Vương miện Nhà nước Hoàng gia là một trong những món báu vật quý giá nhất của hoàng gia Anh, có lịch sử lên đến hàng trăm năm và là biểu tượng của quyền lực hoàng tộc. Hôm nay, hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu 11 sự thật về Vương miện Nhà nước Hoàng gia – một trong những món trang sức đắt giá và quyền lực nhất thế giới nhé!

1. Đây là chiếc vương miện được hoàng gia Anh sử dụng nhiều nhất

Vương miện Nhà nước Hoàng gia - món báu vật nổi tiếng của hoàng gia Anh (Ảnh: Internet)
Vương miện Nhà nước Hoàng gia – món báu vật nổi tiếng của hoàng gia Anh (Ảnh: Internet)

Quốc vương có nhiều hơn một vương miện. Chiếc mà Charles III sẽ đội khi đăng quang có tên là Vương miện của Thánh Edward, chỉ được sử dụng cho buổi đăng quang. Charles III sẽ mang một chiếc khác khi rời Tu viện Westminster sau lễ đăng quang. Loại thứ hai, được gọi là vương miện Nhà nước Hoàng gia, cũng là chiếc được đội vào các dịp cấp nhà nước như Lễ khai mạc Quốc hội diễn ra hàng năm.

2. Vương miện Nhà nước Hoàng gia đầu tiên bị mất năm 1216

Vua John đã đánh mất một bộ sưu tập trang sức ban đầu của hoàng gia vào năm 1216 khi đi ngang qua một cửa sông có tên là Wash. Nhiều nỗ lực tìm kiếm đã được thực hiện trong những thế kỷ tiếp theo nhưng cho đến nay vẫn không thành công.

3. Chiếc thìa đăng quang

Chiếc thìa đăng quang được coi là quý giá hơn nhiều món trang sức hoàng gia khác (Ảnh: Internet)
Chiếc thìa đăng quang được coi là quý giá hơn nhiều món trang sức hoàng gia khác (Ảnh: Internet)

Chiếc thìa đăng quang được ước tính rằng đã xuất hiện từ thế kỷ 12. Chiếc thìa sẽ chứa đầy dầu thánh đã được thánh hiến tại thánh địa Giê-ru-sa-lem – loại dầu sẽ được dùng để xức cho quốc vương trong buổi lễ đăng quang.

4. Oliver Cromwell đã phá hủy nhiều vương miện hoàng gia

Oliver Cromwell
Tranh vẽ Oliver Cromwell (Ảnh: Internet)

Sau Nội chiến Anh và việc Charles I bị hành quyết, chế độ quân chủ bị bãi bỏ và Oliver Cromwell trở thành Huân tước bảo hộ của Khối thịnh vượng chung. Cromwell đã ra lệnh phá hủy các vương miện hoàng gia – bao gồm cả vương miện của Henry VIII – rồi nấu chảy hoặc bán các hiện vật lịch sử này.

Chiếc thìa đăng quang vẫn tồn tại vì người đàn ông mua nó đã trả lại sau khi chế độ quân chủ tại Anh được khôi phục vào tháng 5 năm 1660.

5. Phần lớn vương miện hoàng gia hiện tại được tạo ra sau khi khôi phục chế độ quân chủ vào những năm 1660.

Vì chỉ có một số vật phẩm còn tồn tại sau cuộc thanh trừng của Cromwell nên sau khi chế độ quân chủ được khôi phục, một bộ trang sức hoàng gia mới đã được tạo ra. Năm 1660, vua Charles II đã ra lệnh tạo ra một bộ trang sức mới dựa trên những bản gốc đã bị hủy hoại để sử dụng trong lễ đăng quang của ông vào năm sau đó.

Phần lớn các vương miện hoàng gia được sử dụng ngày nay đều được tái tạo vào thời kì này.

6. Những viên ngọc trên Vương miện Scotland đã được cất giấu để đảm bảo an toàn sau khi những viên ngọc của người Anh bị phá hủy.

Số phận của những món trang sức của hoàng gia Anh đã làm dấy lên nỗi sợ hãi của người Scotland. Họ bị ám ảnh rằng các vương miện hoàng gia của đất nước họ sẽ gặp số phận tương tự nên đã giấu chúng ở các địa điểm rải rác trên khắp Scotland cho đến khi chế độ quân chủ Anh được khôi phục.

Nhiều chiếc vương miện hoàng gia của Scotland hiện đang được cất giữ tại lâu đài Edinburgh, nơi chúng vẫn ở sau khi Anh và Scotland hợp nhất thành Vương quốc Liên hiệp Anh vào năm 1707. Những món trang sức hoàng gia này đã bị “thất lạc” trong nhiều thế kỷ cho đến khi Sir Walter Scott phát hiện ra chúng tại lâu đài vào năm 1818.

7. Vương miện Nhà nước Hoàng gia từng bị đánh cắp

Vương miện Nhà nước Hoàng gia bị đánh cắp chỉ một thập kỷ sau khi được tạo ra. Thomas Blood – một kẻ lừa đảo khét tiếng và bị truy nã trong thời kỳ đó – cùng đồng bọn đã lấy được vương miện của Thánh Edward, quyền trượng Sovereign và quả cầu Sovereign trước khi bị bắt.

Nhưng thay vì tống Blood vào tù, vua Charles II lại ân xá cho Blood và thậm chí còn cấp đất ở Ireland cho anh ta.

8. Hai trong số những viên kim cương lớn nhất trên thế giới là một phần của vương miện

Năm 1905, viên kim cương Cullinan nặng 3106 carat – hiện vẫn đang giữ danh hiệu viên kim cương chưa cắt lớn nhất từng được tìm thấy – được khai quật tại Nam Phi và được cắt thành nhiều viên nhỏ hơn.

Trong đó, viên lớn nhất – Cullinan I – được nạm lên quyền trượng Sovereign và viên lớn thứ hai – Cullinan II – được nạm trên Vương miện Nhà nước Hoàng gia.

9. Sự hiện diện của Koh-i-Noor Diamond trong vương miện gây tranh cãi

Koh-i-Noor
Viên kim cương Koh-i-Noor vô giá (Ảnh: Internet)

Viên kim cương nổi tiếng Koh-i-Noor trên vương miện là một viên đá quý gây nhiều tranh cãi. Ban đầu, viên kim cương này thuộc về hoàng gia vương quốc Sikh nhưng sau đó công ty Đông Ấn Anh đã buộc họ phải giao nộp nó trong Chiến tranh Anh-Sikh lần thứ hai. Lord Dalhousie, Toàn quyền Ấn Độ, đã tặng viên kim cương cho người đứng đầu hoàng gia Anh lúc đó là nữ hoàng Victoria.

Trong những thập kỷ gần đây, một số quốc gia đã tuyên bố quyền sở hữu đối với viên kim cương Koh-i-Noor, nhưng chính phủ Anh luôn từ chối trả lại nó.

10. Những viên ngọc của vương miện được giấu trong hộp bánh quy dưới lâu đài Windsor trong Thế chiến II

Chiến tranh thế giới thứ hai, các vụ đánh bom lẫn khả năng Đức Quốc xã xâm lược nước Anh đã khiến mọi người trở nên sáng tạo trong việc giữ an toàn cho các kho báu quốc gia.

Điều này dẫn đến việc những viên đá quý trên Vương miện Nhà nước Hoàng gia đã được che giấu bên trong một hộp bánh quy chôn dưới lâu đài Windsor trong suốt thời gian chiến tranh. Điểm che giấu bất thường đã được tiết lộ trong bộ phim tài liệu The Coronation công chiếu năm 2018.

11. Hình chiếu ảo của Vương miện Nhà nước Hoàng gia xuất hiện trên toàn nước Anh

Những món trang sức hoàng gia (Ảnh: Internet)
Những món trang sức hoàng gia (Ảnh: Internet)

Sau lễ đăng quang, Vương miện Nhà nước Hoàng gia sẽ được trưng bày trước công chúng theo hai cách: hiện diện thực tế tại phòng trưng bày trong tháp Luân Đôn và trình chiếu hình chiếu ảo tại 57 địa điểm trên khắp vương quốc Anh.

Bạn có thể đọc thêm:

Xem thêm

10 sự thật về Geisha Nhật Bản mà nhiều người vẫn nhầm tưởng

Geisha là một trong những nét văn hóa rất nổi tiếng của xứ sở hoa anh đào, được nhiều du khách trên toàn thế giới yêu thích và tò mò muốn tìm hiểu. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu 10 sự thật về Geisha Nhật Bản mà nhiều người vẫn nhầm tưởng nào.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận