Bạn muốn học ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp với những người khiếm thính xung quanh mình? Nhưng bạn không tìm được trường lớp nào dạy bộ môn này? Đừng lo vì đã có rất nhiều ứng dụng tự học ngôn ngữ ký hiệu trên điện thoại Android và iOS giúp bạn có thể thành thạo loại ngôn ngữ đặc biệt này. Hãy cùng khám phá nhé!

Không chỉ là phương tiện giao tiếp với người khiếm thính, ngôn ngữ ký hiệu còn là một trong những hình thức giao tiếp phổ biến nhất của con người. Hiểu biết về các ký hiệu này là một kỹ năng hữu ích, ngay cả đối với những người không dựa vào nó trong cuộc sống hằng ngày.

Tất cả mọi người đều có thể học ngôn ngữ ký hiệu (Ảnh: Internet).
Tất cả mọi người đều có thể học ngôn ngữ ký hiệu (Ảnh: Internet).

Nếu bạn có người thân hoặc bạn bè bị khiếm thính thì rất nên học một ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp với họ. Ngày nay có nhiều nguồn tư liệu dạy cách sử dụng loại ngôn ngữ này, trong đó các ứng dụng trên điện thoại rất tiện lợi để bạn có thể tự học mọi lúc mọi nơi. Dưới đây là các ứng dụng tốt nhất cho Android và iOS, đa số được thiết kế theo hệ thống Ngôn ngữ ký hiệu Mỹ (ASL).

1. The ASL App

Ứng dụng tự học ngôn ngữ ký hiệu The ASL App trên điện thoại (Ảnh: Internet).
Ứng dụng tự học ngôn ngữ ký hiệu The ASL App trên điện thoại (Ảnh: Internet).

Ứng dụng này cung cấp rất nhiều tài liệu trực quan (video diễn tả các từ, các clip ngắn, phim) giúp bạn học ngôn ngữ ký hiệu nhanh chóng và hiệu quả.

Chức năng từ điển có chứa bảng chữ cái và các từ được chia theo nhiều danh mục khác nhau, ví dụ như cảm xúc, màu sắc, con số, hẹn hò, gia đình, hành động, v.v. Mỗi chữ cái và từ được kèm theo một video để người học dễ dàng ghi nhớ.

Ứng dụng tự học ngôn ngữ ký hiệu The ASL App trên điện thoại (Ảnh: Internet).
Ứng dụng tự học ngôn ngữ ký hiệu The ASL App trên điện thoại (Ảnh: Internet).

Ngoài ra còn có phần Articles tập hợp các văn bản, ấn phẩm và các nghiên cứu về ngôn ngữ ký hiệu. Các thông tin hữu ích được cập nhật liên tục trong phần này sẽ giúp người dùng nắm bắt tin tức mới nhất, được hiển thị trên màn hình khởi động của ứng dụng.

2. Hands On ASL

Điểm nổi bật của ứng dụng này là cung cấp các thẻ và câu đố, có tính tương tác cao với nhiều nội dung đa dạng.

Ứng dụng tự học ngôn ngữ ký hiệu Hands On ASL trên điện thoại (Ảnh: Internet).
Ứng dụng tự học ngôn ngữ ký hiệu Hands On ASL trên điện thoại (Ảnh: Internet).

Hầu hết các ứng dụng ASL khác thường được thiết kế theo kiểu danh sách gồm nhiều thứ không có định dạng chung để dễ học. Còn với app này bạn có thể làm bài kiểm tra, sau đó quay lại làm những bài chưa đạt hoặc thử sức với các tấm thẻ.

Trong ứng dụng có phần Movies chứa các đường link đến nhiều phim có phụ đề và giải thích ngôn ngữ ký hiệu, do đó sẽ giúp người dùng hiểu các đoạn hội thoại nhanh hơn.

3. Sign Language Alphabet Ireland

Ứng dụng tự học ngôn ngữ ký hiệu Sign Language Alphabet Ireland trên điện thoại (Ảnh: Internet).
Ứng dụng tự học ngôn ngữ ký hiệu Sign Language Alphabet Ireland trên điện thoại (Ảnh: Internet).

Ứng dụng này được thiết kế theo hệ thống Ngôn ngữ ký hiệu Ireland (ISL) chứ không phải ASL. Bạn sẽ được cung cấp danh sách các con số, chữ cái và nhiều mục chứa các video ngắn quay cảnh những người đang diễn tả ngôn ngữ ký hiệu.

Thiết kế của app tương đối hiện đại, chất lượng video rõ ràng, tải về nhanh chóng và không có quảng cáo. Có thể coi đây là một từ điển bỏ túi dành cho ISL.

4. ASL Dictionary for Baby

Ứng dụng tự học ngôn ngữ ký hiệu ASL Dictionary for Baby trên điện thoại (Ảnh: Internet).
Ứng dụng tự học ngôn ngữ ký hiệu ASL Dictionary for Baby trên điện thoại (Ảnh: Internet).

Ứng dụng này được thiết kế dành cho trẻ em và được kết hợp với ứng dụng giúp phụ huynh kiểm soát con em mình. Bạn có thể tùy chỉnh để trẻ sử dụng thiết bị trong khoảng thời gian theo ý muốn.

Ứng dụng có giao diện theo kiểu chạm và lật trên màn hình, rất đơn giản và trực quan để trẻ em dễ sử dụng. Thư viện của app khá nhỏ vì chỉ tập trung vào trình độ học cơ bản, nhưng hoạt động cũng rất tốt. Ngoài ra không có quảng cáo hoặc các khoản mua trong ứng dụng.

5. ASL American Sign Language

Hiện nay vẫn chưa có công cụ nào để dịch ngôn ngữ ký hiệu trong thời gian thực với độ chính xác cao, nhưng ứng dụng này đã cố gắng hết sức để làm điều đó. Chỉ cần nhập bất kỳ cụm từ nào vào app, bạn sẽ thấy một hình người hiện lên diễn tả từ đó bằng ngôn ngữ ký hiệu.

Ứng dụng tự học ngôn ngữ ký hiệu ASL American Sign Language trên điện thoại (Ảnh: Internet).
Ứng dụng tự học ngôn ngữ ký hiệu ASL American Sign Language trên điện thoại (Ảnh: Internet).

Ứng dụng này chủ yếu dành cho hệ thống Ngôn ngữ ký hiệu Bồ Đào Nha, nhưng cũng hỗ trợ ASL. Bạn có thể chỉnh tua chậm hình ảnh để ghi nhớ và học theo dễ hơn. Đặc biệt ứng dụng cho phép tải từ điển về máy để sử dụng khi không có mạng.

6. Sign ASL

Ứng dụng tự học ngôn ngữ ký hiệu Sign ASL trên điện thoại (Ảnh: Internet).
Ứng dụng tự học ngôn ngữ ký hiệu Sign ASL trên điện thoại (Ảnh: Internet).

Ứng dụng này hoạt động giống như một cuốn từ điển để tìm kiếm, nhưng nếu chấp nhận trả thêm phí thì bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về bảng chữ cái, các từ yêu thích của mình, và có quyền truy cập vào một phần được thiết kế dành riêng cho trẻ em.

Tuy nhiên tính năng đáng để chi tiền nhất của app này là có thể làm chậm video quay người thật diễn tả ngôn ngữ ký hiệu, giảm tốc độ còn 25, 50 hoặc 75% so với ban đầu, như vậy bạn có thể bắt chước theo dễ hơn.

Ứng dụng tự học ngôn ngữ ký hiệu Sign ASL trên điện thoại (Ảnh: Internet).
Ứng dụng tự học ngôn ngữ ký hiệu Sign ASL trên điện thoại (Ảnh: Internet).

Nhưng chỉ cần dùng phiên bản miễn phí cũng giúp bạn dịch các từ sang nhiều hệ thống ngôn ngữ ký hiệu khác nhau, từ Anh đến Thụy Điển hay Ấn Độ.

7. Hand Sign Language Learn ASL

Đây là ứng dụng được thiết kế để giúp người khiếm thính giao tiếp hằng ngày với 2 chế độ khác nhau.

Ứng dụng tự học ngôn ngữ ký hiệu Hand Sign Language Learn ASL trên điện thoại (Ảnh: Internet).
Ứng dụng tự học ngôn ngữ ký hiệu Hand Sign Language Learn ASL trên điện thoại (Ảnh: Internet).

Chế độ “Soundphone” là dịch ngôn ngữ ký hiệu bằng máy, có khả năng nhận biết lời nói của người đối diện và dịch sang hệ thống ngôn ngữ ký hiệu của Nga. Đến lượt mình, người khiếm thính sẽ nhập văn bản vào app và được phát ra bằng giọng nói nhân tạo của máy.

Chế độ “Surdophon-DTs” là giao tiếp video với phiên dịch trực tiếp từ Trung tâm Điều phối. Giao tiếp được thực hiện qua video giữa người dùng và một thông dịch viên chuyên nghiệp được chứng nhận có trình độ.

Chế độ dịch bằng máy có thể giúp người khiếm thính giao tiếp hằng ngày với người thân, khi đi mua hàng, hoặc dùng để dạy học ngôn ngữ ký hiệu, v.v. Còn chế độ dịch trực tiếp qua video rất cần thiết cho các tình huống quan trọng đời thường, chẳng hạn như khi đi khám bệnh, các dịch vụ công, luật sư, v.v.

8. Mimix3D Sign Language

Ứng dụng tự học ngôn ngữ ký hiệu Mimix3D Sign Language trên điện thoại (Ảnh: Internet).
Ứng dụng tự học ngôn ngữ ký hiệu Mimix3D Sign Language trên điện thoại (Ảnh: Internet).

Đây là ứng dụng dạy học ngôn ngữ ký hiệu bắt đầu với những từ, cụm từ và câu đơn giản nhất, sau đó tăng dần độ phức tạp và khối lượng bài học. Có các phương pháp thú vị được sử dụng để mở rộng vốn từ vựng của bạn, chẳng hạn như trò chơi, bài tập tương tác và bài kiểm tra.

Hát bằng ký hiệu là một loại hình sáng tạo đặc biệt, giúp những người khiếm thính có thể truyền tải ý nghĩa và cảm xúc của bài hát đến khán giả. Trong phần Bài hát của ứng dụng có các video và bài học giúp người dùng học cách diễn tả bài hát yêu thích của mình bằng cử chỉ.

9. SignSchool

Đây là một ứng dụng dành cho trẻ em với hình ảnh lớn diễn tả cử chỉ rõ ràng. Kho từ vựng rất đa dạng và hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau, giúp việc học ngôn ngữ ký hiệu trở nên vui vẻ thông qua các văn bản, hình ảnh, video hướng dẫn và các bài học.

Ứng dụng tự học ngôn ngữ ký hiệu SignSchool trên điện thoại (Ảnh: Internet).
Ứng dụng tự học ngôn ngữ ký hiệu SignSchool trên điện thoại (Ảnh: Internet).

Trong quá trình học, bạn có thể sử dụng một bộ bài tập giúp củng cố trình độ của mình:

  • “Alphabet” giúp học bảng chữ cái ký hiệu rất nhanh chóng, trò chơi có tùy chọn phát âm thanh phiên dịch hoặc tắt âm.
  • “Choose a letter” yêu cầu bạn nhanh chóng tìm chữ cái đúng với ký hiệu được đưa ra.
  • “Find a pair” yêu cầu bạn các cặp chữ cái và ký hiệu tương ứng.
  • “Choose a Gesture” yêu cầu bạn chọn ký hiệu đúng với chữ cái được đưa ra.
  • “True or false” nhằm kiểm tra kiến ​​thức đã học được trong các bài trước.

Ngoài ra ứng dụng này còn cung cấp thông tin giúp bạn hiểu sâu hơn về sự phức tạp của ngôn ngữ ký hiệu và tâm lý của người khiếm thính.

10. Sign Language For Beginners

Ứng dụng tự học ngôn ngữ ký hiệu Sign Language For Beginners trên điện thoại (Ảnh: Internet).
Ứng dụng tự học ngôn ngữ ký hiệu Sign Language For Beginners trên điện thoại (Ảnh: Internet).

Đây là nguồn tài liệu tuyệt vời cho những ai muốn học ngôn ngữ ký hiệu của Mỹ. Bạn sẽ được cung cấp các khóa học, sách giáo khoa, từ điển và video miễn phí, cũng như thông tin về lịch sử ngôn ngữ và văn hóa của người khiếm thính.

Khóa học ngôn ngữ ký hiệu trong ứng dụng này bao gồm 33 bài học dựa trên các thẻ, mỗi thẻ thể hiện một chữ cái trong bảng chữ cái. Giao diện trực quan và dễ sử dụng, được minh họa bằng hình ảnh lớn và rõ. Trò chơi trong app không giới hạn độ tuổi.

Trên đây là 10 app dạy ngôn ngữ ký hiệu trên điện thoại để bạn có thể học cách giao tiếp với người khiếm thính. Bạn hãy tải ngay và cho nhận xét về các app dưới phần bình luận nhé!

Mời bạn xem thêm những bài viết liên quan của BlogAnChoi:

Hãy đón xem BlogAnChoi mỗi ngày để nhận được nhiều thông tin thú vị bạn nhé!

Xem thêm

TikTok dự kiến sẽ cho ra mắt dịch vụ âm nhạc của riêng mình cạnh tranh với các ông lớn

Sau khi chiếm lĩnh thị trường video ngắn, TikTok dự kiến sẽ cho ra mắt dịch vụ âm nhạc của riêng mình. Công ty mẹ của TikTok là ByteDance đã nộp đơn đăng ký thương hiệu với Văn phòng Bằng sáng chế và Thương hiệu Mỹ vào tháng 5 cho một dịch vụ mang tên “TikTok Music”. Thông tin ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận