Livestream tổ chức mini game và tặng quà đang là hoạt động được nhiều người dùng và tổ chức tại Việt Nam lựa chọn nhằm tương tác với khách hàng và gia tăng nhận biết thương hiệu. Đây là một xu hướng trong lĩnh vực truyền thông trực tuyến, đặc biệt là trong thời đại công nghệ số ngày nay. Tuy nhiên hoạt động này cũng đối mặt với một số thách thức về vấn đề bảo mật và quyền riêng tư của người dùng cũng như tính trung thực của nhà tổ chức.

Sponsor

Một trong những đặc điểm nổi bật của hoạt động Livestream mini game và tặng quà là tính tương tác cao. Người dùng có thể tham gia vào các trò chơi, giao lưu, trò chuyện với streamer và người xem khác thông qua các tính năng như bình luận hoặc đặt câu hỏi trực tiếp. Điều này tạo ra một không gian năng động, mang lại trải nghiệm thú vị và gần gũi giữa người dẫn chương trình, thương hiệu và người xem.

Ngoài khía cạnh giải trí, hoạt động Livestream mini game và tặng quà còn mang lại cơ hội kiếm thu nhập cho streamer và các đối tác liên quan. Các streamer nổi tiếng có thể kiếm tiền từ việc nhận quà từ người xem, đăng ký thành viên, quảng cáo…

Ngoài khía cạnh giải trí, hoạt động Livestream mini game và tặng quà còn mang lại cơ hội kiếm thu nhập cho streamer (Ảnh: Internet) (Ảnh: Internet)
Ngoài khía cạnh giải trí, hoạt động Livestream mini game và tặng quà còn mang lại cơ hội kiếm thu nhập cho streamer (Ảnh: Internet) (Ảnh: Internet)

Tại sao hoạt động tương tác minigame là lựa chọn của nhiều thương hiệu?

Hoạt động tương tác minigame có tặng quà có thể mang lại nhiều lợi ích cho quá trình bán hàng và xây dựng thương hiệu của một cá nhân hoặc doanh nghiệp vì những lý do sau:

  • Tạo động lực mua hàng: Khi khán giả có cơ hội nhận được những phần quà hấp dẫn, họ sẽ cảm thấy hứng thú và có động lực để tham gia mua hàng. Điều này có thể giúp tăng doanh số bán hàng của thương hiệu và thu hút khách hàng tiềm năng.
  • Tăng tính tương tác và gắn kết: Khách hàng sẽ cảm thấy có sự quan tâm và chăm sóc từ phía doanh nghiệp khi được tặng quà, từ đó xây dựng một mối quan hệ gắn kết và lòng tin giữa hai bên. Điều này có thể giúp tăng khả năng khách hàng quay lại mua hàng trong tương lai và gợi nhớ thương hiệu.
  • Tạo sự khác biệt và thu hút khách hàng: Trong môi trường cạnh tranh gay gắt của thị trường, hoạt động tương tác minigame có tặng quà là một cách để thương hiệu tạo sự khác biệt và thu hút các đối tượng mục tiêu. Việc tổ chức những hoạt động độc đáo, hấp dẫn và có giá trị tặng quà sẽ làm cho thương hiệu nổi bật và thu hút sự quan tâm của khách hàng.
  • Xây dựng lòng trung thành của khách hàng: Khách hàng cảm thấy được đối xử đặc biệt khi tham gia mini game và nhận được phần thưởng, từ đó tạo ra một cảm giác đối với thương hiệu. Điều này có thể giúp xây dựng lòng trung thành và tình cảm của khách hàng đối với thương hiệu, đồng thời tăng khả năng giữ chân khách hàng hiện tại.
  • Nâng cao nhận diện thương hiệu: Qua việc tặng quà với những vật phẩm, sản phẩm hoặc logo có liên quan đến thương hiệu, thương hiệu có cơ hội nâng cao sự nhận diện trong tâm trí của khách hàng. Điều này có thể giúp tăng khả năng ghi nhớ thương hiệu và nhận diện thương hiệu trong tương lai.
Hoạt động tương tác minigame có tặng quà có thể mang lại nhiều lợi ích cho quá trình bán hàng và xây dựng thương hiệu của một cá nhân hoặc doanh nghiệp (Ảnh: Internet)
Hoạt động tương tác minigame có tặng quà có thể mang lại nhiều lợi ích cho quá trình bán hàng và xây dựng thương hiệu của một cá nhân hoặc doanh nghiệp (Ảnh: Internet)

Hoạt động mini game livestream và tặng quà được quy định như thế nào?

Theo Luật sư Hà Huy Phong – Giám đốc điều hành Công ty Luật TNHH Inteco, hoạt động livestream minigame có thể được xem là hành vi thi có giải theo quy định của BLDS 2015. Theo đó, việc tổ chức minigame không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Người tổ chức minigame phải công bố điều kiện tham gia, thang điểm, các giải thưởng và mức thưởng của mỗi giải. Việc thay đổi điều kiện tham gia phải được thực hiện theo cách thức đã công bố trong một thời gian hợp lý trước khi diễn ra minigame. Người đoạt giải có quyền yêu cầu người tổ chức thi trao giải thưởng đúng mức đã công bố. Ngoài ra, hành vi livestream minigame còn được xem là hoạt động quảng cáo và phải tuân thủ các quy định về quảng cáo theo quy định của Luật Quảng cáo 2012.

Hành vi livestream minigame còn được xem là hoạt động quảng cáo và phải tuân thủ các quy định về quảng cáo theo quy định của Luật Quảng cáo 2012 (Ảnh: Internet)
Hành vi livestream minigame còn được xem là hoạt động quảng cáo và phải tuân thủ các quy định về quảng cáo theo quy định của Luật Quảng cáo 2012 (Ảnh: Internet)

Việc tổ chức livestream minigame không cần phải xin giấy phép hay đăng ký với cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, nội dung của livestream không được chứa các nội dung vi phạm Luật An ninh mạng và Luật Quảng cáo như: nội dung chống phá nhà nước, kích động bạo loạn, vu khống, bịa đặt, gây hoang mang dư luận, xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật cá nhân…; nội dung trái truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, cạnh tranh không lành mạnh…

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Sponsor
Xem thêm

Karl Lagerfeld: Từ đời sống bình dân đến thánh đường xa xỉ

Karl Lagerfeld là hiện thân của những điều đối lập. Từ phong cách thời trang chỉ có Trắng – Đen đến đời sống cá nhân và sự nghiệp sáng tạo của ông cũng vậy.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn ơi, bài này hay chứ?
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(