế còn giúp bạn giao tiếp và truyền đạt ý tưởng hiệu quả, giúp quy trình làm việc diễn ra suôn sẻ, tránh gây hiểu nhầm. Đặc biệt, trong nhiếp ảnh, những hiểu biết về góc chụp, tư thế mẫu hay ánh sáng cũng sẽ giúp cuộc trao đổi giữa hai bên rõ ràng và dễ hiểu hơn và cho ra những bộ hình như ý.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin hấp dẫn nhé!

Xem thêm

Chiến dịch “Bền lòng Đẹp chất” của SUNHOUSE: Sự kết hợp giữa thời trang và gia dụng

Liệu chiến dịch thời trang hóa bộ sưu tập lần này của SUNHOUSE có những cách tiếp cận mới lạ gì đáng để các marketer bàn luận? Bạn hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận