Trái Đất rộng lớn còn rất nhiều loài động vật kỳ lạ mà khoa học chưa thể phát hiện được, thiên nhiên luôn đem đến cho chúng ta những bất ngờ và đầy khám phá thú vị. Hãy cùng BlogAnChoi khám Top 6 loài động vật quý hiếm rất ít khi được thấy trong thế giới động vật nhé!

Chuột túi cây

Chuột túi cây có tên khoa học Dendrolagus. Chúng thích nghi với cuộc sống ở trên cây, sinh sống ở các khu rừng nhiệt đới của New Guinea, Úc, đông bắc Queensland.

Chuột túi cây nha
Chuột túi cây (Ảnh: Internet)

Loài chuột túi này khá là chậm chạm và vụng về khi di chuyển trên mặt đất, bù lại chúng lại khá nhanh nhẹn khi di chuyển trên cây. Cấu tạo cơ thể gồm bàn chân nhỏ và móng sắc nhọn giúp chúng bám chặt vào cây để di chuyển.

Loài chuột túi này khá phàm ăn, có thể ăn được cả một vài loại lá cây có độc tộ, có lẽ vì vậy, hệ thống tiêu hóa của chúng khá chậm chạp. Chuột túi cây có khả năng nhảy xuống đất từ độ cao ​​18 mét mà không hề bị tổn thương.

Hầu hết các loài chuột túi cây nằm trong danh sách các loài đang bị đe dọa bởi mất môi trường sống đang hẹp dần bởi tác động của con người và tình trạng săn bắn trái phép loài động vật này.

Chim cánh cụt đen

Tất cả cánh cụt hoàng đế trưởng thành đều có lưng màu đen xám, bụng trắng tinh. Chúng có một vành cổ điểm xuyết màu vàng và mỏ dưới màu cam đậm. Những chú Chim cánh cụt đen lại rất khác biệt vì toàn thân nó chỉ có một màu đen tuyền.

Sở dĩ chim cánh cụt chỉ có một màu đen bởi vì đó là kết quả của đột biến di truyền hiếm gặp được gọi là “melanism”, hay “hắc hóa”.

Chim cánh cụt đen
Chim cánh cụt đen (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học thì chú chim này sẽ khó sống sót đến tuổi trưởng thành khi mắc đột biến, vì màu trắng ở bụng những chú chim cánh cụt giúp chúng ngụy trang tốt vì cùng màu với tuyết, băng giá ở nơi lạnh giá khiến những loài vật săn mồi như cá voi sát thủ, hải cẩu khó nhận ra chúng.

Gấu túi bạch tạng

Gấu túi là một loài động vật có túi nhìn rất dễ thương, ăn thực vật, sinh sống chủ yếu tại Úc. Gấu túi bạch tạng rất hiếm gặp trong tự nhiên, phải cực kỳ may mắn bạn mới bắt gặp được chúng.

Thông thường, gấu túi chỉ có màu lông xám bạc hay nâu sô-cô-la. Chúng dành phần lớn thời gian chỉ để ăn hoặc ngủ, nhưng khi có người tham quan chúng lại tỏ ra linh hoạt hơn với nhiều hành động dễ thương.

Gấu túi
Gấu túi bạch tạng (Ảnh: Internet)

Một điều thú vị là một gấu túi cái có thể đẻ một con mỗi năm trong vòng 12 năm. Chu kì mang thai là 35 ngày, rất hiếm khi có sinh đôi.

Hươu cao cổ bạch tạng

Chú hươu cao cổ có màu lông bất thường này là do gặp phải một dạng đột biến gien di truyền gọi là “leucism” (“bạch tạng”) khiến động vật mất một số sắc tố, dẫn đến việc chúng sẽ có màu lông, da, vảy chuyển sang màu trắng. Tuy nhiên, mắt của hươu cao cổ bạch tạng vẫn có màu bình thường.

Hươu cao cổ
Hươu cao cổ bạch tạng (Ảnh: Internet)

Các nhà khoa học cho biết màu da rất quan trọng với hươu cao cổ, các đốm và lông sẽ giúp bảo vệ da dưới những tia độc hại của ánh nắng mặt trời và ngụy trang tránh thú dữ. Những chú hươu cao cổ bạch tạng này sẽ khó khăn khi sinh tồn trong tự nhiên hơn so với đồng loại của chúng.

Cá sấu bạch tạng

Loài cá sấu sông Nile (crocodile) trắng được mệnh danh là môt trong những loài hiếm gặp nhất trên thế giới, theo các ghi chép có từ trước, mới có 12 con được nhìn thấy.

Cá sấu
Cá sấu bạch tạng (Ảnh: Internet)

Cá sấu trắng có thể do bạch tạng, hoặc leucistic – một bệnh về gene, làm suy giảm sắc tố trên cơ thể. Ở những cá thể có hiện tượng leucistic thì chúng chỉ có một ít sắc tố ở miệng, chóp đuôi và có mắt màu xanh biếc (thay vì đỏ như ở bạch tạng).

Cũng giống như đa số các loài vậy bị bạch tạng khác, với làn da nhạy cảm của mình cá sấu bạch tạng rất sợ ánh sáng Mặt trời và dễ bị ung thư da nếu phơi nắng, chúng cũng không thể ngụy trang tốt được như đồng loại khác. Vì thế chúng luôn trốn trong bóng tối.

Việc các loài động vật bạch tạng sống sót trong tự nhiên, đặc biệt là cá sấu bạch tạng là cực khó khăn bởi màu da nổi bật khiến chúng dễ bị kẻ thù phát hiện, và chỉ tiếp xúc với ánh Mặt trời chút thôi cũng gây hại cho chúng rồi.

Bởi vậy, hầu như cá sấu bạch tạng ở trong tự nhiên nếu phát hiện sẽ được các nhà khoa học đem về nuôi trong điều kiện lý tưởng để nghiên cứu.

Hải cẩu ruy-băng

Theo các nhà khoa học, Hải Cẩu ruy-băng lúc sinh ra đã có màu trắng, đến 5 tuần tuổi thì các đường sọc xuất hiện như những dải ruy-băng vắt quanh mình và các đường sọc này tiếp tục phát triển cho đến khi chúng 4 tuổi, cũng là thời điểm chúng sẵn sàng giao phối.

Hải cẩu
Hải cẩu ruy-băng (Ảnh: Internet)

Do đặc tính sinh học, hải cẩu ruy-băng chỉ sống ở vùng lạnh giá nên hầu như chúng không bao giờ di cư vào đất liên. Gần đây, do biến đổi khí hậu nên đã có tình trạng loài vật này di cư vào đất liền. Khi mùa đông đến, Hải Cẩu ruy-băng đạt 4 tuổi sẽ bắt đầu giao phối.

Do có bộ lông đẹp và quý hiếm nên hải cẩu ruy-băng thường bị con người săn bắt. Số lượng các cá thể đang ngày càng giảm mạnh. Vì vậy, chúng đã được hiệp hội bảo vệ động vật quốc tế liệt kê vào danh sách động vật quý hiếm cần được bảo tồn.

Các bạn có thể xem thêm các bài viết độc lạ khác:

Các bạn đừng quên nhấn theo dõi BlogAnChoi để cập nhật các tin tức xã hội, tin tức giải trí mới lạ và hấp dẫn nhất bạn nhé!

Xem thêm

Khoai tây đã giúp phương Tây phát triển vượt trội như hiện nay?

Khoai tây là một trong 4 loại lương thực quan trọng nhất đối với nhân loại, bên cạnh gạo, bắp và lúa mì. Nhưng ít ai biết rằng, trong quá khứ, khoai tây đã từng bị cả châu Âu kì thị, gắn cho tên gọi là "trái táo quỷ". Vậy có phải khoai tây đã giúp phương Tây phát ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận