Tiểu đường là một trong những căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại. Với những người bị bệnh tiểu đường, trái cây được xem là nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có một số loại hoa quả chứa hàm lượng đường khá cao mà người bị bệnh tiểu đường không nên sử dụng quá nhiều. Hôm nay, cùng BlogAnChoi tìm hiểu 7 loại trái cây phổ biến mà người bị tiểu đường cần hạn chế sử dụng nhé!

Dưa hấu

Dưa hấu
Dưa hấu có chỉ số GI (đường huyết) khá cao nên cần hạn chế tiêu thụ dưa hấu nếu mắc bệnh tiểu đường (Ảnh: Internet)

Dưa hấu là thứ quả tuyệt vời để giải khát vào mùa hè. Không những mọng nước và tươi mát, dưa hấu còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, dưa hấu lại có chỉ số GI (đường huyết) khá cao, có thể làm tăng hàm lượng đường trong máu. Do đó, dù cơ thể hấp thu lượng đường từ dưa hấu không cao nhưng bạn vẫn cần hạn chế tiêu thụ dưa hấu nếu mắc bệnh tiểu đường. Trong điều kiện bình thường, người mắc bệnh tiểu đường chỉ nên tiêu thụ >200g dưa hấu trong 1 ngày, không sử dụng dưới dạng nước ép, không thêm đường và không kết hợp với các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao.

Dứa

Dứa
Người mắc bệnh tiểu đường dù có thể ăn dứa nhưng chỉ nên ăn một lượng vừa đủ (Ảnh: Internet)

Dứa là một loại trái cây vô cùng phổ biến ở nước ta và cũng được nhiều người ưa chuộng. Dứa có thể ăn tươi, sấy khô, làm nước ép, làm mứt, nấu canh,… Dứa rất giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, hàm lượng đường trong dứa cũng ở mức tương đối cao. Thế nên, người mắc bệnh tiểu đường dù có thể ăn dứa nhưng chỉ nên ăn một lượng vừa đủ, hạn chế ăn nhiều đồng thời ưu tiên ăn dứa tươi, tránh uống nước ép, ăn mứt dứa hay dứa sấy khô vì các chế biến này sẽ làm giảm chất xơ và tăng lượng đường trong dứa.

Mít

Quả mít
Quả mít khi chín có hàm lượng đường cao, người bị bệnh tiểu đường cần hạn chế ăn mít chín để kiểm soát lượng đường trong máu (Ảnh: Internet)

Mít là loại trái cây vô cùng phổ biến ở khu vực Đông Nam Á, được nhiều người yêu thích bởi mùi vị tuyệt vời và giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, mít khi chín có hàm lượng đường cao. Khi ăn vào, có thể khiến hàm lượng đường trong máu tăng nhanh chóng. Do đó, người bị bệnh tiểu đường cần hạn chế ăn mít chín để kiểm soát lượng đường trong máu.

Sầu riêng

sầu riêng
Ăn nhiều sầu riêng dễ dàng khiến đường huyết tăng nhanh chóng (Ảnh: Internet)

Không chỉ chứa nhiều năng lượng và chất béo, sầu riêng còn là loại quả có hàm lượng đường cao. Hai loại đường chính có trong sầu riêng là đường glucose và fructose. Việc tiêu thụ nhiều sầu riêng dễ dàng khiến đường huyết tăng nhanh chóng. Vì thế, người bị bệnh tiểu đường cần hạn chế ăn sầu riêng. Nếu có ăn, cũng chỉ nên ăn một ít, không ăn liên tục và biết kiểm soát lượng đường tiêu thụ để đường huyết được ổn định.

Nhãn

Quả nhãn
Chỉ nên ăn nhãn với số lượng ít để kiểm soát lượng đường trong máu (Ảnh: Internet)

Nhãn cũng là một trong những loại hoa quả mà người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn vì có chỉ số đường huyết tương đối cao. Trên thực tế, người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn nhãn nhưng chỉ nên ăn với số lượng ít. Ngoài ra, khi ăn nhãn, người bệnh cũng cần lưu ý là không nên ăn ngay sau bữa chính (cách ít nhất 2 tiếng) và không ăn nhãn khô, nhãn đóng hộp để kiểm soát lượng đường trong máu.

Chuối chín kỹ

Quả chuối
Quả chuối khi chín kỹ sẽ chứa nhiều đường (Ảnh: Internet)

Chuối có chỉ số GI thấp và là loại trái cây phù hợp với người bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, hàm lượng đường trong chuối sẽ thay đổi theo độ chín của quả. Do đó, chuối chín kỹ sẽ có chỉ số đường huyết cao hơn “kha khá” so với chuối sống, chuối vừa chín tới. Bên cạnh đó, hàm lượng đường nạp vào cơ thể cũng sẽ tăng khi kích thước quả tăng. Do đó, người bị bệnh tiểu đường cũng nên hạn chế ăn chuối chín kỹ và không nên ăn quá nhiều nếu muốn kiểm soát đường huyết ở mức ổn định.

Xoài chín

Quả xoài
Xoài chín có khả năng làm tăng đường huyết nếu ăn quá nhiều (Ảnh: Internet)

Tương tự như chuối, hàm lượng đường trong một quả xoài chín cao hơn khá nhiều so với một quả xoài sống. Vì thế, người mắc bệnh tiểu đường nên ưu tiên ăn xoài xanh thay vì xoài chín vì xoài xanh chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa có lợi với bệnh tiểu đường trong khi xoài chín có khả năng làm tăng đường huyết. Khi ăn xoài, đặc biệt là xoài chín, người bệnh không nên ăn quá nhiều trong 1 lần và không ăn thường xuyên để tránh làm đường huyết tăng nhanh.

Trên đây là một số loại trái cây có chỉ số đường huyết khá cao mà những người bị bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn. Trái ngược với những loại hoa quả trên thì bưởi, táo, lê, dâu tây, ổi, anh đào, lựu, kiwi,…sẽ là nhóm trái cây thích hợp với người bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, để an toàn nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ cũng như thường xuyên theo dõi đường huyết thường xuyên để thay đổi chế độ ăn phù hợp và tránh các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Bạn có thể xem các bài viết có liên quan tại đây:

Đừng quên theo dõi BlogAnChoi thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị bạn nhé! Bấm like, share và đánh giá 5 sao nếu bạn thích bài viết này!

Xem thêm

10 câu chuyện lịch sử đáng kinh ngạc đằng sau những món ăn được yêu thích nhất thế giới

Thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày đều có lịch sử khá hấp dẫn và lâu đời. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu về những hương vị quen thuộc đã định hình nên sự tiến hóa của chúng ta, và ngày nay vẫn được yêu thích trên toàn cầu nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận