Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc là một trong những thành tựu lâu đời nhất, lớn nhất và nổi tiếng nhất về sự khéo léo của con người. Thế nhưng, vẫn còn một số điều có thể bạn chưa biết về địa danh cổ đại này. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu về 15 sự thật thú vị về Vạn Lý Trường Thành nhé.
- 1. Vạn Lý Trường Thành được xây dựng trong hơn 1800 năm
- 2. Đây không phải là một bức tường mà là một tập hợp của nhiều bức tường
- 3. Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc chứa đựng một thành phần đáng ngạc nhiên
- 4. Xây tường thành là hình phạt dành cho tội phạm
- 5. Gà trống được đưa đến Vạn Lý Trường Thành để an ủi người chết
- 6. Một bài thơ cổ đã tiên đoán việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành
- 7. Vạn Lý Trường Thành vinh danh các nhân vật lịch sử và thần thoại
- 8. Vạn Lý Trường Thành không thực sự ngăn được các đội quân xâm lược
- 9. Trong lịch sử, các nền văn hóa khác yêu thích Vạn Lý Trường Thành hơn Trung Quốc
- 10. Việc nhìn thấy bức tường từ không gian đã bị phóng đại
- 11. Hàng ngàn dặm của bức tường ban đầu đã biến mất
- 12. Nhiều đoạn Vạn Lý Trường Thành đã được tái chế để xây dựng nhà ở dân sự vào những năm 60 và 70 thế kỉ trước
- 13. Một số phần của Vạn Lý Trường Thành có thể biến mất trước năm 2040
- 14. Những phần mới của Vạn Lý Trường Thành vẫn đang được khám phá
- 15. Vạn Lý Trường Thành có nhiều tên gọi trên khắp thế giới
1. Vạn Lý Trường Thành được xây dựng trong hơn 1800 năm
Vạn Lý Trường Thành không phải là công sự đầu tiên được xây dựng trên lãnh thổ Trung Quốc để bảo vệ người dân khỏi quân xâm lược nước ngoài. Từ thế kỷ thứ 8 trước công nguyên, bức tường được dựng lên với mục đích hàng đầu là đẩy lùi các đội quân du mục.
Khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN và lập nên triều đại nhà Tần, ông đã bắt đầu xây dựng bức tường dài tới 5000 km này để bảo vệ lãnh thổ của mình và các triều đại sau đó vẫn tiếp tục công việc này. Mặc dù việc xây dựng được bắt đầu dưới thời nhà Tần, nhưng các đoạn tường thành nổi tiếng mà chúng ta nghĩ đến khi hình dung ra Vạn Lý Trường Thành lại là công trình của triều Minh và được tạo ra từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 17 sau công nguyên.
2. Đây không phải là một bức tường mà là một tập hợp của nhiều bức tường
Có một quan niệm sai lầm mà nhiều người mắc phải là cho rằng Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc là một cấu trúc dài không bị gián đoạn.
Trên thực tế, “bức tường” này là một mạng lưới tường thành dài 20.000 km trải dài qua biên giới phía bắc của Trung Quốc cổ đại.
3. Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc chứa đựng một thành phần đáng ngạc nhiên
Vạn Lý Trường Thành phần lớn được làm từ những vật liệu xây dựng bình thường như đất và đá nhưng thú vị là gạo nếp cũng được đưa vào hỗn hợp vữa nhờ đặc tính kết dính của nó. Các nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng amylopectin của gạo (chất làm cho gạo dính) giúp tạo nên độ cứng và bền của công trình này.
4. Xây tường thành là hình phạt dành cho tội phạm
Việc xây dựng, bảo trì và giám sát Vạn Lý Trường Thành là nhiệm vụ thường xuyên của những người bị kết án có tội dưới triều đại nhà Tần. Để phân biệt những người này với các người dân bình thường khác cũng tham gia vào việc xây dựng, chính quyền đã cạo đầu, bôi đen mặt và trói tay chân của họ bằng xiềng xích. Các tội bị phạt xây tường thành bao gồm từ giết người đến trốn thuế.
Công việc này rất nguy hiểm, có ước tính cho rằng 400.000 công nhân đã thiệt mạng trong khi xây dựng nên kì quan này.
5. Gà trống được đưa đến Vạn Lý Trường Thành để an ủi người chết
Vì có quá nhiều người thiệt mạng trong quá trình xây dựng nên người thân của họ lo rằng linh hồn những linh hồn này sẽ bị mắc kẹt mãi mãi trong Vạn Lý Trường Thành.
Để giải phóng cho linh hồn những người đã khuất tại đây, một người đưa tang sẽ băng qua bức tường khi đang kéo theo một con gà trống. Truyền thống này được cho là sẽ giúp dẫn dắt linh hồn bị mắc kẹt ra khỏi pháo đài.
6. Một bài thơ cổ đã tiên đoán việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành
Một tuyển tập các bài thơ cổ của Trung Quốc được viết từ thế kỷ 11 đến thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên đã dự đoán trước việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành. Thậm chí nó còn mô tả chính xác lí do công trình này được bắt đầu: nỗ lực của một vị vua nhằm chống lại quân xâm lược thông qua việc xây dựng hàng rào phòng thủ.
7. Vạn Lý Trường Thành vinh danh các nhân vật lịch sử và thần thoại
Dọc theo Vạn Lý Trường Thành là các đền thờ của nhiều nhân vật trong lịch sử và thần thoại Trung Quốc. Các miếu thờ được nhiều người biết đến thờ phụng Quan Vũ, một vị tướng sống ở triều Hán vào thế kỷ thứ 3 và Tứ Đại Thiên Vương, các nhân vật xuất hiện rất nhiều trong thần thoại và tôn giáo.
8. Vạn Lý Trường Thành không thực sự ngăn được các đội quân xâm lược
Bất chấp mọi nỗ lực nhằm biến Vạn Lý Trường Thành trở thành thành phần đầu tiên trong hệ thống phòng thủ quân sự của Trung Quốc, nhiều đội quân đã vượt qua được hàng rào này trong lịch sử. Điển hình trong đó là cuộc xâm lược của người Mãn Châu vào thế kỷ 17 đã dẫn đến sự sụp đổ của triều đại nhà Minh.
9. Trong lịch sử, các nền văn hóa khác yêu thích Vạn Lý Trường Thành hơn Trung Quốc
Việc Trung Quốc coi Vạn Lý Trường Thành như một điểm thu hút khách du lịch và là một địa danh nổi tiếng chỉ là hiện tượng mới xuất hiện và nở rộ vào thế kỷ 20 do sự quan tâm của quốc tế.
Lần Trung Quốc lần đầu tiên chú ý đến sức hấp dẫn rộng rãi của bức tường vĩ đại này là vào thế kỷ 19, sau khi nước này mở cửa với các nước châu Á và châu Âu khác. Khách du lịch và thương nhân tới Trung Quốc đã bị mê hoặc bởi Vạn Lý Trường Thành, từ đó giúp khơi dậy sự chú ý của chính người Trung Quốc đối với cấu trúc này.
10. Việc nhìn thấy bức tường từ không gian đã bị phóng đại
Tuyên bố này đã xuất hiện từ hai thế kỷ trước khi loài người thực sự đặt chân vào không gian khi học giả người Anh William Stukeley đã vạch ra ý tưởng này trong cuốn sách ông viết vào năm 1754.
Tuy nhiên, phi hành gia Neil Armstrong lại khẳng định rằng hoàn toàn không thể nhìn thấy Vạn Lý Trường Thành từ mặt trăng. Công trình này chỉ có thể được phát hiện khi phi hành đoàn bay ở quỹ đạo thấp, kèm theo điều kiện ánh sáng mặt trời và thời tiết cực kì tốt.
11. Hàng ngàn dặm của bức tường ban đầu đã biến mất
Các bức tường còn sót lại ngày nay của Vạn Lý Trường Thành kéo dài tới khoảng 21.196 km. Mặc dù kích thước này vẫn rất ấn tượng nhưng nó đã giảm khá nhiều so với chiều dài đạt đỉnh trong triều đại nhà Minh khi hơn 1900 km tường thành đã không còn tồn tại nữa.
12. Nhiều đoạn Vạn Lý Trường Thành đã được tái chế để xây dựng nhà ở dân sự vào những năm 60 và 70 thế kỉ trước
Trong phong trào chính trị xã hội được gọi là Đại cách mạng văn hóa vô sản vào thế kỷ 20, chính phủ Trung Quốc đã gây ra khá nhiều thiệt hại cho Vạn Lý Trường Thành. Mao Trạch Đông và lực lượng hồng vệ binh lúc đó cho rằng bức tường này chẳng khác gì một di tích vô dụng, nó sẽ phục vụ tốt hơn cho xã hội khi trở thành vật liệu xây dựng nhà ở. Vào khoảng giữa năm những năm 1966 và 1976, hàng km tường đã bị dỡ bỏ gạch và được tái sử dụng để xây nhà cho người dân.
13. Một số phần của Vạn Lý Trường Thành có thể biến mất trước năm 2040
Dự đoán về sự tồn tại Vạn Lý Trường Thành ngày càng trở nên tồi tệ trong thế kỷ 21.
Phong hóa tự nhiên và xói mòn do con người gây ra có thể khiến một số phần của bức tường này biến mất trước năm 2040, trong đó các phần ở tỉnh Cam Túc được cho là có nguy cơ đặc biệt đáng lo.
14. Những phần mới của Vạn Lý Trường Thành vẫn đang được khám phá
Có nhiều đoạn Vạn Lý Trường Thành mới chỉ được phát hiện trong những thập kỷ gần đây Trong 10 năm qua, các nhà khảo cổ học đã xác định được một số phần cực bắc của bức tường nằm trong và trên biên giới của Mông Cổ ngày nay.
15. Vạn Lý Trường Thành có nhiều tên gọi trên khắp thế giới
“Bức tường vĩ đại của Trung Quốc” là biệt danh thường được người Mỹ, Vương quốc Anh, Pháp và Đức sử dụng. Trong khi đó, các quốc gia phương Tây khác thích một tên gọi khiêm tốn hơn: “Bức tường Trung Quốc”.
Ở Trung Quốc, bức tường được biết đến với một số biệt danh, trong đó nổi bật nhất là “Vạn Lý Trường Thành” – có nghĩa là “bức tường dài 10.000 lý” (lý là một đơn vị đo lường cổ của Trung Quốc, 1 lý tương đương với khoảng 500m). Hiện tại, người Trung Quốc thường gọi kỳ quan nhân tạo của mình bằng một cái tên đơn giản nhưng phù hợp: “Trường Thành”.
Bạn có thể đọc thêm:
Các bạn có thể cho mình biết ý kiến của mình về bài viết được không? Mình muốn cải thiện hơn nữa đấy.