Ngành công nghệ tài chính (fintech) có thể hiểu là việc các doanh nghiệp sử dụng công nghệ để cải tiến hoặc tự động hóa các dịch vụ tài chính hay các quy trình công việc liên quan. Fintech phục vụ lợi ích của cả người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực. Từ dịch vụ thanh toán, tín dụng, quản lý đầu tư, đến bảo hiểm.

Vai trò của Fintech

Fintech đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện bằng cách: cung cấp các dịch vụ tài chính với chi phí thấp, mang đến nhiều tiện ích trải nghiệm cho khách hàng, quy mô và mức độ tiếp cận tốt hơn. Nó giúp giảm nguy cơ tiền giả, rửa tiền và quản lý tiền mặt cho các nhà quản lý. Đặc biệt, Financial technology còn có vai trò hỗ trợ các đối tượng yếu thế trong xã hội, đặc biệt là trong các tình huống thiên tai và dịch bệnh.

Fintech với ưu thế về đổi mới sáng tạo và khả năng ứng dụng công nghệ linh hoạt (Ảnh: Internet)
Fintech với ưu thế về đổi mới sáng tạo và khả năng ứng dụng công nghệ linh hoạt (Ảnh: Internet)

Fintech với ưu thế về đổi mới sáng tạo và khả năng ứng dụng công nghệ linh hoạt. Vai trò của Financial technology không chỉ giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp mà còn mở rộng khả năng tiếp cận nguồn tài chính cho nhiều đối tượng khách hàng như:

  • Tiếp cận tức thì: Công nghệ cho phép dịch vụ tài chính đến được mọi người ở bất kỳ nơi đâu.
  • Chi phí thấp không đáng kể: Fintech cung cấp các dịch vụ tài chính hiệu quả hơn, giúp dịch vụ trở nên phù hợp với cả khách hàng có thu nhập thấp. Điều này tạo điều kiện cho nhiều người sử dụng dịch vụ tài chính hơn.
  • Bảo đảm an toàn: Sử dụng Fintech giúp mọi người loại bỏ sự phụ thuộc vào tiền mặt, tạo ra môi trường tài chính an toàn hơn và minh bạch hơn cho cá nhân, doanh nghiệp và cả Chính phủ.

Thị trường Fintech tại Việt Nam hiện nay

Hiện nay, Việt Nam có một số lợi thế quan trọng về cơ sở hạ tầng cho Fintech: Theo Báo cáo của Appota (2021) về thị trường ứng dụng di động, Việt Nam nằm trong top 12 quốc gia có giá thành Internet rẻ nhất trên toàn cầu và đứng thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á về tốc độ internet trên điện thoại di động.

Việt Nam nằm trong top 12 quốc gia có giá Internet rẻ nhất trên toàn cầu và đứng thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á về tốc độ internet trên điện thoại di động (Ảnh: Internet)
Việt Nam nằm trong top 12 quốc gia có giá Internet rẻ nhất trên toàn cầu và đứng thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á về tốc độ internet trên điện thoại di động (Ảnh: Internet)

Theo Bảng xếp hạng trung tâm Fintech toàn cầu năm 2021, điểm Financial technology của Việt Nam xếp hạng thứ 70 trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam đã có 48 công ty Fintech và 48% trong số đó hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến hoặc các giải pháp thanh toán số cho khách hàng.

Về giá trị giao dịch, thị trường Financial technology Việt Nam đã chứng kiến mức tăng đáng kể, từ 4,4 tỷ USD vào năm 2017 lên 12,9 tỷ USD vào năm 2021 (The Iris, 2021). Theo báo cáo của Fintech News Singapore (2021), thanh toán điện tử tại Việt Nam đã tăng 75% với tổng giá trị giao dịch tăng 124% so với cùng kỳ năm 2020. Ví dụ như giá trị thanh toán trên ví điện tử MoMo tăng gần gấp đôi chỉ sau một năm, kể từ tháng 01/2020.

Thách thức của ngành Fintech trong tương lai

Bên cạnh những cơ hội của Financial technology đối với thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam được nhắc đến ở nội dung trên. Việc triển khai Fintech trong việc đạt tới mục tiêu tài chính toàn diện ở Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức:

Việc triển khai Fintech trong việc đạt tới mục tiêu tài chính toàn diện ở Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức (Ảnh: Internet)
Việc triển khai Fintech trong việc đạt tới mục tiêu tài chính toàn diện ở Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức (Ảnh: Internet)

Nhận thức của người dân về Financial technology vẫn còn hạn chế và đối mặt với sự cạnh tranh từ những đối thủ có tiềm năng và nền tảng lớn.

Hạn chế về hành lang pháp lý và sự phát triển chưa đồng đều của hạ tầng công nghệ ở các vùng sâu, vùng xa cũng là những rào cản đối với Fintech.

Sự thuận tiện về cơ sở hạ tầng cho Fintech cũng đồng nghĩa với nhiều rủi ro về an toàn thông tin, do sự phát triển nhanh chóng và việc bỏ ngỏ các vấn đề liên quan đến vận hành và an toàn thông tin.

Thêm vào đó, theo báo cáo khảo sát của Ngân hàng Nhà nước (2021) cho thấy phần lớn các công ty Financial technology tại Việt Nam là các công ty mới thành lập và quy mô nhỏ. Cụ thể, 47% đang trong giai đoạn khởi động kinh doanh chưa đạt điểm hòa vốn, 13% đang trong giai đoạn phát triển mô hình kinh doanh, 9% đã đạt lợi nhuận.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Từ 1.009 lời từ chối nhượng quyền đến “đế chế” gà rán hàng đầu thế giới: KFC và chiến lược marketing mang công thức độc quyền đến hơn 145 quốc gia

Các tín đồ yêu gà rán có lẽ không thể nào bỏ qua những món ăn nóng sốt, thơm ngon từ thương hiệu Kentucky Fried Chicken, hay còn được biết rộng rãi với cái tên KFC. Để có thể tạo dựng một thương hiệu "ai cũng biết" như hiện nay, "cha đẻ" của KFC đã trải qua nhiều gian ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận