Sau câu chuyện tình lãng mạn thời Regency – Bridgerton – thành công rực rỡ, Netflix đã cho ra mắt phần phim tiền truyện Queen Charlotte: A Bridgerton Story với nhân vật chính là vị hoàng hậu da màu. Có thể bạn không biết, nhưng câu chuyện thực sự về Charlotte cũng hấp dẫn không kém gì bộ phim này. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu nào!

Charlotte xứ Mecklenburg-Strelitz là công chúa người Đức, bà trở thành hoàng hậu của vương quốc Anh sau khi kết hôn với vua George III vào năm 1761. Bà trị vì đất nước cho đến khi qua đời vào năm 1818 ở tuổi 74. Câu chuyện về hoàng hậu Charlotte, cả trên Netflix và trong sách lịch sử, đều bắt đầu ở thị trấn nhỏ ven hồ Mirow ở Đức vào thế kỷ 18.

Hoàng hậu Charlotte (Ảnh: Internet)
Hoàng hậu Charlotte (Ảnh: Internet)

Cặp đôi hoàng gia

Charlotte sinh vào năm 1744, là con gái út trong một gia đình hoàng gia đông con. Cha bà, người cai trị công quốc Mirow, qua đời khi bà vẫn còn nhỏ và được anh trai mình nuôi lớn. Anh bà cũng là người đã sắp xếp cuộc hôn nhân của Charlotte với George III khi công chúa mới 17 tuổi.

Charlotte và George kết hôn ở London chỉ vài giờ sau lần gặp đầu tiên. Một năm sau, bà sinh con trai đầu lòng của họ, người sẽ trở thành vua George IV tương lai. Vị hoàng hậu gốc Đức đã mang thai tới tận 14 lần trong cả cuộc đời, và điều kì diệu là tất cả con họ – ngoại trừ hai đứa con trai út, cặp song sinh Octavius ​​​​và Alfred qua đời khi mới chập chững biết đi – đều sống sót đến tuổi trưởng thành.

Hoàng hậu Charlotte (Ảnh: Internet)
Hoàng hậu Charlotte (Ảnh: Internet)

Cặp đôi hoàng gia có chung tình yêu với âm nhạc, họ tham dự nhiều buổi hòa nhạc và thậm chí còn chơi nhạc cùng nhau (hoàng hậu đã rời nước Đức với hai cây đàn harpsichord – loại đàn tiền thân của piano). Bà còn mời Wolfgang Amadeus Mozart – thần đồng âm nhạc lúc đó mới 8 tuổi – đến Anh lưu trú một năm. Trong thời gian đó, Mozart đã dành tặng một số bản sonata cho bà.

Các nhà sử học tin rằng Charlotte và George đã có một cuộc hôn nhân hạnh phúc trong nhiều năm nhưng mối quan hệ của họ trở nên rạn nứt khi sức khỏe của nhà vua ngày càng xấu đi.

Vua George “điên”

Hồ sơ y tế cho thấy George bị bệnh trong phần lớn cuộc đời. Ông bị mắc bệnh trầm cảm chỉ 4 năm sau cuộc hôn nhân với hoàng hậu Charlotte nhưng phải đến năm 1788, tình hình của gia đình ông mới trở nên không thể giải quyết được.

Trong cơn bệnh kéo dài, nhà vua được chuyển từ lâu đài của gia đình ở Windsor đến dinh thự của họ ở Kew, nơi ông bị cách ly với vợ con khi các bác sĩ cố gắng kiểm soát cơn hưng cảm của ông. Khi tình hình này kéo dài, hoàng hậuCharlotte bắt đầu tránh mặt chồng mình hoàn toàn và ngày càng rời xa khỏi cuộc sống cung đình.

Hoàng hậu Charlotte (Ảnh: Internet)
Hoàng hậu Charlotte (Ảnh: Internet)

Có một số tranh luận về bệnh tình của vua George. Một giả thuyết cho rằng George mắc chứng rối loạn lưỡng cực, một căn bệnh tâm thần đặc trưng bởi mức độ trầm cảm và hưng cảm cao, điều này giải thích cho hành vi có vẻ thất thường của ông.

Năm 1969, bác sĩ tâm thần Ida Macalpine và Richard Hunter đã xuất bản một cuốn sách cho thấy nhà vua thực sự mắc chứng rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp tính, một tình trạng hiếm gặp liên quan đến sự tích tụ các sắc tố tự nhiên được sử dụng để tạo ra protein trong máu. Các triệu chứng của bệnh bao gồm các cơn đau, vấn đề về hô hấp, co giật, lo lắng và ảo giác. Tuy nhiên, các nhà phê bình khác lại cho rằng có quá ít những bằng chứng khách quan và nghiêm cẩn để chứng minh giả thuyết này.

“Rõ ràng là người châu Phi”

Bản thân Charlotte đã trở thành chủ đề tranh luận lịch sử vào năm 1997 khi nhà sử học châu Phi Mario de Valdes y Cocom trình bày giả thuyết hoàng hậu xuất thân từ “một nhánh da đen của hoàng gia Bồ Đào Nha”. Ông lập luận rằng Charlotte là con lai hai chủng tộc và con cháu của bà cũng vậy, bao gồm cả nữ hoàng Victoria và nữ hoàng Elizabeth II.

Valdes y Cocom lập luận rằng những đặc điểm “châu Phi rõ ràng” của Charlotte thể hiện rõ trong các bức chân dung của bà đồng thời chỉ ra một khẩu hiệu được lưu truyền ở Mỹ – quốc gia giành được độc lập dưới thời cai trị của George: “Nữ hoàng Anh là một phụ nữ da đen”.

Hoàng hậu Charlotte (Ảnh: Internet)
Hoàng hậu Charlotte (Ảnh: Internet)

Netflix và Rhimes đã hồi sinh lý thuyết này vào năm 2020 với Bridgerton khi miêu tả hoàng hậu Charlotte là một phụ nữ da đen ngay từ đầu phim. Loạt phim sequel về bà cũng có tình tiết mọi người thảo luận sôi nổi về dòng máu “Moor” – có nghĩa là người châu Phi tại Morocco – của bà chỉ vài giờ trước đám cưới với vua George.

Bạn có thể đọc thêm:

Xem thêm

15 bí ẩn lớn nhất lịch sử vẫn chưa được giải đáp

Về bản chất, những bí ẩn lịch sử rất khó giải đáp vì các nhân chứng thường đã chết từ lâu và bằng chứng quan trọng đã bị thất lạc theo thời gian. Đôi khi toàn bộ nền văn hóa đã biến mất, không để lại tài liệu nào giải thích những thành tựu đáng chú ý nhất của ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận