Bạn đang sử dụng gói phần mềm Adobe để thiết kế đồ họa nhưng số tiền đăng ký quá cao? Linearity là công cụ miễn phí với nhiều tính năng thiết kế được cho là tương đương với các phần mềm Adobe. Hãy cùng so sánh Linearity với các công cụ Adobe Creative Cloud để xem liệu nó có thể thay thế được Adobe hay không nhé!

Linearity là gì?

Linearity – trước đây là Vectornator – là phần mềm thiết kế miễn phí có tùy chọn trả phí. Có hai công cụ riêng biệt là Linearity Curve – ứng dụng vẽ minh họa và vector, và Linearity Move – phần mềm tạo hình động. Cả hai đều có sẵn cho máy Mac và iPad OS phù hợp cho những người thích làm thiết kế đồ họa và hình động ở mức độ không chuyên.

Sử dụng Linearity trên máy Mac và iPad (Ảnh: Internet)
Sử dụng Linearity trên máy Mac và iPad (Ảnh: Internet)

Trong cả hai phần mềm Move và Curve, bạn có thể tích hợp các file từ phần mềm khác như Figma, Adobe hoặc Sketch. Giống như bộ phần mềm Adobe Creative Cloud, bạn có thể sử dụng Linearity để tạo hình động, tạo hình ảnh để đăng trên mạng xã hội và quảng cáo kỹ thuật số, vẽ tranh minh họa, tạo nội dung marketing và nhận diện thương hiệu.

Gói đăng ký Free Starter có giới hạn chỉ cho phép người dùng được chỉnh sửa 3 dự án gần đây nhất, ngoài ra không có công cụ cộng tác, không được ưu tiên hỗ trợ ứng dụng, hạn chế định dạng file và tùy chọn độ phân giải khi xuất file. Người dùng miễn phí không thể xuất file ở dạng SVG hoặc PDF và bị giới hạn độ phân giải 1024 x 1024 pixel.

Gói Pro của Linearity có giá 14,99 USD nếu đăng ký hàng tháng hoặc 9,99 USD mỗi tháng nếu đăng ký theo năm, bao gồm tất cả mọi tính năng giống như gói miễn phí cùng với ưu đãi là không giới hạn số lượng dự án, nhiều định dạng xuất file hơn, có công cụ cộng tác và hỗ trợ ưu tiên.

Linearity có thể cạnh tranh với các phần mềm Adobe hay không?

Xử lý hình ảnh

Adobe Photoshop là phần mềm được sử dụng phổ biến để xử lý hình ảnh, tích hợp các công cụ AI hiệu quả nên đã giành được vị trí hàng đầu về khả năng thiết kế kỹ thuật số. Trong khi đó các tùy chọn xử lý hình ảnh của Linearity Curve khá hạn chế, mặc dù bạn có thể sử dụng tính năng Auto Trace để biến hình ảnh raster thành dạng vector và chỉnh sửa bằng các công cụ chỉnh sửa Node, nhưng không có công cụ nào để chỉnh sửa trực tiếp hình chụp hoặc dạng raster.

Xóa nền hình ảnh bằng AI trong Linearity (Ảnh: Internet)
Xóa nền hình ảnh bằng AI trong Linearity (Ảnh: Internet)

Linearity có tính năng tạo lớp hình ảnh và hòa trộn, do đó mặc dù bạn không thể thao tác với hình ảnh raster nhưng vẫn có thể chỉnh sửa và hợp nhất hình ảnh bằng nhiều cách khác nhau. Ngoài ra Linearity cũng có tính năng xóa nền hoạt động tốt để tách chủ thể trong hình ảnh.

Như vậy về khả năng xử lý hình ảnh, Adobe Photoshop tốt hơn Linearity.

Tạo hình động

Adobe có các phần mềm After Effects và Premiere Pro để tạo video và hình động, cũng như có tính năng tạo hình động trong Photoshop. Trong khi đó Linearity Move là công cụ tạo hình động hoạt động song song với Linearity Curve.

Tạo hình động trong Linearity (Ảnh: Internet)
Tạo hình động trong Linearity (Ảnh: Internet)

Với Linearity Move, bạn có thể tạo chuyển động cho hình vector cũng như hình raster, khả năng này ngang bằng với cả Photoshop và After Effects. Linearity Move cho iPad là một công cụ tạo hình động tuyệt vời, trong khi Adobe không có ứng dụng tạo hình động dành cho iPad.

Khả năng chuyển đổi giữa iPad và máy Mac để tạo hình động là rất hữu ích. Bạn cũng có thể dễ dàng truy cập các dự án của mình trong Linearity Curve thông qua Linearity Cloud bằng cả 2 cách online và offline.

Lưu ý rằng ở thời điểm hiện tại Linearity Move không cho phép thêm âm thanh vào hình động. Có thể tính năng này sẽ được bổ sung trong tương lai, nhưng hiện tại bạn có thể tạo các hình động rất đẹp bằng công cụ Auto Animate và các tính năng chỉnh sửa thủ công của phần mềm này.

Linearity Move cung cấp miễn phí tất cả những tính năng cần thiết để tạo hình động, đặc biệt là đối với những người không chuyên về thiết kế, và các công cụ ngày càng cải tiến của nó có thể sẽ được nâng cấp mạnh mẽ giống như Adobe After Effects. Mặc dù hiện tại nó vẫn còn kém hơn nhưng có thể đánh giá Linearity Move ngang bằng với các tính năng tạo hình động của Adobe After Effects và tốt hơn các công cụ hình động trong Adobe Photoshop.

Thiết kế video

Đáng tiếc là Linearity Move chỉ tập trung vào hình động hơn là thiết kế video. Trong hầu hết các trường hợp, Adobe Premiere Pro thường đứng đầu về các tính năng chỉnh sửa video. Nếu bạn muốn sử dụng Linearity đồng thời vẫn có thể chỉnh sửa video miễn phí thì CapCut là lựa chọn lý tưởng có thể sánh ngang với Premiere Pro.

Như vậy Adobe tốt hơn Linearity ở mặt này.

Vẽ hình vector

Ưu điểm lớn nhất của Linearity là nó cung cấp các công cụ vẽ và thiết kế hình ảnh dạng vector có thể so sánh với Adobe Illustrator hay Adobe Fresco – một trong những ứng dụng miễn phí của Adobe. Nhưng Linearity được ưa thích hơn vì miễn phí và có sẵn trên cả máy Mac và iPad.

Thiết kế hình ảnh vector trong Linearity (Ảnh: Internet)
Thiết kế hình ảnh vector trong Linearity (Ảnh: Internet)

Để thiết kế hình vectơ dễ dàng, Linearity cung cấp các công cụ thông thường như bút mực, bút chì, công cụ nút (giống như Direct Selection của Illustrator), cọ vẽ và tạo hình khối. Tất cả các công cụ này đều có trong phần mềm Adobe Illustrator dành cho máy tính, và một số tính năng tương tự – nhưng không phải tất cả – có trong phần mềm Adobe Fresco dành cho iPad.

Việc sử dụng Linearity trên cả máy Mac và iPad sẽ tạo ra quy trình làm việc liền mạch, cho phép bạn có thể vẽ và chỉnh sửa hình vectơ trên các thiết bị khác nhau mọi lúc mọi nơi một cách phù hợp nhất. Bạn có thể thay thế việc vẽ hình vector trên Adobe bằng Linearity để tận dụng lợi ích của việc sử dụng cùng một phần mềm trên nhiều thiết bị.

Thiết kế bố cục

Đối với thiết kế bố cục và xuất bản, Adobe có phần mềm InDesign. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng phần mềm Adobe Express để xuất bản kỹ thuật số như poster trực tuyến, tài liệu PDF hoặc tạo bố cục mạng xã hội.

Thiết kế bố cục hình ảnh trong Linearity (Ảnh: Internet)
Thiết kế bố cục hình ảnh trong Linearity (Ảnh: Internet)

Bạn có thể dễ dàng thiết kế tài liệu in bằng phần mềm Linearity. Các công cụ tương tự như Adobe cho phép thiết kế bố cục đẹp mắt để sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Có các công cụ tạo lớp phủ để đặt hình ảnh, công cụ văn bản, công cụ bố cục và lớp, v.v.

Nếu so sánh Linearity với InDesign về khả năng thiết kế bố cục thì Adobe InDesign tốt hơn nhờ các công cụ trực quan hơn. Nhưng nếu so sánh Linearity với Adobe Express thì khá ngang bằng nhau về khả năng thiết kế và bạn có thể thay thế Adobe bằng Linearity tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng cụ thể.

Các tính năng AI

Trong thế giới ngày càng phát triển của AI, các phần mềm thiết kế đồ họa cũng không thể thiếu một vài tính năng AI. Hãng Adobe tích hợp AI trong phần mềm Adobe Firefly bao gồm các tính năng như đổi màu vector, tạo hiệu ứng văn bản và vectơ tạo AI.

Công cụ AI tự động theo dõi nét vẽ trong Linearity (Ảnh: Internet)
Công cụ AI tự động theo dõi nét vẽ trong Linearity (Ảnh: Internet)

Mặc dù các tính năng AI của Adobe rất thú vị nhưng nhiều tính năng trong số đó có vẻ không chuyên nghiệp và mang tính giải trí hơn là hỗ trợ làm việc thiết kế đồ họa nghiêm túc. Adobe Express có rất nhiều công cụ AI, bạn có thể thử nghiệm chúng để giải trí nhưng không phải tất cả chúng đều có thể mang lại kết quả hữu ích.

Trong khi đó Linearity có một số tính năng AI thực tế và tập trung vào hỗ trợ làm việc, giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn là giải trí. Công cụ xóa nền của Linearity Curve sử dụng AI rất hiệu quả, nhược điểm duy nhất của nó là khó chỉnh sửa vùng hình ảnh được chọn nếu xảy ra lỗi.

Tính năng Tự động tạo hình động của Linearity Move sử dụng AI để áp dụng hiệu ứng chuyển động cho hình ảnh của bạn. Điều này có thể giúp tiết kiệm thời gian tạo hình động để đăng lên mạng xã hội hoặc tạo hình GIF, ngoài ra bạn vẫn có thể chỉnh sửa kết quả hình động sau khi tạo.

Auto Trace là một tính năng AI khác có trong Linearity Curve, tương tự với chức năng Image Trace của Adobe Illustrator cho phép bạn chuyển hình ảnh từ dạng raster sang vector. Auto Trace có thể chuyển đổi các bản vẽ phác thảo raster, ảnh chụp hoặc hình vẽ thành dạng vectơ đẹp mắt và mượt mà rất nhanh chóng.

Như vậy phần mềm của Adobe cung cấp nhiều công cụ AI hơn, nhưng các tính năng nhỏ hơn của Linearity dường như thực sự hữu ích hơn khi sử dụng trong thực tế. Hầu hết những người làm thiết kế không phụ thuộc quá nhiều vào các tính năng AI, vì vậy bạn có thể thay thế Adobe bằng Linearity khi sử dụng AI.

Tóm lại

Nhìn chung, phiên bản miễn phí của Linearity cung cấp nhiều tính năng hoạt động tốt có thể thay thế Adobe. Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí so với đăng ký gói phần mềm của Adobe thì hãy thử dùng Linearity Curve và Linearity Move. Nếu bạn cảm thấy gói miễn phí của Linearity không đủ thì có thể đăng ký gói Pro với giá phải chăng hơn nhiều so với gói đăng ký rẻ nhất của Adobe.

Trừ khi bạn là người làm thiết kế chuyên nghiệp cần sử dụng các tính năng cao cấp của Adobe, thì Linearity sẽ là công cụ hoàn hảo để thay thế hầu hết các ứng dụng Adobe.

Mời bạn xem thêm các bài liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Thanh lý đồ cũ nhanh chóng qua ứng dụng Fastsell

Fastsell là ứng dụng miễn phí cho phép người dùng rao bán những món đồ cũ dễ dàng và thu tiền về nhanh chóng.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận