Tỏi đen là “thần dược” được nhiều người tìm kiếm hiện nay. Thực phẩm này đã xuất hiện rất lâu ở Hàn Quốc và Nhật Bản, gần đây được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Vậy tỏi đen là gì, công dụng của nó ra sao? Nó có gây tác hại gì không? Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu nha.

Sponsor

Tỏi đen là gì?

Tỏi trắng thông thường sau khi được làm khô và chuyển sang màu đen bằng phản ứng Mailard thì được gọi là tỏi đen. Loại tỏi này được tạo nên bởi quá trình nung nóng với từng mức nhiệt độ khác nhau. Trong sản xuất công nghiệp, quá trình tạo ra tỏi đen không hề dễ dàng mà cần tuân thủ rất nghiêm ngặt về nhiệt độ (khoảng từ 60 đến 100 độ C tùy trường hợp), độ ẩm, thời gian, để đảm bảo các tiêu chuẩn và công dụng.

Hương vị của tỏi đen rất đặc biệt. Chúng có vị ngọt của siro cùng với vị chua của giấm hoặc của quả me. Mùi vị này khá kích thích vị giác và được nhiều người ưa thích. Bạn có thể tìm mua tỏi đen tại đây.

Tỏi đen
Tỏi đen là một loại thần dược. (Nguồn: Internet)

Công dụng của tỏi đen

Giá trị dinh dưỡng mà tỏi đen mang lại rất cao. Các loại dưỡng chất như protein, lipit,… đều ở trạng thái cân bằng và dễ hấp thụ. Đặc biệt, tỏi đen có hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn hẳn tỏi bình thường. Do vậy, tỏi đen có rất nhiều công dụng trong phòng và điều trị các loại bệnh.

Tỏi đen
Tỏi đen có rất nhiều công dụng. (Nguồn: Internet)

1. Tỏi đen giúp giảm cholesterol

Tỏi đen có công dụng giúp giảm cholesterol gấp nhiều lần tỏi tươi nhờ vào hàm lượng lớn S-allycysteine cùng một dẫn xuất của amino acid.

2. Tăng cường hệ miễn dịch

Trong tỏi đen có chứa S-allycysteine làm khả năng hấp thụ và chyển hóa Acilin dễ dàng hơn. Trong khi Acilin lại có khả năng chống nhiễm khuẩn, vi trùng và nấm. Do vậy, tỏi đen sẽ là trợ thủ đắc lực cho hệ miễn dịch.

3. Chống oxy hóa, ngăn ngừa bệnh tật

Các nghiên cứu cho thấy hàm lượng chất chống oxy hóa trong tỏi đen cao hơn nhiều so với tỏi tươi. Chúng làm chậm quá trình oxy hóa trong tỏi đen, kéo dài tuổi thanh xuân, bảo vệ cơ thể. Sử dụng nhiều tỏi đen sẽ giúp phòng tránh được nhiều bệnh về xương khớp, tim mạch, tiêu hóa,…

4. Ngăn ngừa và hỗ trợ chữa bệnh ung thư

Các dịch chiết từ tỏi đen giúp kháng mạnh tế bào khối u, giúp hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả bằng con đường kích thích đáp ứng miễn dịch. Từ đó loại bỏ khả năng di căn của tế bào khối u.

5. Hỗ trợ diều trị đái tháo đường

Tỏi đen có tác dụng giúp giảm đáng kể triglycerid mà còn giúp tăng hàm lượng cholesterol có lợi cho cơ thể gấp nhiều lần so với tỏi thường. Nhờ lợi ích đó, mà chúng có khả năng kiểm soát chứng tăng đường huyết và rối loạn mỡ máu do tiểu đường tuýp 2 gây ra.

Bạn có thể đọc thêm bài viết: 7 triệu chứng bệnh tiểu đường cần lưu ý để chữa trị sớm

6. Giúp giảm huyết áp

Các công trình nghiên cứu gần đây đều chứng minh rằng tỏi đen có tác dụng loại trừ gốc tự do. Với bệnh huyết áp, tác dụng của tỏi được chúng minh qua khả năng oxy hóa và làm giảm nồng độ chất oxy hóa MDA trong huyết tương giúp ổn định huyết áp sau 14 tuần.

Bạn có thể đọc thêm: Nhận biết 6 triệu chứng bệnh cao huyết áp để điều trị sớm

7. Làm hạn chế tăng men gan, giải độc và bảo vệ gan

Tỏi đen chứa Threonine và Methionine – acid amin quan trọng trong cơ thể. Trong đó, Methionine giúp thúc đẩy quá trình hòa tan mỡ trong gan và ngăn ngừa tổn thương gan khỏi ngộ độc tylenol, viêm nhiễm, bảo vệ và giải độc gan.

Bạn nên tìm hiểu thêm: Thanh lọc gan với 7 loại thức uống thiên nhiên dễ pha chế

8. Tỏi đen giúp giảm stress oxy hóa nội bào

Stress oxy hóa có thể gây tổn hại tế bào, gây chết tế bào dẫn tới nhiều bệnh lý khác nhau như về tim mạch và xơ vữa động mạch. Tỏi đen giúp giảm stress oxy hóa nội bào và tránh được các hệ quả khôn lường.

9. Tăng cường trí nhớ

Tỏi đen giúp suy nghĩ trở nên linh hoạt, minh mẫn nhờ việc thúc đẩy hoạt động của vitamin B1. Vitamin C giúp não bộ dễ dàng hấp thụ được chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển khỏe mạnh. Vì vậy, ăn tỏi đen rất rốt cho việc nâng cao suy nghĩ và tập trung tinh thần.

Sponsor

Tác hại của tỏi đen? Những ai không nên dùng tỏi đen?

Hiện nay, do thị hiếu của người dùng, mà nhiều cơ sở sản xuất vì lợi ích cá nhân đã không quan tâm tới sức khỏe khách hàng mà thực hiện quá trình tạo tỏi đen không đúng quy định. Người mua sẽ mua phải loại tỏi tuy giá rẻ nhưng thiếu chất lượng, không đạt yêu cầu gây hại cho sức khỏe người dùng.

Khả năng phòng chữa bệnh phụ thuộc vào hợp chất bên trong tỏi. Không phải tỏi cứ có màu đen thì đấy là tỏi đen chất lượng. Những loại tỏi không có quá trình lên men đảm bảo sẽ không sinh ra được các hoạt chất có lợi cho cơ thể.

Tuy có nhiều tác dụng tốt, nhưng có một vài trường hợp chúng ta không thể dùng được tỏi đen.

  • Với những phụ nữ mang thai, người có tạng nhiệt hoặc nóng sốt không nên dùng tỏi nhiều sẽ gây ra nóng trong làm bệnh thêm nghiêm trọng.
  • Người dị ứng với tỏi nếu cố tình dùng, nhẹ thì gây ngứa, khó chịu, nặng hơn có thể làm tăng huyết áp.
  • Người có bệnh về thận không nên dùng tỏi đen
Tỏi đen gây ngứa ngáy cho người bị dị ứng.
Tỏi đen gây ngứa ngáy cho người bị dị ứng. (Nguồn: Internet)

Sử dụng tỏi đen đúng cách, hiệu quả

1. Tỏi đen ăn trực tiếp

Cách đơn giản nhất mà bạn có thể thực hiện là ăn tỏi đen trực tiếp. Đối với người bình thường nên sử dụng ba củ tỏi đen mỗi người, đối với người già nên sử dụng một đến hai củ. Việc ăn quá nhiều có thể khiến phản tác dụng. Bạn cũng cần chú ý, khi bạn muốn ăn tỏi đen với bất kì gia vị nào cũng nên cẩn thận xem tỏi đen có gây ra tác dụng không tốt nếu chúng sử dụng phối hợp cùng nhau hay không.

2. Tỏi đen ngâm mật ong

Tỏi đen ngâm mật ong còn được coi như một bài thuốc dân gian bởi nó có hiệu quả tốt với những người cảm lạnh, cảm cúm hay đau dạ dày. Ngoài ra, tỏi đen ngâm mật cũng có tác dụng làm đẹp da, chống lão hóa.

Sponsor
  • Cách làm tỏi đen ngâm mật ong: Cách làm tỏi đen ngâm mật ong rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy số lượng tỏi đen mong muốn, bóc bỏ và bỏ vào lọ thủy tinh, đổ mật ong ngập tỏi, chờ khoảng 3 tuần có thể sử dụng được.
  • Cách dùng: Chia đều các bữa ăn trong ngày, mỗi bữa bạn nên dùng 1 củ tỏi đen ngâm và một thìa mật ong.
tỏi đen ngâm mật ong
Tỏi đen ngâm mật ong có công dụng trong việc trị ho (Nguồn: Internet).

3. Tỏi đen ngâm giấm

Tỏi đen ngâm giấm cũng có công dụng rất tốt để giảm ho, đặc biệt với những người ho dai dẳng, lâu ngày, ho mãn tính.

  • Cách làm tỏi đen ngâm giấm: Dùng số lượng tỏi đen tùy ý, bóc sạch vỏ, cắt lát mỏng (để ngậm trong miệng) rồi ngâm trong hũ giấm khoảng 30 ngày có thể sử dụng.
  • Cách dùng: Lấy tỏi đen đã ngâm ngậm trong miệng mỗi ngày khoảng 10 đến 15 phút.

4. Tỏi đen ngâm rượu

Tỏi đen ngâm rượu mang lại rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe người dùng. Cụ thể, tỏi đen ngâm rượu giúp làm giảm mỡ máu, hỗ trợ diệt khuẩn, hỗ trợ cơ thể hấp thu dinh dưỡng và có tác dụng phòng ngừa ung thư.

  • Cách làm tỏi đen ngâm rượu: Nếu bạn ngâm với một lít rượu thì nên sử dụng khoảng 250 gram tỏi đen (đã bóc vỏ). Ngâm tỏi với rượu trắng trong khoảng 10 ngày sẽ dùng được.
  • Cách dùng: Rượu ngâm tỏi đen nên sử dụng sau bữa ăn, dùng theo các bữa trong ngày (2- 3 bữa), mỗi bữa dùng 30ml. Sử dụng nhiều rượu không có lợi cho sức khỏe dù đó là rượu ngâm tỏi đen.
tỏi đen ngâm rượu
Tỏi đen ngâm rượu rất phổ biến (Nguồn: Internet).

Lưu ý khi sử dụng tỏi đen

Tỏi đen có rất nhiều công dụng hữu ích với sức khỏe con người, tuy nhiên, nếu không biết dùng đúng cách thì có thể nó sẽ phản tác dụng. Bạn nhất định phải lưu ý các vấn đề sau đây khi sử dụng tỏi đen:

  • Không nên ăn quá nhiều tỏi đen trong một ngày. Số lượng nên sử dụng là ít hơn 3 củ
  • Thời điểm nên sử dụng tỏi đen ăn trực tiếp là trước bữa ăn sáng, khi bụng rỗng
  • Bà mẹ mang thai và cho con bú cần cẩn trọng khi dùng tỏi đen
  • Bỏ tỏi đen vào ngăn mát tủ lạnh sau khi dùng để bảo quản
  • Nếu mua tỏi đen cần chú về đơn vị sản xuất, hạn sử dụng, tránh sử dụng tỏi đen quá hạn, đã mốc

Cách làm tỏi đen tại nhà

Tỏi đen có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy vậy do giá thành hoặc chất lượng chưa đảm bảo, nên nhiều người vẫn ngại đi mua. Để đảm bảo chất lượng tốt và giá thành phù hợp, bạn có thể lụa chọn phương thưc tự làm tại nhà bằng các bước sau:

Sponsor

Chuẩn bị nguyên liệu

Tỏi đen
Tỏi tươi và bia là những nguyên liệu không thể thiếu trong quá trình làm tỏi đen. (Nguồn: Internet)

Thực hiện

  • Bóc một lớp vỏ bên ngoài củ tỏi để loại bỏ lớp bụi bẩn sau đó dùng kéo cắt bỏ cuống củ tỏi.
  • Cho tỏi vào chậu hoặc bát và ngâm với bia, trộn đều để tỏi ngấm men vi sinh của bia trong khoảng 30 phút.
  • Cứ 10 phút thì lại kiểm tra và đảo 1 lần. Sau đó thì vớt tỏi ra để cho ráo nước.
  • Trải 1 miếng giấy bạc lên sau đó xếp tỏi vào, với 1 kg tỏi bạn có thể chia làm 3 và xếp 3 miếng giấy bạc vào.
  • Sau đó gói kín lại rồi cho vào nồi cơm điện, rồi cắm điện ấn nút giữ ẩm và để 15 ngày.
  • Sau 15 ngày, món tỏi đen sau khi nấu xong sẽ có vỏ ngoài màu nâu, khi bóc ra thì có màu đen.
  • Đem phơi nắng cho tỏi nguội và khô rồi cất vào hộp kín, bảo quản nơi thoáng mát.
Tỏi đen
Sau khi làm xong, vỏ tỏi có màu nâu và nhân tỏi màu đen. (Nguồn: Internet)

Lưu ý

Trong 15 ngày, bạn nên để tỏi ấm, không nên rút điện nồi cơm và thường xuyên kiểm tra nhiều lần. Mỗi lần khoảng 15 phút, không nên quá lâu kẻo làm ảnh hưởng quá trình ủ tỏi.

Bạn có thể tìm kiếm thêm một số thông tin khác về tỏi tại đây:

Những thông tin trên đã phần nào giúp bạn giải đáp thắc mắc “tỏi đen là gì?”. Hãy đọc kĩ và cho chúng tôi biết ý kiến của bạn! Theo dõi BlogAnChoi để biết thêm nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng khác nữa nha.

Sponsor
Xem thêm

5 loại thực phẩm có thể gây hại cho thận của bạn: Nên chú ý!

Thận là bộ phận rất quan trọng trong cơ thể chúng ta khi nó giúp cân bằng chất lỏng và hỗ trợ loại bỏ chất độc ra ngoài. Tuy nhiên, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, có rất nhiều thực phẩm có thể gây hại cho thận. Hãy cùng BlogAnChoi điểm qua 5 loại thực phẩm có thể ...
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn ơi, bài này tuyệt chứ?
Có 2 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(