Tiền sản giật là một bệnh lý nguy hiểm đối với phụ nữ có thai và thai nhi, nếu không được điều trị và theo dõi kịp thời bệnh có thể để lại những biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé.
Tiền sản giật là gì?
Tiền sản giật là biến chứng thai kì diễn ra trong quá trình mang thai, thường xảy ra vào 3 tháng cuối của thai kì và chiếm tỉ lệ 1/20. Tiền sản giật cần được điều trị kịp thời trước khi cơn sản giật xảy ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng cả thai phụ và thai nhi.
Triệu chứng thường gặp
Ban đầu, tiền sản giật thường không triệu chứng. Tuy nhiên có những dấu hiệu xuất hiện sớm có thể phát hiện ra tiền sản giật, bao gồm:
- Tăng huyết áp
- Tăng lượng đạm trong nước tiểu
Thông thường với những triệu chứng trên, sản phụ khó có thể phát hiện được sự hiện diện của dấu hiệu tiền sản giật và chỉ được phát hiện khi có lịch khám thai định kì với bác sĩ. Bên cạnh đó, một số sản phụ có tình trạng tăng huyết áp từ trước nên đôi khi dấu hiệu tăng huyết áp không có ý nghĩa trong chẩn đoán.
Với giai đoạn muộn hơn của tiền sản giật, các dấu hiệu và triệu chứng có thể tăng lên:
- Nhìn mờ, nhạy cảm ánh sáng
- Đau đầu nghiêm trọng
- Khó thở
- Đau bụng trên
- Buồn nôn, nôn mửa
- Giảm chức năng gan
Ngoài ra, phù nề cũng có thể xuất hiện trong giai đoạn tiền sản giật, tuy nhiên phù tay, chân, mặt là những biểu hiện thường gặp khi mang thai nên không được xem là các triệu chứng của tiền sản giật.
Nguyên nhân tiền sản giật
Hiện nay, nguyên nhân xảy ra tiền sản giật vẫn chưa được biết rõ. Phần lớn cho rằng, đây là vấn đề xuất phát từ sự phát triển nhau thai, do mạch máu cung cấp trở nên hẹp hơn thông thường và đáp ứng không đầy đủ với các kích thích nội tiết tố, bên cạnh đó thì lưu lượng máu cũng giảm dần do mạch máu nhỏ lại.
Tuy nhiên, để hiểu rõ nguyên nhân tại sao các mạch máu lại có sự phát triển như vậy thì vẫn chưa tìm ra được nguyên do. Nhưng có một số yếu tố được cho rằng nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình này gồm:
- Tổn thương mạch máu
- Máu nuôi tử cung không đủ
- Vấn đề về hệ miễn dịch
- Yếu tố di truyền
Khi nào cần đi đến gặp bác sĩ
Cần phải đến gặp bác sĩ ngay nếu trong thời gian thai kì của bạn xuất hiện những triệu chứng tiên đoán cho tiền sản giật như: đau đầu, nhìn mờ, đau bụng trên, khó thở,…
Biến chứng tiền sản giật
Biến chứng của tiền sản giật thường xuất hiện khi thai phụ không được điều trị kịp thời và để lại những hậu quả đe doạ tính mạng cả mẹ và bé:
- Suy thận
- Phù phổi
- Tổn thương gan
- Nhau thia bị bóc tách
- Chảy máu do giảm lượng tiểu cầu đáng kể
Làm thế nào để hạn chế những biến chứng xấu nhất của tiền sản giật?
Ở giai đoạn sớm của tiền sản giật thường khó để thai phụ phát hiện. Bên cạnh đó, nhiều phụ nữ thường nghĩ rằng các triệu chứng của tiền sản giật là bình thường trong lúc mang thai hay thai nghén. Tuy nhiên để đảm bảo hạn chế được những biến chứng xấu nhất của tiền sản giật, sản phụ nên tuân thủ lịch khám thai định kì và các chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình mang thai.
Trong trường hợp được chẩn đoán có nguy cơ tiền sản giật, sản phụ sẽ được chỉ định cho sinh sớm hơn ngày dự sinh ban đầu. Vì tiền sản giật có nguy cơ dẫn đến tử vong cho cả mẹ và bé nếu có xuất hiện sản giật, đột quỵ hay co giật. Do đó, theo dõi và kiểm tra đều đặn là cách tốt nhất để đảm bảo sức khoẻ cả mẹ và bé.
Đối tượng nguy cơ tiền sản giật? Yếu tố nguy cơ ?
Tiền sản giật xảy ra từ 6-8% phụ nữ mang thai, thường xảy ra ở lần mang thai đầu hoặc sau khi sinh. Bên cạnh đó, có những yếu tố nguy cơ khiến phụ nữ mang thai dễ xuất hiện tình trạng tiền sản giật như:
- Tiền sử bị tiền sản giật: từ gia đình hoặc bản thân
- Tuổi tác: khi thai phụ mang thai lớn hơn 40 tuổi
- Thừa cân béo phì
- Mang thai lần đầu
- Mang đa thai
- Có các bệnh lý như: tiểu đường, cao huyết áp, bệnh thận,…
- Khoảng thời gian giữa hai lần mang thai: ngắn hơn 2 năm hoặc cách nhau hơn 10 năm dễ dẫn đến tiền sản giật
Điều trị tiền sản giật như thế nào ?
Để có chẩn đoán chính xác nhất về tiền sản giật, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng điển hình. Bên cạnh đó, xét nghiệm máu, kiểm tra protein trong nước tiểu và siêu âm kiểm tra tim thai cũng có thể giúp xác định tiền sản giật chính xác hơn.
Việc sinh sớm sẽ là hướng điều trị tốt nhất cho tiền sản giật. Tuy nhiên trong trường hợp bé còn quá nhỏ, thì phương pháp sinh sớm không phải là phương pháp tốt nhất. Tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của tiền sản giật ở thai phụ mà bác sĩ có thể đưa ra hướng điều trị khác nhau, tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả mẹ và bé.
Hạn chế sự xuất hiện của tiền sản giật cách nào ?
Để phòng ngừa tiền sản giật cho phụ nữ mang thai, chế độ sinh hoạt phù hợp là một trong nhưng phương pháp tốt nhất:
- Thực hiện duy trì khẩu phần ăn dinh dưỡng theo chỉ định của bác sĩ
- Nên có tư thế nằm nghiêng về phía bên trái khi nằm nghỉ tại giường
- Kiểm tra nước tiểu theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Gọi ngay cho bác sĩ nếu tăng hơn 1,4kg trong vòng 24 giờ
- Thông báo cho bác sĩ về những dấu hiệu bất thường và tình trạng sưng nề cơ thể
Danh sách bệnh viện sản phụ khoa uy tín trên toàn quốc
Bệnh viện sản phụ khoa uy tín ở Hà Nội
Bệnh viện Phụ sản Trung ương
- Địa chỉ: Số 43 Tràng Thi, quận Hoàng Kiếm, Hà Nội
- Điện thoại: +84 4 3936 7678
- Website: benhvienphusantrunguong
Bệnh Viện Phụ Sản Hà Nội
- Địa chỉ: Số 929 La Thành, quận Ba Đình, Hà Nội
- Điện thoại:(84-24) 38 341 181
- Website:bvphusanhn
Bệnh viện sản phụ khoa uy tín ở Thành phố Hồ Chí Minh
Bệnh viện Từ Dũ
- Địa chỉ:
- Điện thoại: 19007237 – (028) 5404.2829
- Website: tudu
Bệnh viện Đại học y dược
- Địa chỉ: Đa khoa – 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5,TPHCM
- Điện thoại: (84.8)3855 4269
- Websites: bvdaihoc
Bệnh viện sản phụ khoa uy tín ở Đà Nẵng
- Địa chỉ: 402 Lê Văn Hiến, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
- Điện thoại: 0236.3957 777
- Website: phusannhidanang
Bạn đọc có thể tham khảo một số bài viết về sức khỏe tại đây:
- Đặt vòng tránh thai nội tiết khác biệt gì so với các phương pháp tránh thai thông thường?
- 10 nguyên nhân đau bụng khi mang thai và cách giải quyết an toàn, đúng đắn
- 20 thực phẩm tốt cho bà bầu giúp thai nhi khỏe mạnh (Phần 2)
Hãy tiếp tục theo dõi BlogAnchoi để đọc những bài viết về sức khỏe!