Vừa qua, sự kiện một thương hiệu dược phẩm cộng tác cùng KOC để triển khai chương trình livestream bán hàng và giới thiệu sản phẩm vào ngày 4/4 không chỉ trở thành tâm điểm chú ý trên mạng xã hội, mà KOC còn bị lộ rõ sự thiếu hiểu biết về khái niệm “nhận diện thương hiệu”.

Chuyện gì đã xảy ra?

Vào ngày 3/4, KOC này đã đăng tải clip giới thiệu cho buổi live với nội dung thông báo giá bán sản phẩm là 11.000 VND và 18.000 VND. Thông tin này ngay lập tức tạo tranh cãi trong cộng đồng các nhà thuốc và đối tác phân phối vì giá sản phẩm tại livestream quá thấp khi so sánh với giá bán lẻ khoảng 70.000 VND của các sản phẩm này trên thị trường.

Tuy nhiên, KOC sau đó đã giải thích rằng giá bán trên là giá quy ước, chỉ có được khi khách hàng mua combo 3 sản phẩm. Cô khẳng định không bán phá giá thị trường, cho biết đây là cách tạo hiệu ứng truyền thông. Ngoài ra, việc làm này sẽ giúp tăng độ nhận biết của thương hiệu từ đó nâng cao lợi thế của các nhà bán lẻ. Dường như giải thích trên vẫn chưa xoa dịu được các đối tác, ngày 5/4, thương hiệu dược phẩm chính thức đăng tải công văn xin lỗi.

Lời giải thích của KOC vẫn chưa xoa dịu được các đối tác, vì vậy, thương hiệu dược phẩm đã chính thức đăng tải công văn xin lỗi vào ngày 5/4 (Ảnh: Internet)
Lời giải thích của KOC vẫn chưa xoa dịu được các đối tác, vì vậy, thương hiệu dược phẩm đã chính thức đăng tải công văn xin lỗi vào ngày 5/4 (Ảnh: Internet)

Sự thiếu hiểu biết của KOC về thuật ngữ “nhận diện thương hiệu”

Có sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm “nhận diện thương hiệu” và “nhận biết thương hiệu”. Nhận biết thương hiệu đơn giản là số người biết đến thương hiệu, được đo lường bằng brand sentiment. Thế nhưng để nói về sự thấu hiểu thương hiệu, khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, định vị của thương hiệu trên thị trường cũng nhưng những giá trị mà thương hiệu có thể cung cấp,… chung quy là các khía cạnh liên quan đến “nhận diện thương hiệu” thì buổi livestream trên chưa thực hiện được mục tiêu này.

Dựa trên những gì thương hiệu đã triển khai, buổi livestream này có lẽ chỉ là một hoạt động bán hàng đơn thuần có cộng tác cùng KOC. Vì lẽ đó, mức giá thấp của sản phẩm xung đột với giá bán lẻ chính thức tại nhà thuốc còn gây ra sự mâu thuẫn giữa các kênh phân phối. Sự xung đột và bất bình đẳng giữa các kênh phân phối dễ dàng tạo phản ứng trái chiều ở phía đối tác gặp bất lợi.

Sự xung đột và bất bình đẳng giữa các kênh phân phối dễ dàng tạo phản ứng trái chiều ở phía đối tác gặp bất lợi (Ảnh: Internet)
Sự xung đột và bất bình đẳng giữa các kênh phân phối dễ dàng tạo phản ứng trái chiều ở phía đối tác gặp bất lợi (Ảnh: Internet)

Lưu ý khi cộng tác cùng các KOC

Các thương hiệu thường cộng tác cùng KOC theo kiểu “mì ăn liền”. Nghĩa là họ chỉ tập trung vào hiệu quả ngắn hạn mà không xây dựng kế hoạch dài hạn để cộng hưởng với hiệu ứng truyền thông sẵn có và duy trì kết nối với khách hàng.

Các thương hiệu thường chỉ tập trung vào hiệu quả ngắn hạn mà không xây dựng kế hoạch dài hạn để cộng hưởng với hiệu ứng truyền thông sẵn có và duy trì kết nối với khách hàng (Ảnh: Internet)
Các thương hiệu thường chỉ tập trung vào hiệu quả ngắn hạn mà không xây dựng kế hoạch dài hạn để cộng hưởng với hiệu ứng truyền thông sẵn có và duy trì kết nối với khách hàng (Ảnh: Internet)

Kết thúc hoạt động truyền thông với KOC, người làm thương hiệu có nhiều bài toán cần phải giải quyết: Làm thế nào để duy trì kết nối với những khách hàng đã đặt hàng qua KOC? Phương án giới thiệu sản phẩm đến khán giả và khuyến khích họ tiếp tục mua hàng là gì? Sau khi mua sắm, khách hàng có thể kết nối với thương hiệu qua các kênh phân phối nào?

Cần lưu ý rằng, thương hiệu có thể sử dụng KOC như một “lối tắt” để kết nối với khách hàng mục tiêu nhưng đừng đặt tất cả trọng trách về nhận diện thương hiệu lên vai KOC. Vì vậy, một bản kế hoạch dài hạn kết hợp hiệu quả giữa hoạt động truyền thông và phân phối đóng vai trò là “kim chỉ nam” cho thương hiệu trong các hoạt động cộng tác cùng KOC.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Marketer cần chú ý điều gì khi tổ chức tặng quà trên livestream?

Livestream tổ chức mini game và tặng quà đang là hoạt động được nhiều người dùng và tổ chức tại Việt Nam lựa chọn nhằm tương tác với khách hàng và gia tăng nhận biết thương hiệu. Đây là một xu hướng trong lĩnh vực truyền thông trực tuyến, đặc biệt là trong thời đại công nghệ số ngày ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận