Luật giả định cho rằng chỉ cần suy nghĩ thì sẽ đạt được được điều mình muốn? Luật giả định tốt gấp mười lần luật hấp dẫn? Vậy rốt cuộc luật giả định là gì? Nó có thể giúp bạn đạt được điều bạn muốn hay không, hãy cũng tìm hiểu nhé!

Luật giả định là gì?

Luật giả định (Law of Assumption) là một khái niệm cho rằng tư tưởng và niềm tin của chúng ta có thể tác động đến thực tế, biến ước mơ thành hiện thực.

Cách thức hoạt động:

  • Xác định ước mơ: Xác định rõ ràng điều bạn mong muốn đạt được.
  • Giả định đã đạt được: Tin tưởng rằng bạn đã sở hữu hoặc đạt được điều mong muốn. Sống trong trạng thái cảm xúc như thể điều đó đã xảy ra.
  • Hành động: Thực hiện những hành động phù hợp với mục tiêu của bạn như thể bạn đang thực hiện nó trong thực tế.
Luật giả định là gì?
Luật giả định là gì? (Ảnh: Internet)

Ví dụ: Bạn mong muốn có một công việc mới tốt hơn. Hãy tưởng tượng bản thân đang làm việc trong công ty mơ ước, cảm nhận niềm vui và sự thành công. Hành động bằng cách cập nhật CV, nộp đơn xin việc và tham gia các buổi phỏng vấn. Thể hiện lòng biết ơn vì những cơ hội mới và những kỹ năng bạn đang sở hữu.

Luật giả định và luật hấp dẫn khác hay giống?

Luật giả định và luật hấp dẫn có nhiều điểm tương đồng, nhưng cũng có một số điểm khác biệt:

Điểm tương đồng:

  • Cả hai đều cho rằng tư tưởng và niềm tin có thể ảnh hưởng đến thực tế.
  • Cả hai đều khuyến khích sự tập trung vào mục tiêu và lòng biết ơn.

Điểm khác biệt:

  • Luật hấp dẫn tập trung vào việc thu hút những điều bạn mong muốn, dựa trên sự rung động năng lượng.
  • Luật giả định tập trung vào việc giả định rằng bạn đã đạt được mục tiêu, thay đổi nhận thức về hiện thực.
So sánh luật giả định là luật hấp dẫn
So sánh luật giả định và luật hấp dẫn (Ảnh: Internet)

Luật giả định có thể được xem như một cách tiếp cận chủ động hơn luật hấp dẫn. Thay vì chờ đợi những điều tốt đẹp đến với mình, luật giả định khuyến khích bạn chủ động tạo ra thực tế mong muốn bằng cách thay đổi suy nghĩ và hành động của bạn.

Cả hai luật đều có thể hiệu quả nhưng cách tiếp cận nào phù hợp với bạn sẽ phụ thuộc vào niềm tin và sở thích cá nhân.

Manifest và Affirm

Trong luật giả định, manifest có nghĩa là biến ước mơ thành hiện thực, có thể gọi tắt là tạo hiện, thông qua sự tập trung vào tư tưởng, cảm xúc và hành động.

Manifest không phải là phép màu. Nó đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực và niềm tin vào bản thân. Hãy kiên nhẫn và tập trung vào mục tiêu, bạn sẽ đạt được điều mong muốn.

Affirm trong luật giả định là những tuyên bố mà bạn lặp đi lặp lại để tái lập trình tiềm thức và hướng đến mục tiêu của bạn.

Đầu tiên của việc affirm vẫn là xác định rõ ràng điều bạn mong muốn đạt được. Chuyển mục tiêu thành những câu khẳng định ngắn gọn, súc tích và mang tính hiện thực. Lặp đi lặp lại affirmations với niềm tin và cảm xúc mạnh mẽ như thể bạn đã đạt được mục tiêu. Tập trung vào cảm xúc tích cực khi lặp lại affirmations. Niềm vui, hạnh phúc và sự tự tin sẽ thúc đẩy bạn hành động và đạt được mục tiêu.

Ví dụ:

  • “Tôi là một người thành công và giàu có.”
  • “Tôi có một mối quan hệ hạnh phúc và viên mãn.”
  • “Tôi khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng.”

Lý do khiến bạn manifest không thành công

Thiếu niềm tin

Niềm tin vào khả năng đạt được mục tiêu là yếu tố then chốt. Nếu bạn nghi ngờ hoặc lo lắng, manifest sẽ khó thành công.

Ví dụ bạn ăn tôm sẽ cảm thấy khó chịu, và trước giờ bạn vẫn luôn tin rằng bạn không thể ăn tôm. Và một ngày đẹp trời bạn affirm rằng “Tôi có thể ăn được tôm”. Bạn muốn tạo ra một hiện thực rằng bạn ăn được tôm mà không bị gì trong khi hệ thống niềm tin của bạn vẫn giữ nguyên như cũ là bạn không hề ăn được tôm. Như vậy thì manifest không thể nào thành công được.

Suy nghĩ tiêu cực

Những suy nghĩ tiêu cực và nghi ngờ sẽ cản trở năng lượng tích cực và thu hút những điều bạn không mong muốn.

Ví dụ: Bạn trông chờ vào tình yêu của một ai đó và manifest rằng người đó sẽ yêu bạn. Mỗi ngày bạn đều nghĩ về người đó. Bạn sẽ luôn đặt câu hỏi rằng: “Sao người ta không để tâm gì tới mình vậy?”, “Không lẽ mình manifest sai?”…

“Người ta không để tâm gì đến mình” và “Mình manifest sai” cũng được tính là một dạng affirm, nó làm cho bạn trở tin tiêu cực và nghi ngờ bản thân, từ đó thì manifest cũng không thể thành công được.

Tiêu cực có thể ảnh hưởng đến kết quả mà bạn mong muốn
Tiêu cực có thể ảnh hưởng đến kết quả mà bạn mong muốn (Ảnh: Internet)

Thiếu hành động

Manifest không chỉ là suy nghĩ và cảm nhận. Bạn cần hành động để biến mục tiêu thành hiện thực.

Ví dụ: Bạn manifest rằng mình sẽ xin được công việc tốt, nhưng bạn đến cả CV cũng không thèm nộp, vậy thì làm sao hiện thực hoạt động theo mong muốn của bạn được.

Mong muốn không rõ ràng

Mục tiêu của bạn cần cụ thể, rõ ràng và đo lường được. Nếu bạn không biết mình muốn gì, manifest sẽ khó thành công. Hoặc khi nó thành công thì bạn cũng không biết được là nó đã thành công.

Thiếu kiên nhẫn

Manifest cần thời gian. Đừng nản lòng nếu bạn không thấy kết quả ngay lập tức. Hãy kiên trì và tiếp tục thực hành.

Ví dụ như cần 10 ngày để kết quả đến theo mong muốn của bạn, nhưng đến ngày thứ 5 bạn đã cảm thấy chán nản và tự hỏi: “Tại sao điều mình muốn còn chưa đến?”.

Và như đã nói ở trên, thiếu niềm tin và tiêu cực sẽ đẩy điều bạn muốn ra xa.

Khi nào thì niềm tin hình thành

Như đã nói ở trên, thiếu niềm tin cũng là một yếu tố khiến bạn không thể manifest thành công, vậy khi nào thì niềm tin được xây dựng?

Có một vài yếu tố để niềm tin có thể hình thành:

  • Trải nghiệm cá nhân: Niềm tin thường được hình thành từ những trải nghiệm trực tiếp của bản thân. Khi chúng ta trải qua điều gì đó nhiều lần, ta có xu hướng tin tưởng vào nó.
  • Ảnh hưởng từ người khác: Niềm tin cũng có thể được hình thành từ ảnh hưởng của gia đình, bạn bè, thầy cô và những người xung quanh.
  • Thông tin và kiến thức: Niềm tin được củng cố bởi thông tin và kiến thức mà chúng ta tiếp nhận. Khi chúng ta tiếp xúc với nhiều thông tin ủng hộ một niềm tin nào đó, ta có xu hướng tin tưởng vào nó hơn.
  • Văn hóa và xã hội: Niềm tin cũng chịu ảnh hưởng bởi văn hóa và xã hội nơi ta sinh sống. Những giá trị và chuẩn mực chung có thể tác động đến niềm tin của mỗi cá nhân.
  • Cảm xúc: Cảm xúc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành niềm tin. Khi chúng ta có cảm xúc mạnh mẽ về một điều gì đó, ta có xu hướng tin tưởng vào nó hơn.

Niềm tin có thể thay đổi theo thời gian:

  • Khi chúng ta trải qua những điều mới, tiếp nhận thông tin mới, hoặc thay đổi quan điểm, niềm tin của chúng ta cũng có thể thay đổi.
  • Niềm tin cũng có thể bị lung lay khi chúng ta gặp phải những thử thách hoặc mâu thuẫn.

Kết luận

Tất cả những điều bạn nghĩ trong đầu đều có thể là manifest, nó có thể đến sớm, đến muộn, đến theo hướng tích cực, đến theo hướng tiêu cực. Hãy tin vào bản thân, bạn chính là người tạo nên thực tại của mình.

Bạn có thể quan tâm:

Xem thêm

Rosé không hẹn mà dự After Party Oscar khiến người hâm mộ không khỏi bất ngờ

Mới đây, Rosé đã tham dự sự kiện After Party của lễ trao giải Oscar khiến nhiều người không khỏi bất ngờ. Ngoài ra, cô nàng còn gây sốt với tạo hình có phần "vừa kín vừa hở" khiến cho nữ thần tượng xứ Úc trông vừa quyến rũ lại vừa thanh lịch.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận