Cùng BlogAnChoi tìm hiểu 10 sự thật bất ngờ về thế giới quanh ta và ố á vì không thể tin được nào!

Sponsor

1. Sa mạc không phải lúc nào cũng nóng

Có những quan niệm sai lầm mà chúng ta đang tin sái cổ (Ảnh: Internet)
Sa mạc không phải lúc nào cũng nóng (Ảnh: Internet)

Khi nghe thấy từ “sa mạc”, những đụn cát thiêu đốt dưới ánh nắng chói chang có lẽ sẽ hiện ra trong đầu chúng ta ngay lập tức. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là không phải sa mạc nào cũng nóng! Định nghĩa sa mạc thực chất là một khu vực nhận được lượng mưa ít hơn 254 mm mỗi năm, bất kể nhiệt độ của nó như thế nào.

Trên thực tế, sa mạc lớn nhất trên Trái đất là một nơi lạnh lẽo. Với kích thước khổng lồ khoảng 14.2 triệu km vuông, Nam Cực được coi là một sa mạc do lượng mưa cực thấp và thiếu thảm thực vật, chỉ có băng tuyết ở đây với nhiệt độ trung bình dao động từ -10°C trên bờ biển đến -60°C trong đất liền.

Các vùng lạnh khác như Bắc Cực và núi cao, cũng được phân loại là sa mạc do lượng mưa thấp.

2. Kim cương không hiếm như bạn nghĩ

Có những quan niệm sai lầm mà chúng ta đang tin sái cổ (Ảnh: Internet)
Kim cương không hiếm như bạn nghĩ (Ảnh: Internet)

Kim cương thường được coi là loại đá quý hiếm, biểu tượng của sự sang trọng và giàu có. Thế nhưng, chúng không thực sự khan hiếm như chúng ta vẫn tin đâu.

Công ty kim cương De Beers đã củng cố khái niệm kim cương là hiếm và có giá trị cao từ những năm 1930-40. Họ kiểm soát thị trường, điều tiết việc cung cấp kim cương và tạo ra sự khan hiếm hàng hóa. Thậm chí trong những năm 2000, công ty này còn nắm giữ tới 2/3 thị trường kim cương toàn cầu.

Các nhà nghiên cứu của De Beers ước tính rằng nguồn cung kim cương tự nhiên của thế giới sẽ cạn kiệt sau 20-30 năm nữa. Nhưng vấn đề ở đây là sự ra đời của kim cương nhân tạo đã cho thấy rằng chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra những viên đá quý giống hệt kim cương tự nhiên mà không cần khai thác. Vì vậy, mặc dù kim cương không nhiều như các loại đá quý khác nhưng ý tưởng về độ hiếm của chúng lại chỉ là sản phẩm của các chiến thuật tiếp thị đầu thế kỷ 20 mà thôi.

3. Trái cấm không phải là quả táo

Có những quan niệm sai lầm mà chúng ta đang tin sái cổ (Ảnh: Internet)
Trái cấm không phải là quả táo (Ảnh: Internet)

Loại trái mà Eva hái trong Vườn Địa Đàng đã được miêu tả như một quả táo trong vô số bức tranh, bộ phim và câu chuyện. Nó ăn sâu vào tâm trí chúng ta đến mức khó có thể tưởng tượng nó là thứ hoa quả nào khác. Tuy nhiên, đây là điểm đáng chú ý – Kinh Thánh chưa bao giờ xác định cụ thể loại trái cây của Cây Tri Thức mà chỉ chỉ đề cập chung chung là một loại “trái cây”.

Quan niệm sai lầm về quả táo có thể bắt nguồn từ các bản dịch Kinh Thánh bằng tiếng Latin, trong đó từ “malus” được sử dụng có thể có nghĩa cả hai nghĩa là “ác quỷ” và “quả táo”, hai thứ này đã liên kết với nhau theo thời gian. Đến thời Trung cổ, hình ảnh trái cấm là quả táo đã được thiết lập vững chắc mặc dù nó không hề được viết rõ ràng trong Kinh Thánh.

Nhiều học giả đã đề xuất rằng trái cấm thực sự có thể là quả sung, quả nho, quả lựu hoặc một loài khác phổ biến ở “cái nôi của nền văn minh” Trung Đông. Bất chấp những suy đoán này, danh tính thực sự của trái cấm vẫn chưa được biết rõ. Vì vậy, trong khi ngày nay quả táo có thể là biểu tượng của sự cám dỗ và tội lỗi thì trái cấm trong Kinh Thánh vẫn còn là điều bí ẩn.

4. Thời tiết lạnh không phải nguyên nhân thực sự gây cảm lạnh

Có những quan niệm sai lầm mà chúng ta đang tin sái cổ (Ảnh: Internet)
Thời tiết lạnh không phải nguyên nhân thực sự gây cảm lạnh (Ảnh: Internet)

Có một quan niệm sai lầm rất phổ biến khi cho rằng việc ra ngoài trời lạnh hoặc bị ướt có thể khiến bạn bị bệnh. Nhưng trên thực tế, bản thân thời tiết lạnh không thể gây ra các bệnh như cảm lạnh hoặc cúm. Thủ phạm thực sự là virus chứ không phải nhiệt độ thấp.

Virus cảm lạnh lây lan dễ dàng hơn trong điều kiện khô – điều này phổ biến hơn khi thời tiết lạnh. Những virus này lây lan qua việc tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh chứ không phải qua điều kiện môi trường. Mặc dù không khí lạnh có thể khiến bạn chảy nước mũi và có khả năng làm tổn hại đến hệ thống miễn dịch nhưng chính việc tiếp xúc với các loại virus truyền nhiễm mới là nguyên nhân gây ra các bệnh phổ biến trong mùa đông này.

5. Sét có thể đánh xuống cùng một nơi nhiều lần

Có những quan niệm sai lầm mà chúng ta đang tin sái cổ (Ảnh: Internet)
Sét có thể đánh xuống cùng một nơi nhiều lần (Ảnh: Internet)

Sét thường tấn công cùng một điểm nhiều lần, đặc biệt nếu có điều kiện phù hợp.

Sponsor

Sét bị thu hút một cách tự nhiên bởi vật thể cao nhất trong một khu vực và điều này thường trở thành mục tiêu lặp đi lặp lại. Ví dụ, Tòa nhà Empire State bị sét đánh nhiều lần mỗi năm. Các công trình kiến ​​trúc cao tự nhiên và nhân tạo khác như cây cao, núi non, ăng-ten vô tuyến cũng thường trở thành nam châm thu sét.

6. Vạn Lý Trường Thành không thể nhìn thấy được từ ngoài không gian

Có những quan niệm sai lầm mà chúng ta đang tin sái cổ (Ảnh: Internet)
Vạn Lý Trường Thành không thể nhìn thấy được từ ngoài không gian (Ảnh: Internet)

Vạn Lý Trường Thành quá hẹp để có thể nhìn thấy từ vũ trụ, một phi hành gia muốn phát hiện Vạn Lý Trường Thành từ không gian cũng tương tự như việc cố phát hiện một sợi tóc từ cách xa hàng nghìn km vậy.

7. Bướu lạc đà là nơi dự trữ chất béo, không phải nước

Có những quan niệm sai lầm mà chúng ta đang tin sái cổ (Ảnh: Internet)
Bướu lạc đà là nơi dự trữ chất béo (Ảnh: Internet)

Những cái bướu mang tính biểu tượng trên lưng lạc đà thường được cho là chứa đầy nước vì loài vật này nổi tiếng với khả năng chịu đựng điều kiện khắc nghiệt của sa mạc và di chuyển quãng đường dài mà không cần nước. Tuy nhiên, bướu lạc đà không chứa đầy nước mà thực ra là nơi chứa mô mỡ.

Chất béo này được chuyển hóa thành năng lượng khi nguồn thức ăn và nước uống khan hiếm, giúp lạc đà di chuyển quãng đường dài trên sa mạc. Khi một con lạc đà được cung cấp đủ nước, nó có thể uống tới 151 lít nước trong một lần, nhưng lượng nước này được lưu trữ trong máu chứ không phải trong bướu của chúng.

