Từ lâu ngải cứu được coi là một loại cây có rất nhiều công dụng hữu ích trong Đông y. Ngải cứu không chỉ là loại rau để chế biến các món ăn mà còn có tác dụng chữa bệnh, tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải cẩn trọng và lưu ý khi sử dụng ngải cứu sao cho phù hợp. Vậy những lưu ý khi sử dụng ngải cứu là gì? Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu nhé!

1. Ngải cứu là gì?

Ngải cứu (tên khoa học Artemisia vulgaris) là loại cây sống lâu năm, dễ kiếm, thường mọc ở những bụi cỏ dại hoặc trong vườn nhà nơi có bóng mát là nơi thích hợp cho sự phát triển của chúng. Ngải cứu được cho là có tác dụng trị mụn, lưu thông máu não, an thai và điều hoà kinh nguyệt rất tốt.

Cây ngải cứu (Nguồn: Internet)
Cây ngải cứu (Nguồn: Internet)

Nhận diện cây: Chúng ta rất dễ nhầm cây ngải cứu với các cây mọc dại khác bởi ngải cứu thường mọc hoang, nên việc nhận diện và phân biệt cây là rất quan trọng.

  • Lá của ngải cứu mọc so le, lá không có cuống, thân có nhiều rãnh dọc, bên trên lá có màu sẫm lục, mặt dưới lá có nhiều lông, màu trắng
  • Mùi hương của ngải cứu hăng nồng như mùi bạc hà, vị đắng như thuốc.

2. Công dụng của ngải cứu

Ngải cứu trị đau bụng kinh, điều hoà kinh nguyệt

Chị em phụ nữ nào thường hay bị đau bụng dữ dội vào kỳ kinh nguyệt thì chắc hẳn không còn xa lạ gì với cây ngải cứu. Đây là vị thuốc giúp điều hoà kinh nguyệt, cải thiện tình trạng đau bụng kinh rất hiệu quả.

Cách dùng

Cách 1: Sắc nước uống hoặc hãm ngải cứu

  • Đun nước sôi, cho 6-12g ngải cứu vào hãm hoặc sắc nước để uống mỗi ngày.
  • Mỗi ngày uống 3 lần, nếu bị đau dữ dội quá thì nên uống nhiều lần trong ngày.
  • Nên uống trước khi có kinh nguyệt 1 tuần.
  • Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng dạng bột 5g để tiết kiệm thời gian. Bạn có thể mua bột ngải cứu tại đây
Trà ngải cứu được coi là vị cứu tinh cho những ngày đến tháng (Nguồn: Internet)
Trà ngải cứu được coi là vị cứu tinh cho những ngày đến tháng (Nguồn: Internet)
Cách 2: Sấy khô

Đây được coi là phương pháp hiệu quả nhất để bảo quản và sử dụng được lâu dài.

  • Ngải cứu sau khi sấy hoặc phơi khô, dùng 10g khô sắc với 200ml nước sôi, uống 2 lần 1 ngày. Bạn có thể mua ngải cứu khô tại đây
  • Cách này áp dụng cho những ai có chu kì kinh không đều thì nên sử dụng từ ngày bắt đầu có kinh đến ngày hết kinh.
Phơi khô ngải cứu cũng là một cách dùng lâu dài mà vẫn hiệu quả (Nguồn: Internet)
Phơi khô ngải cứu cũng là một cách dùng lâu dài mà vẫn hiệu quả (Nguồn: Internet)

Ngải cứu trị đau đầu, cảm cúm

Ngải cứu có đặc tính ấm nhờ trong lá có chứa tinh dầu, chính vì vậy rất tốt cho việc giải cảm, giảm nhức đầu do thời tiết rất hiệu quả.

Tính đắng của ngải cứu giúp chữa ho rất hiệu quả (Nguồn: Internet)
Tính đắng của ngải cứu giúp chữa ho rất hiệu quả (Nguồn: Internet)

Cách dùng

Cách 1: Giải cảm
  • Sử dụng 100g lá bưởi và 300g lá ngải cứu nấu cùng 2 lít nước
  • Để trong 15-20 phút rồi đem ra xông mặt trong khoảng 10-15 phút.
  • Cách này sẽ giúp giảm tình trạng đau đầu, chóng mặt, giải cảm rất hiệu quả.
Cách 2: Trị nghẹt mũi, ho, sổ mũi
  • Sử dụng 50g sả, 100g húng chanh, 100g tía tô và 100g ngải cứu đem đun với 1 lít nước, đun sôi để nguội và dùng làm nước uống trong ngày. Sử dụng đều đặn từ 4-5 ngày.
  • Phương pháp này giúp chữa nghẹt mũi, sổ mũi.

Trị mụn bằng ngải cứu

Có rất nhiều cách giúp trị mụn hiệu quả từ ngải cứu. Cách hiệu quả nhất, nhanh nhất đó là giã nhuyễn lá ngải cứu đắp trực tiếp lên mặt giúp giảm mụn, giảm viêm khá tốt.

Ngải cứu giúp kháng viêm, giảm mụn rất tốt (Nguồn: Internet)
Ngải cứu giúp kháng viêm, giảm mụn rất tốt (Nguồn: Internet)

Cách dùng

  • Trước tiên phải rửa mặt thật sạch, tẩy tế bào chết cho da.
  • Giã nhuyễn 50g ngải cứu, cho thêm 2 thìa mật ong.
  • Đắp hỗn hợp lên da 20 phút, mỗi ngày 1 lần vào buổi tối.
  • Sau đó rửa sạch với nước.
  • Đắp mặt 2 lần 1 tuần để đạt hiệu quả.

Kích thích ăn ngon, giảm suy nhược cơ thể

Ngải cứu là một loại cây khá khó ăn vì nó có vị đắng, nhưng nếu biết cách chế biến thì rất có ích cho cơ thể bởi trong ngải cứu có vitamin B được cấu thành từ cholin và andenin, giúp chuyển hoá các chất một cách nhanh hơn, giảm tình trạng biếng ăn, còi xương và giúp ăn ngon miệng hơn.

Không chỉ chữa bệnh mà ngải cứu còn là nguyên liệu trong nấu ăn (Nguồn: Internet)
Không chỉ chữa bệnh mà ngải cứu còn là nguyên liệu trong nấu ăn (Nguồn: Internet)

Gợi ý một số món với ngải cứu như: nấu canh ngải cứu, rán trứng cùng với ngải cứu, gà hầm ngải cứu,…

Ngải cứu giúp an thai

Các mẹ bầu ăn được ngải cứu vì nó khá an toàn, lành tính, không gây nguy cơ sảy thai, không kích thích cổ tử cung, chữa chứng đau bụng ở phụ nữ mang thai,…

Cách dùng

  • Kết hợp 16g tía tô, 16g ngải cứu nấu cùng với 100ml nước.
  • Sử dụng 3-4 lần trong ngày.
  • Uống như vậy sẽ khiến cho cơ thể giảm mệt mỏi, giúp an thai và khoẻ mạnh hơn cho thai nhi.

Một số công dụng khác của ngải cứu

  • Cầm máu.
  • Trị rôm sảy trên da.
  • Giảm đau xương khớp, thần kinh toạ.

3. Những lưu ý khi sử dụng ngải cứu

  • Tuy có tác dụng an thai nhưng các mẹ vẫn phải rất chú ý khi sử dụng. Chỉ được dùng mỗi lần 3-5 ngọn nhỏ, ăn 1 đến 2 lần 1 tuần. Nếu ăn quá nhiều sẽ rất dễ bị sảy thai hoặc sinh non, tăng co bóp tử cung rất nguy hiểm cho thai nhi.
  • Người bình thường nên dùng ngải cứu để hãm trà hoặc nấu nước để uống.
  • Những người hạn chế ăn món trứng rán ngải cứu: Người bị xơ vữa động mạch vành, người bị bệnh sỏi thận, người già, phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy, người có thể trạng đề kháng yếu chỉ nên ăn 2 ngày 1 quả trứng rán ngải cứu là tốt nhất.
  • Nếu sử dụng ngải cứu để trị mụn phải chắc chắn rằng da của bạn thật sự sạch, nếu không sẽ gây ra rất nhiều tác hại cho mặt.

Trên đây là một số lưu ý khi sử dụng ngải cứu mà bạn nên biết.

Bạn có thể tham khảo một số bài viết của BlogAnChoi ở dưới đây nhé:

Cảm ơn bạn vì đã theo dõi bài viết. Đừng quên theo dõi BlogAnChoi để biết thêm nhiều kinh nghiệm hơn nhé!

Xem thêm

11 sản phẩm được quảng cáo tốt cho sức khỏe nhưng hãy thận trọng

Hẳn ai cũng đã từng nghe nói về tầm quan trọng của việc ăn uống lành mạnh rồi đúng không? Vậy nên hiện nay ngày càng có nhiều người thích mua các sản phẩm được giới thiệu là “lành mạnh”. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa rõ liệu những thực phẩm này có thực sự tốt cho sức khỏe, ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận