Thay đổi thời tiết dẫn đến hàng loạt các bệnh hô hấp, trong đó có ngứa cổ họng, ho nhiều về đêm. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân và gợi ý cách điều trị tại nhà hiệu quả nhé!
Nguyên nhân thông thường gây ngứa cổ họng, ho về nhiều đêm
Ho, đặc biệt là ho về đêm, thường xuất hiện do thay đổi thời tiết, ngày nóng nhưng đêm lại lạnh, hoặc do hít phải nhiều khói bụi, không khí ô nhiễm. Ngoài ra, ho về đêm còn do sự trào dịch và còn là triệu chứng của nhiều bệnh lý.
BlogAnChoi sẽ giúp bạn phân tích những nguyên nhân thông thường gây ho về đêm, để phân biệt với dấu hiệu của nhiều căn nghiêm trọng nhé.
Do chế độ ăn uống và không gian sống
Uống nhiều nước đá, cơ thể thiếu sắt, ở phòng điều hòa nhiều, không khí ô nhiễm, đầy bụi bẩn chính là những nguyên nhân gây ngứa cổ họng, ho, phá hoại giấc ngủ của bạn về đêm.
Trào ngược axit
Các triệu chứng ho kèm ợ nóng xuất hiện khi bạn ăn tối hoặc ăn khuya quá no, miệng cũng sẽ có mùi hôi khó chịu bởi quá trình phân hủy thức ăn trong dạ dày. Nguyên nhân là do chứng trào ngược các axit khó tiêu từ dạ dày lên thực quản, kích ứng cổ họng và gây ho.
Viêm xoang
Do tác động của khí hậu ô nhiễm, thời tiết thay đổi thất thường gây nên tình trạng nghẹt mũi mãn tính. Vào ban đêm, các dịch nhầy ở mũi thường đọng lại ngay cổ họng khi người bệnh đi ngủ và gây nên ho.
Virus cảm cúm
Thời tiết vào mùa đông, con người thường dễ bị nhiễm virus cảm cúm, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Các virus cảm cúm xâm nhập vào lớp dịch nhầy ứ đọng nơi cổ và đồng thời tổn thương lớp niêm mạc mũi gây nên các cơn ho kéo dài.
Nếu bạn không gặp phải trường hợp nào trên đây, nhưng cổ họng vẫn ngứa và ho về đêm kéo dài, thì hãy nhanh chóng gặp bác sĩ, có thể đây là dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang gặp phải căn bệnh nghiêm trọng nào đó đấy!
Cách điều trị ngứa cổ họng, ho nhiều về đêm tại nhà
Nếu ngứa cổ họng, ho về đêm xuất hiện vì những nguyên nhân trên thì đừng lo, BlogAnChoi sẽ chỉ cho bạn những mẹo đánh bại chứng ho khó chịu này nhé!
1. Muối
Nhờ công dụng diệt khuẩn hiệu quả, muối có thể giúp làm sạch khoang miệng, tiêu diệt những vi khuẩn gây ho. Từ đó, bạn sẽ giảm ho, không còn ngứa cổ họng. Ngoài ra, nước muối còn có khả năng giảm đau rát do ho liên tục, tiêu đờm và trị viêm họng.
Bạn nên tự pha cho mình một lọ nước muối, hoặc mua nước muối sinh lý 0.9% ở các tiệm thuốc. Để giảm và ngăn ngừa ho về đêm, tạo thói quen súc miệng với nước muối ấm sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy trong khoảng 30 giây là điều cần thiết. Sau đó, bạn cũng đừng quên súc miệng lại với nước lọc.
Cách pha nước nước muối tại nhà
Nếu sử dụng nước muối nồng độ quá cao hoặc ngậm trực tiếp muối hạt, tế bào niêm mạc họng của bạn sẽ bị tổn thương, gây viêm loét khoang miệng. Lâu ngày, tình trạng thừa muối có thể xuất hiện, dẫn tới nhiều bệnh nghiêm trọng hơn như tim mạch, ung thư,… Ngược lại, nước muối quá nhạt sẽ không có hiệu quả.
Vì thế, chọn nước muối sinh lý 0.9% là tốt nhất, vừa hiệu quả, vừa không gây khó chịu khi súc miệng. Nếu không mua ở tiệm, bạn có thể tự pha tại nhà. Bạn có thể tìm mua nước muối sinh lý tại đây.
Gợi ý pha nước muối tại nhà:
- Chuẩn bị 9g muối hạt sạch và 1000 ml nước lọc.
- Cho muối vào, khuấy đều đến khi muối tan ra.
- Rót vào chai sạch, bảo quản ở nơi thoáng mát, sạch sẽ để dùng trong khoảng 15 ngày.
2. Dầu nóng
Nếu ho do bị nhiễm lạnh, bạn chỉ cần thoa dầu nóng vào lòng bàn chân hoặc cổ họng, mát xa nhẹ nhàng và mang tất (vớ) trong khi ngủ. Việc này sẽ giúp giữ ấm chân, giảm ho, lưu thông khí huyết và còn mang lại cho bạn cảm giác thư giãn, thoải mái.
Với trẻ em thì việc sử dụng dầu cũng phải hết sức cẩn thận. Nếu da trẻ nhạy cảm, cha mẹ có thể xoa ngoài tất cho con. Các bé dưới 1 tuổi cũng không nên áp dụng cách này. Bạn có thể mua dầu nóng tại đây.
3. Ô mai
Ô mai chua chua quyến rũ là món ăn vặt được nhiều người ưa chuộng, thế nhưng ngậm ô mai, đặc biệt là ô mai gừng, cũng là một cách trị ngứa cổ họng, ho về đêm.
Nhờ vị chua kích thích tăng tiết nước bọt, ô mai sẽ giúp cổ họng không bị khô, làm dịu đi cảm giác ngứa và đau rát. Từ đó, món ăn vặt này sẽ trị các chứng ho, trong đó có ho về đêm.
4. Rễ cam thảo
Với nhiều gia đình, trà cam thảo là thức uống yêu thích vào mỗi sáng. Tuy nhiên, nhiều người không biết cam thảo có trong trà cũng sẽ đẩy lùi cơn ho, ngứa họng vào mỗi đêm.
Bạn có thể súc miệng với nước chiết xuất từ cam thảo, hoặc với nước tự pha từ rễ cam thảo. Nếu bị ho nặng, lấy một nhánh rễ cam thảo ngậm vào cũng sẽ làm dịu cơn ngứa nơi cổ họng.
5. Mật ong
Mật ong từ lâu đã được đánh giá là một thần dược tự nhiên. Chỉ cần kết hợp với một vài nguyên liệu thiên nhiên như tỏi, húng chanh,… mật ong sẽ phát huy hiệu quả chữa trị các bệnh về hô hấp, phế quản, trong đó cũng phải kể tới ho về đêm.
Trà mật ong – chanh
Mật ong giúp lấy đi chất nhầy trong cổ họng, trong khi chanh có tác dụng long đờm, kích thiết tiết nước bọt. Vì vậy, cơn ho do ngứa cổ họng sẽ được làm dịu. Ngoài ra, đây còn là một thức uống giảm cân hiệu quả cho phái đẹp.
Cách pha chế và sử dụng:
- Chuẩn bị một thìa mật ong nguyên chất và nước cốt của nửa quả chanh.
- Pha với một tách trà nóng, khuấy đều và thưởng thức khi còn ấm.
Nước mật ong, rễ chè, gừng
Loại nước sẽ này sẽ làm giảm nhờn, bổ phế và thông đờm. Từ đó, giúp giữ ấm và bảo vệ cổ họng bạn khỏi những cơn ho dai dẳng về đêm.
Cách pha chế và sử dụng:
- Pha mật ong với nước của 100g rễ chè và 50g gừng tươi (đã lọc bã)
- Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml.
Bạn có thể xem thêm bài viết về mật ong tại đây:
6. Bột nghệ
Trị ho về đêm bằng tinh bột nghệ không những hiệu quả, mà còn tốt cho những người mắc bệnh dạ dày. Uống nước này sẽ giảm nguy cơ nhiễm khuẩn gây viêm họng.
Cách pha chế và sử dụng:
- Pha một nhúm muối vào một ly nước ấm.
- Cho thêm 1 muỗng tinh bột nghệ vào và khuấy đều.
- Uống trong vòng một ngày.
Bạn có thể mua tinh bột nghệ tại đây.
Bạn có thể xem thêm bài viết về nghệ tại đây:
- Bí kíp uống nước nghệ tươi cho da đẹp, dáng thon và hơn thế nữa
- 6 cách làm đẹp da tự nhiên bằng nghệ tươi
7. Nằm ngủ đúng tư thế
Ngủ sai tư thế khiến các chất nhầy trong mũi từ dạ dày trào ngược về họng sẽ gây ho, do vậy, hãy nằm nghiêng và kê cao gối để ngăn việc này.
Ngoài ra, việc giữ vệ sinh chăn gối và phòng ngủ cũng vô cùng quan trọng. Vi khuẩn gây bệnh tiềm tàng có thể tích tụ, dẫn đến nhiều tác hại, trong đó có ho về đêm.
Với 7 mẹo đơn giản trên, BlogAnChoi chúc bạn nhanh chóng tạm biệt cơn ho về đêm, lấy lại giấc ngủ ngon mỗi tối. Và chuyên mục Sức khỏe của BlogAnChoi còn rất nhiều bài viết bổ ích khác, đừng bỏ qua nhé!
mình rất hài lòng vì mình đã làm theo rất hiệu quả
Tkss tg
Thông tin rất bổ ích cám ơn tác giả
bài viết rất tuyệt có ý nghĩa, mình cũng đang trong tình trạng ho và ngứa họng, mình sẽ về áp dụng ngay. mình cảm ơn ./.