Với sự chuyển động không ngừng của thế giới, con người cũng không ngừng tiến bộ trong mọi lĩnh vực. Với đầu óc tò mò (chân chính) và tinh thần nhiệt huyết ham học hỏi, nhân loại luôn tìm tòi và cho ra đời những sáng kiến hữu ích giúp ích cho cuộc sống. Nhưng chọn lọc ra trong hàng ngàn sáng kiến đó là 10 phát kiến được xem là vĩ đại nhất, thay đổi hoàn toàn bộ mặt cuộc sống của con người.
10. Penicilin
Vào năm 1928, nhà khoa học Alexander Fleming để quên không đậy kín các đĩa tiêu vật thí nghiệm khi ông đi nghỉ mát. Khi trở về ông phát hiện một sự việc thú vị: các vi khuẩn mốc đã sinh sôi nhưng chúng chỉ xuất hiện ở một số nơi trên đĩa nhưng một số nơi thì không. Có một thứ chất gì đó đã ngăn không cho vi khuẩn sinh sôi ở chỗ đó và thứ chất đó sau này được phát triển thành Penicilin. Ngày nay, Penicilin là dược phẩm được sử dụng rộng rãi nhât trên thế giới, được sử dụng để trị các trường hợp nhiễm trùng. Trang New World Encyclopedia ước tính có khoảng 200 triệu mạng sống đã được cứu nhờ sự hiện diện của loại thuốc này.
9. IVF – phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm
Vào năm 1977 các nhà khoa học đã tiến hành một quy trình mang tính tiên phong và dẫn đến kết quả là một em bé tên Louise Brown – con người đầu tiên ra đời thông qua quá trình thụ tinh nhân tạo (In Vitro Fertilization hay IVF). Bước đột phá này đạt được nhờ bác sĩ Patrick Steptoe, người đầu tiên thực hiện được kĩ thuật tách trứng khỏi buồng trứng của người phụ nữ một cách an toàn. Tiếp đó dựa vào các kiến thức của nhà sinh lý học Robert Edward, Patrick đã cấy thành công tế bào nhân hợp tử vào bên trong Leslie Brown, mẹ của bé Louise. Kể từ đó, phương pháp này đã giúp 5 triệu em bé được ra đời thành công từ ống nghiệm trên khắp thế giới.
8. Thuốc gây mê
Trong suốt thài gian dài trong lịch sử, các bác sĩ phẫu thuật phải tiến hành các ca mổ kinh hoàng với bệnh nhân trong tình trạng tỉnh táo hoàn toàn. Họ thường phảo cắt bỏ các chi của bệnh nhân trong khi anh ta bị giữ chặt trên bàn và la thét trong đau đớn. Rất nhiều hợp chất được thử nghiệm để gây mê cho bệnh nhân, với rất nhiều quá trình được tiến hành thực nghiệm trong thế kỹ 19.
Các nhà phẫu thuật đã thử sử dụng Epium, Ether, Chloroform và thậm chí là cả Cocaine. Và sự phát triển của thuốc gây mê hiện đại đã giúp các bác sĩ tiến hành các ca phẫu thuật dài lâu hơn rất nhiều. Cụ thể vào năm 1951, các bác sĩ ở Chicago đã thực hiện một ca phẫu thuật kéo dài 96 tiếng đồng hồ, dài nhất từng được ghi nhận trong lịch sử y học.
7. Giả thuyết vi sinh vật
Trước thế kỷ 19, trước khi người ta biết được rằng bệnh tật bị gây ra bởi các thực thể sống siêu vi, ít ai chú ý đến vấn đề vệ sinh. Thậm chí cả bác sĩ cũng lơ đễnh việc này, bước thẳng từ phòng mổ đến phòng chăm sóc trẻ sơ sinh mà không hề rửa tay.
Năm 1854, một bác sĩ người Anh tên John Snow phát hiện ra mối liên hệ giữa nguồn nước ô nhiễm của London và sự bùng phát bệnh dịch tả ở thành phố. Nhà vi sinh vật Louis Pasteur sau này đã chứng minh được giả thuyết vi sinh vật trong môi trường phòng thí nghiệm và được tiếp nối bởi Joseph Lister, người tiên phong trong việc thành lập các môi trường y tế vô trùng.
6. Tia X
Tia X được phát hiện một cách tình cờ vào năm 1859 bởi một nhà vật lý học Wilhelm Rontgen khi ông đang tiến hành thử nghiệm với các tia sáng khác nhau. Chỉ một tháng sau thí nghiệm của ông, các bệnh viện ở châu Âu và Hoa Kỳ lập tức xây dựng các bộ máy có thể phát ra tia X. Và chỉ sáu tháng sau, các bác sĩ chiến trường đã sử dụng nó để tìm kiếm các viên đoạn trong các vết thương do bị súng bắn trúng.
Ngày nay, máy phát tia X là một dụng cụ không thể thiếu trong phòng mạch của bệnh viện và được dùng để phát hiện các vết gãy nứt, chuẩn đoán ung thư và trong phẫu thuật nha khoa. Năm 1901 cha đẻ của phát minh này đã được trao tặng giải Nobel Vật lý cho phát minh này.
5. DNA
Được phát hiện đầu tiên bởi Friedrich Miescher vào năm 1869, DNA chứa đựng toàn bộ thông tin di truyền quyết định những đặc điểm đặc trưng của một con người. Còn về phát hiện cấu trúc xoắn kép của DNA được thực hiện bởi James Watson và Francis Crick, sử dụng những bức ảnh của Rosalind Franklin và Maurice Wilkins. Sự hiểu biết ngày càng mở rộng về DNA mở ra những hiểu biết ngày càng mở rộng về các loại bệnh tật. Điều này mở ra cơ hội để thực hiện các phương pháp điều trị bằng gen để chữa các chứng bệnh như Xơ nang và Alzheimer’s.
4. Các Nhóm máu
Năm 1900 nhà khoa học người Úc Karl Landsteiner trở thành người đầu tiên xác định thành công và chính xác các nhóm máu O, A và B và vào năm 1930 đã được trao tặng giải Nobel Vật lý hoặc Y tế vì phát hiện này. Phát minh này giúp mở ra sự hiểu biết về cách hệ thống miễn dịch của mỗi người chống lại các thứ chất lạ chứa trong máu của người hiến không trùng nhóm máu. Cũng nhờ vậy, ngành y đã tạo ra được hệ thống hiến máu vô cùng an toàn và hiệu quả.
3. Chủng ngừa thủy đậu
Thủy đậu đã từng là một trong những căn bệnh chết chóc nhất của loài người, lấy đi mạng sống của khoảng 300 đến 500 triệu người. Vào thế kỷ 18 Edward Jenner đã thử phát triển một hệ thống chủng ngừa chống lại căn bệnh dựa trên phát hiện của ông: các cô hầu vắt sữa bò khi phơi nhiễm với bệnh thủy đậu của bò lại không thể mắc bệnh thủy đậu. Sau đó ông tiến hành thí nghiệm sử dụng vắc -xin thủy đậu trên chính đứa con 11 tháng tuổi của ông và thành công, khiến cho việc tiêm ngừa thủy đậu trở nên phổ biến. Kết quả là tổ chức Y Tế Thế Giới đã tuyên bố bệnh thủy đậu hoàn toàn bị triệt tiêu vào năm 1980. Phát kiến này đã lót đường cho các loại vắc – xin chống lại các bệnh tật khác.
2. Thuốc Insulin
Với sự gia tăng của tỉ lệ người béo phì và chứng bệnh béo phì hiện nay ảnh hưởng đến cuộc sống của 371 triệu người trên thế giới, rõ ràng là tầm quan trọng của việc phát hiện ra Insulin ngày càng hiển nhiên. Vào thế kỷ 20 bệnh béo phì được chẩn đoán là nguyên nhân nội tại, chủ yếu do cơ thể không thể tạo ra chất Insulin, và các phương pháp điều trị thông thường hoàn toàn không hiệu quả.
Nhưng vào năm 1921, nhóm các nhà khoa học ở Đại học Toronto đã điều chế thành công chất Insulin ở môi trường nhân tạo và đại trà. Chàng trai 14 tuổi Leonard Thomson là bệnh nhân đầu tiên được cứu bởi loại thuốc này.
1. Tế bào Hela
Khi cô Henrietta Lacks mất vào năm 1951 do bệnh ung thư tử cung, cô không hề biết mẫu tế bào của cô mang tầm quan trọng thế nào với nền y học thế giới. Được biết đến với tên “Hela cell” hay “dòng tế bào bất tử bởi tế bào của cô là những mẫu đầu tiên các nhà khoa học có thể nuôi cấy lập tức trong phòng thí nghiệm. Họ sử dụng những tế bào này để gia tăng sự hiểu biết về tế bào ung thư, HIV và cơ thể con người nói chung. Những tế bào này còn là công cụ để phát triển vắc xin cho bệnh tủy và được tán dương là nguyên nhân cứu sống hàng triệu mạng người.