Việt Nam được chia thành ba miền rõ rệt Bắc – Trung – Nam với những điểm khác biệt về địa lý, phong tục. Nét đặc trưng ấy được thể hiện phần nào qua mâm cỗ ngày Tết Nguyên Đán của ba miền. Người Nam Bộ xưa vốn chuộng những thứ mộc mạc, chân quê nhưng vô hình chung lại tạo nên một sức hút rất riêng, khiến những đứa con xa quê lẫn thực khách tình cờ nếm qua cứ đau đáu nhớ về.

Bánh Tét

Nếu miền Bắc có bánh chưng thì món ăn đặc trung của người miền Nam chính là bánh tét. Tên gọi ấy bắt nguồn từ việc lúc ăn, người ta phải dùng dây lát buộc bên ngoài để “tét” bánh thành từng lát. Bánh Tét miền Nam rất đa dạng về cả hương vị, tạo hình lẫn màu sắc. Phần nếp bên ngoài vẫn được giữ nguyên nhưng khi kết hợp với những loại nhân khác nhau như dừa, trứng muối, thịt mỡ, đậu xanh, đậu đen,… lại cho ra đời những hương vị không giống nhau. Người phụ nữ Nam Bộ với đôi bàn tay khéo léo còn sử dụng các loại lá tự nhiên như rau ngót, lá cẩm để tạo màu xanh, màu tím đẹp mắt cho vỏ bánh.

bánh tét lá cẩm
Bánh tét lá cẩm (ảnh: internet)

Ngày nay, bánh tét không còn yên vị trên bàn ăn. Những đòn bánh được tao hình thành các hình vẽ như hoa mai, hoa đào hay các mẫu chữ như Phúc, Lộc, Thọ, Tài,… được người dân Nam Bộ cũng như nhiều vùng miền khác mua về chưng tết với hy vọng may mắn cả năm.

bánh tét in chữ
Bánh tét in chữ (ảnh: internet)

Thịt kho tàu

thịt kho tàu
Thịt kho tàu (ảnh: internet)

Một nồi thịt kho tàu kho rục cho mềm và đậm đà là thứ chắc chắn không thể thiếu trong gian bếp của người Nam Bộ mỗi độ xuân về. Hột vịt tròn kết hợp với khối thịt hình vuông ngoài việc thể hiện mong ước về một cuộc sống đủ đầy còn mang ý nghĩa cầu mong cho năm mới luôn có “nước lợ tẩy rửa nước mặn đồng chua” để mùa màng được xanh tốt. Món ăn này rất bén cơm, có thể hâm đi hâm lại ăn dần trong ba ngày tết.

Dưa kiệu

dưa kiệu
Dưa kiệu (ảnh: internet)

Cứ mỗi 29 – 30 tết, hàng loạt các mâm kiệu được đem ra phơi cho “dịu” nắng, rồi ngâm chua với giấm để ăn dần. Dưa kiệu với thịt mỡ như một cặp bài trùng rất “ăn rơ”. Vị beo béo, ngầy ngậy của thịt mỡ được vị hăng hăng, chua chua của củ kiệu làm cho nhẹ nhàng hơn, từ đó tạo thành gia vị tuyệt vời. Ngoài thịt kho, dưa kiệu còn được dùng kèm với bánh tét để tránh bị ngán khi phải dùng món này xuyên suốt trong cả ba mùng.

Canh khổ qua (mướp đắng) nhồi thịt

Giữa rất nhiều món chiên, kho, xào trên mâm, một tô canh khổ qua nhồi thịt với vị đăng đắng có tác dụng thanh lọc và làm mát cơ thể. Đúng với tên gọi “khổ qua”, món ăn này mang ý nghĩa cầu mong cho năm mới với bao cái khổ đều qua hết. Không như những món canh khác, càng nấu lâu, khổ qua càng ra nhiều vị đắng, nước canh lại càng ngon và mát hơn.

canh khổ qua nhồi thịt
Canh khổ qua nhồi thịt (ảnh: internet)

Mứt dừa

Món mứt Nam bộ thì muôn màu muôn vẻ nhưng mứt dừa vẫn luôn luôn là số một. Bởi nói đến miền Tây là nói đến xứ dừa. Cơm dừa, đặc biệt là Bến Tre, thường dày và ngọt hơn những vùng miền khác. Sau khi lấy hết nước để kho thịt, người phụ nữ liền tận dụng phần cơm dừa bỏ đi tạo nên món mứt thơm ngon nức tiếng. Miếng mứt giòn tan, ngọt lịm, thơm thơm vừa là một món tráng miệng tuyệt vời, vừa có thể giữ lại dùng quanh nam sau tết.

Thật là những món ngon và hấp dẫn, đúng không nào?

Xem thêm

15 món đặc sản Lai Châu làm quà tặng ý nghĩa ngập tràn hương vị núi rừng Tây Bắc

Nhắc đến Lai Châu là chúng ta sẽ nhớ đến một vùng đất có phong cảnh hùng vĩ và những phong tục thú vị của các dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, nền ẩm thực nơi đây cũng không hề thua kém bất cứ nơi nào khác trên Tổ quốc. Hãy cùng BlogAnChoi thưởng thức 15 món đặc ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận