GenZ là một thế hệ tham vọng; luôn ấp ủ những giấc mơ lớn và cũng thích được trải nghiệm những hoạt động vui chơi, giải trí chất lượng, đáng đồng tiền. Để có thể chạm đến một cuộc sống như vậy mà không lo bị “viêm màng túi”, GenZ đã không ngừng học và thực hành việc quản lý tài chính cá nhân.

Theo một báo cáo được YouNet Media công bố trong vài năm gần đây, nhiều bạn trẻ GenZ đã bắt đầu quan tâm đến tài chính cá nhân. Báo cáo hé mở tư duy tài chính và sở thích chi tiêu của GenZ. Từ những dữ liệu đó, BlogAnChoi xin được gợi ý 5 tips quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, phù hợp cho GenZ.

1. Hiểu rõ sở thích chi tiêu của bản thân

Thế giới hiện đại tạo ra nhiều cơ hội giúp GenZ gia tăng thu nhập, vì vậy các bạn trẻ vô cùng phóng khoáng và “chịu chi” cho hoạt động mua sắm và vui chơi. Đặc biệt, bên cạnh “hội con nhà giàu”, nhiều bạn trẻ rất thích “diện” hàng hiệu để khẳng định mình và gây ấn tượng trước người khác, dù điều đó có thể vượt quá xa thu nhập của họ.

Ngoài việc mua sắm quần áo, phụ kiện thời trang, GenZ cũng quan tâm đến những món đồ công nghệ, du lịch hay các hoạt động giải trí khác như tham dự concert của thần tượng. Do đó, để chi tiêu cho nhu cầu cá nhân đắt đỏ như vậy, GenZ cần lên kế hoạch quản lý chi tiêu cá nhân rõ ràng.

Tùy thuộc vào thu nhập, lối sống mà mỗi người có cách quản lý tài chính cá nhân khác nhau. Nhưng bất kỳ ai cũng nên cân nhắc kỹ trước khi “móc hầu bao” cho những sở thích khác và chỉ tập trung vào một số nhu cầu cần thiết. Mặt khác, bạn hoàn toàn có thể ước lượng số tiền tích lũy được, kể từ lúc bắt đầu đến thời điểm thích hợp để mua sắm những món đồ hiệu, thiết bị công nghệ hay đặt vé xem concert.

Cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả của GenZ đầu tư hiệu quả quản lý chi tiêu cá nhân quản lý tài chính cá nhân Tài chính tài chính cá nhân thông minh

2. Lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân

Để có kế hoạch chỉnh chu, GenZ có thể tham khảo và áp dụng một trong những phương pháp quản lý tài chính cá nhân phổ biến nhất hiện nay là nguyên tắc 50/20/30, tương ứng với 50%, 20%, 30% thu nhập sau thuế. Khoảng 50% phục vụ cho sinh hoạt hàng tháng, bao gồm chi phí ăn ở, đi lại, 20% được dùng cho mục đích đầu tư, 30% còn lại là để chi tiêu cho sở thích cá nhân.

Những con số này giúp GenZ khoanh vùng phạm vi chi tiêu, tránh “vung tay quá trán”. Đây được xem là một kế hoạch trực quan, giúp các bạn trẻ đạt được mục tiêu tài chính mơ ước theo cách đơn giản nhất. Vì vậy, dù 30% thu nhập có thể chưa đủ để thỏa sức vui chơi, nhưng bạn cũng đừng phá vỡ quy tắc; sử dụng số tiền còn lại sai mục đích nhé!

Nếu bạn cần chi tiêu cho một sở thích nào đó nhiều hơn bình thường thì BlogAnChoi có một đề xuất. Hãy thử tìm kiếm các công việc thời vụ dành cho freelancer, phù hợp với kỹ năng của mình mà không ảnh hưởng đến lịch trình học tập và làm việc nhé!

Cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả của GenZ đầu tư hiệu quả quản lý chi tiêu cá nhân quản lý tài chính cá nhân Tài chính tài chính cá nhân thông minh

3. Sử dụng thẻ tín dụng thông minh

Kế hoạch tài chính cá nhân có vai trò vô cùng quan trọng, giúp GenZ tránh chi tiêu vượt quá thu nhập, hay thậm chí là vỡ nợ tín dụng. Nhiều bạn trẻ đã phớt lờ quy định của ngân hàng về lãi suất, phí phạt trước khi mở thẻ tín dụng để rồi rơi vào hoàn cảnh đó mới xem lại hợp đồng. Chỉ khi các bạn không sử dụng quá 50% khả năng chi trả, điểm tín dụng mới được duy trì ở mức an toàn.

Ví dụ, nếu hạn mức tín dụng của bạn là 10 triệu đồng thì bạn nên sử dụng tối đa là 5 triệu đồng từ thẻ tín dụng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần biết công thức đánh giá nợ tín dụng đơn giản sau đây. Nếu lấy tổng tiền nợ hàng tháng (bao gồm các khoản vay thế chấp nếu có) chia cho thu nhập ròng hàng tháng mà kết quả vượt quá 39% thì bạn đang trong tình trạng nguy hiểm.

Sự thật là, bất kỳ ai cũng có thể quản lý tài chính cá nhân hiệu quả bằng cách kết hợp việc lên kế hoạch, áp dụng các nguyên tắc khoa học về tài chính và sử dụng ứng dụng quản lý tiền. Vì vậy, GenZ đừng để mất kiểm soát đến mức nợ nần, bởi hồ sơ nợ của các bạn có thể bị nhiều công ty tuyển dụng chú ý.

Cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả của GenZ đầu tư hiệu quả quản lý chi tiêu cá nhân quản lý tài chính cá nhân Tài chính tài chính cá nhân thông minh

4. Dự trù cho những trường hợp xấu

Khi đại dịch Covid-19 xảy ra, cuộc sống của các bạn trẻ GenZ bị xáo trộn không ít. Điều đó nhắc nhở GenZ về những biến động có thể xảy ra, ảnh hưởng đến “hầu bao” của mỗi người. Vì vậy, bất kỳ ai cũng nên có một khoản tiền hoặc tài sản dự phòng trong những trường hợp như vậy, trích từ 20% thu nhập.

Thực tế, nhiều bạn trẻ mua vàng để tích lũy vì cho rằng vàng có khả năng sinh lời còn lớn hơn tiền gửi tiết kiệm và dĩ nhiên nguồn tiền bất động càng không thể làm được điều đó. Nếu bạn không may gặp phải những vấn đề nghiêm trọng cần phải chi tiêu nhiều thì vàng có thể là kênh đầu tư đúng đắn, là “cứu cánh” cho bạn.

Ngoài ra, GenZ cũng cần biết nắm bắt cơ hội. Sau ngày Thần tài mỗi năm, giá vàng thường giảm nên đây là thời điểm lý tưởng để mua vàng. Đặc biệt, trong năm 2021, giá vàng giảm mạnh, gần 1 triệu đồng/lượng, khiến nhiều người không khỏi tiếc nuối khi không nắm bắt được thời cơ.

Cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả của GenZ đầu tư hiệu quả quản lý chi tiêu cá nhân quản lý tài chính cá nhân Tài chính tài chính cá nhân thông minh

5. Tập tành đầu tư ở quy mô nhỏ

Bên cạnh những nỗi lo trong cuộc sống thường nhật, GenZ cũng có nhiều trăn trở cho tương lai. Có thể nói, GenZ là một thế hệ năng động, luôn khao khát học hỏi, thích trải nghiệm, sống tự lập và kiếm tiền từ sớm. Vì vậy, GenZ rất quan tâm đến việc đầu tư, xem đó như là một kỹ năng quản lý tài chính cá nhân cần phải có.

Như đã nói, vàng có thể là “cứu cánh” của bạn trong lúc khó khăn, nhưng một số kênh đầu tư như trái phiếu, cổ phiếu mới thật sự giúp GenZ hoạch định tương lai. Tuy nhiên, để kiếm tiền từ đây, GenZ cần có hiểu biết nhất định. Trong bài viết này, BlogAnChoi chỉ đưa ra 2 lưu ý nhỏ cho người mới bắt đầu.

Cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả của GenZ đầu tư hiệu quả quản lý chi tiêu cá nhân quản lý tài chính cá nhân Tài chính tài chính cá nhân thông minh

Thứ nhất, đầu tư chứng khoán là đầu tư vào cổ phần của các doanh nghiệp, tổ chức, hoặc quỹ được niêm yết. Nói cách khác, bạn sẽ trở thành một cổ đông, không phân biệt bạn đầu tư ít hay nhiều. Nguồn thu nhập chính đến từ việc chia cổ tức và lợi nhuận khi giao dịch mua bán. Còn với trái phiếu, đây là một hình thức cho vay mà người vay là các doanh nghiệp, bạn sẽ thu được lợi nhuận từ lãi suất mà doanh nghiệp đã cam kết.

Thứ hai, cổ phiếu có thể mang lại lợi nhuận cao, song cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Lời khuyên của BlogAnChoi dành cho GenZ là hãy đầu tư vào những công ty lâu năm trong những lĩnh vực như xây dựng, thực phẩm… Mặt khác, bạn cũng chỉ nên đầu tư bằng một số vốn rất nhỏ. Lúc này, mục đích của việc đầu tư chủ yếu là tích lũy kinh nghiệm.

Lời kết

Đúng như những gì mà tác giả “Cha giàu, cha nghèo” Robert Kiyosaki từng khẳng định: “Bạn có bao nhiêu tiền trong túi không quan trọng, điều quan trọng là bạn giữ lại được bao nhiêu tiền và làm sao cho nó tăng lên. Vì vậy, thay vì tiêu xài số tiền mà bạn vừa kiếm được, hãy nghĩ đến việc quản lý nó như thế nào.”

Dù bạn có từng đau đầu và mệt mỏi trong việc quản lý chi tiêu cá nhân hay không, BlogAnChoi vẫn hy vọng rằng bài viết sẽ mang lại nhiều điều hữu ích cho bạn. Những kiến thức, kỹ năng về tài chính sẽ giúp cuộc sống trở nên “dễ thở” hơn, ngay cả khi gặp phải biến cố. Có thể nói, quản lý tài chính cá nhân là con đường ngắn nhất dẫn đến một cuộc đời tự do, hạnh phúc.

Xem thêm

100+ danh ngôn, câu nói hay áp dụng cho viết văn nghị luận xã hội 200 chữ mới nhất

Một đoạn/bài viết Nghị luận xã hội phải có tính mới mẻ, sáng tạo, độc đáo thì mới có thể trinh phục, chạm được đến trái tim được người nghe đọc, giáo viên chấm bài. Một bài viết/ đoạn văn chỉ nói xuông không thôi rất dễ gây nhàn chán. Vậy để làm được điều đó chúng ta phải ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận