Theo một cuộc khảo sát của Anh, trung bình mỗi người Anh dành hơn 3 giờ/tuần cho việc đi vệ sinh. Trong khi đó thời gian lý tưởng cho việc này được khuyến cáo chỉ nên là khoảng 10 đến 15 phút mỗi ngày. Và nếu bạn đang tự hỏi thời gian của họ trôi qua như thế nào, thì câu trả lời chính là điện thoại di động. Không có gì ngạc nhiên khi 75% người Mỹ thừa nhận đã sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh.

Sau đây là sáu tác hại cực kì nguy hiểm mà bạn nên tự nhắc nhở mình mỗi khi muốn sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh, hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu nhé!

1. Điện thoại có rất nhiều vi trùng

Bề mặt điện thoại là nơi lưu giữ rất nhiều vi khuẩn có hại (Ảnh: Internet).
Bề mặt điện thoại là nơi lưu giữ rất nhiều vi khuẩn có hại (Ảnh: Internet).

Điện thoại có thể truyền vi trùng từ bề mặt của chúng sang vùng kín của bạn khi lau rửa. Chúng cũng có thể nhận lấy vi trùng từ bất kỳ bề mặt nào trong phòng vệ sinh khi bạn đang rửa tay hoặc xả nước.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng điện thoại là một trong các nguyên nhân gây lây lan siêu vi khuẩn MRSA (gây nhiễm trùng kháng thuốc kháng sinh).

2. Bệnh trĩ và các vấn đề khác về hậu môn và trực tràng

Đi vệ sinh quá lâu sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về hậu môn và trực tràng (Ảnh: Internet).
Đi vệ sinh quá lâu sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về hậu môn và trực tràng (Ảnh: Internet).

Theo các bác sĩ, thời gian tiêu chuẩn để ngồi trên bồn cầu là từ 10 đến 15 phút. Nếu bạn ngồi lâu hơn sẽ gây áp lực không cần thiết lên trực tràng và gây ra các bệnh như trĩ và sa trực tràng (trực tràng sa ra ngoài hậu môn, may mắn là dù điều này nghe có vẻ rất đáng sợ, nhưng chỉ cần bạn điều trị thì nó sẽ không gây nguy hiểm).

3. Gây căng thẳng và mất tập trung

Điện thoại không chỉ làm não của bạn ở chế độ căng thẳng mà còn khiến bạn mất tập trung trong các hoạt động hàng ngày. Nếu bạn cần nghỉ ngơi, hãy thử ngồi thiền, đọc sách hoặc tập một vài bài tập nhẹ nhàng để kích hoạt cơ thể và não bộ của mình.

Hãy để cơ thể nghỉ ngơi và tạm rời xa chiếc điện thoại bạn nhé! (Ảnh: Internet).
Hãy để cơ thể nghỉ ngơi và tạm rời xa chiếc điện thoại bạn nhé! (Ảnh: Internet).

4. Điện thoại không phải là cách để giải quyết cảm xúc tiêu cực

Một nghiên cứu được thực hiện năm 2016 đã phát hiện nhiều người có thói quen dùng điện thoại như một công cụ để “đè nén” những cảm xúc tiêu cực trong tâm trí mình. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng cho thấy rằng sinh viên sử dụng điện thoại để giảm bớt sự buồn chán của họ.

Do đó việc sử dụng điện thoại liên tục cũng giống như một cách đối phó tạm thời có thể gây tác động nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần của chúng ta.

Điện thoại chỉ kìm nén tâm trạng tiêu cực nhất thời chứ không thể giải quyết được những vấn đề mà bạn đang gặp phải (Ảnh: Internet).
Điện thoại chỉ kìm nén tâm trạng tiêu cực nhất thời chứ không thể giải quyết được những vấn đề mà bạn đang gặp phải (Ảnh: Internet).

5. Điện thoại khiến bạn lãng phí thời gian

Theo nghiên cứu, mỗi người chúng ta dành trung bình 90 phút/ngày trên điện thoại, tức là khoảng 3,9 năm trong cả đời. Điều này có nghĩa là điện thoại có thể khiến chúng ta mất tập trung vào công việc và các hoạt động hàng ngày.

Nghiện điện thoại khiến bạn lãng phí thời gian quý báu của mình (Ảnh: Internet).
Điện thoại khiến bạn lãng phí thời gian quý báu của mình (Ảnh: Internet).

Theo nghiên cứu này, các nhân viên văn phòng lãng phí khoảng 5 giờ/tuần cho những việc không liên quan đến công việc. Vì thay vì làm việc, nhiều người thừa nhận đã kiểm tra email cá nhân và lướt mạng xã hội vào lúc họ lẽ ra nên làm việc.

6. Dùng điện thoại khi đi vệ sinh góp phần khiến bạn nghiện điện thoại

Một trong 3 triệu chứng chính của chứng nghiện điện thoại là sợ hãi khi rời khỏi nhà mà không có điện thoại. Hai triệu chứng còn lại là nỗi sợ hãi rằng bạn không thể gửi hoặc nhận tin nhắn và ảo giác là bạn đang nhận được thông báo nào đó. Mặc dù nhiều nhà khoa học không sử dụng từ “nghiện”, nhưng có những dấu hiệu cho thấy đây thực sự là điều đang xảy ra.

Điện thoại thực sự có thể khiến bạn bị "nghiện" giống như các chất kích thích vậy (Ảnh: Internet).
Điện thoại thực sự có thể khiến bạn bị “nghiện” giống như các chất kích thích vậy (Ảnh: Internet).

Hầu hết các chứng nghiện đều có liên quan đến chất dẫn truyền thần kinh dopamine. Điện thoại cũng cho chúng ta cảm giác tương tự khi cảm thấy hạnh phúc mỗi khi tương tác với người khác. Những kết quả tiêu cực của việc sử dụng điện thoại quá nhiều bao gồm tự ti, lo lắng và thậm chí trầm cảm.

Bạn thấy đấy, chúng ta không thiếu cách để giải trí mà không cần dùng đến điện thoại, mà nếu cần dùng điện thoại thì cũng còn rất nhiều thời điểm thích hợp và bớt “nặng mùi” hơn cơ mà. Vậy nên, hãy cố gắng đi vệ sinh nhanh lên và đừng lề mề trong đó làm gì nhé!

Mời bạn đón xem những bài viết thú vị về chủ đề Sức khỏe của BlogAnChoi:

Nhớ theo dõi BlogAnChoi thường xuyên để không bỏ lỡ những thông tin bổ ích bạn nhé!

Xem thêm

5 mẹo điều trị bệnh da liễu có thể bạn chưa biết

Bệnh da liễu là những bệnh liên quan đến các bề mặt ngoài của cơ thể như: da đầu, lông, tóc,... Nghe thì có vẻ chỉ ở bên ngoài nhưng nếu chúng ta không cẩn thận điều trị khi mắc bệnh thì nó cũng sẽ để lại những hậu quả khôn lường. Ở bài viết này, BlogAnChoi sẽ cùng ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
7 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
sauluoi

thôi lần sau mang đi vậy :v

Phan Thanh Hoàng Yến

Vì lo sợ điện thoại rớt vào bồn cầu 🙂

Phạm Long Thuyên

ỏ :< mình thì lúc nào cũng giữ thói quen này, chết rùi

roger

cảm ơn bạn vì bài viết chất lương này !!!

mt1803

Bài viết bổ ích. 1 like

thuatthai

Tui sợ điện thoại rớt trong nhà vệ sinh :))

roger

Đúng là dùng điện thoại lúc đi vệ sinh hay mất tập trung thật :v