Sponsor

8. Bánh quy may mắn không phải phát minh của Trung Quốc

Có những quan niệm sai lầm mà chúng ta đang tin sái cổ (Ảnh: Internet)
Bánh quy may mắn không phải phát minh của Trung Quốc (Ảnh: Internet)

Nhiều người cho rằng những chiếc bánh quy ngọt ngào, giòn tan với những thông điệp được giấu kín bên trong là một phần tinh túy của ẩm thực Trung Quốc. Thế nhưng, thực ra loại bánh này không phải là một phát minh của Trung Quốc mà có nguồn gốc từ Nhật Bản và San Francisco.

Những chiếc bánh quy như chúng ta biết ngày nay có nguồn gốc từ San Francisco vào đầu thế kỷ 20. Chúng được làm ra bởi Makoto Hagiwara, một người nhập cư Nhật Bản – hẳn là một biến tấu từ loại bánh tương tự ở Nhật Bản vào thế kỷ 19.

9. Mũ giáp của người Viking không có sừng

Có những quan niệm sai lầm mà chúng ta đang tin sái cổ (Ảnh: Internet)
Mũ giáp của người Viking không có sừng (Ảnh: Internet)

Khi hình dung về người Viking, hình ảnh đầu tiên hiện lên trong đầu chúng ta là những chiến binh dũng mãnh đội mũ có sừng phải không nào? Nhưng người Viking thực sự không đội loại mũ đó.

Ý tưởng về việc người Viking đội mũ giáp có sừng phần lớn được truyền bá bởi các tác phẩm nghệ thuật lãng mạn hóa thế kỷ 19, dưới triều đại của nữ hoàng Victoria. Trên thực tế, không có bằng chứng lịch sử nào cho thấy người Viking đội những chiếc mũ giáp như vậy vì việc lái tàu hoặc chiến đấu với những chiếc sừng chắc chắn sẽ không thoải mái gì.

Sponsor

10. Cleopatra là nữ hoàng có gốc Hy Lạp Macedonia

Có những quan niệm sai lầm mà chúng ta đang tin sái cổ (Ảnh: Internet)
Cleopatra là nữ hoàng có gốc Hy Lạp Macedonia (Ảnh: Internet)

Cleopatra, một trong những người phụ nữ nổi tiếng nhất trong lịch sử, thực ra không phải là người Ai Cập. Tổ tiên của bà có thể được truy nguyên từ Macedonia thuộc Hy Lạp.

Cleopatra là một hậu duệ của triều đại Ptolemaic, có nguồn gốc từ Hy Lạp Macedonian. Triều đại này lên nắm quyền ở Ai Cập sau cái chết của Alexander Đại đế. Mặc dù Cleopatra sinh ra ở Ai Cập và là người đầu tiên trong triều đại của bà học tiếng Ai Cập nhưng dòng dõi của bà lại không có nguồn gốc ở đất nước này.

Nói tóm lại, mặc dù có vị trí quan trọng trong lịch sử Ai Cập nhưng Cleopatra không phải là người gốc Ai Cập, bà là người Macedonia gốc Hy Lạp và chỉ cai trị đất nước Ai Cập mà thôi.

Bạn có thể đọc thêm:

Sponsor
Xem thêm

Sai Lầm Tỉ Lệ Cơ Sở (Base Rate Fallacy) là gì? Tại sao chúng ta hay quyết định sai?

Khi bạn đứng trong trường hợp sau: "100 người đàn ông đi xe sang thì có tới 70% người là giàu có. Anh ta đang lái một chiếc xe sang. Vậy anh ta có giàu có không?" — Bạn sẽ nghiên về câu trả lời là "có" mà bỏ quên một sự thực quan trọng: Bao nhiêu người trong ...
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn ơi, bài này tuyệt chứ?
Có 1 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 BÌNH LUẬN

  1. Các bạn có thể giúp mình trở nên tốt hơn bằng cách để lại ý kiến của bạn về bài viết ở phần bình luận.

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(