Gián điệp luôn là đề tài thu hút trên phim ảnh và ngoài đời thực. Một bảo tàng gián điệp mới được mở ở New York có tên Spyscape, tọa lạc tại thành phố Manhattan, chắc chắn sẽ trở thành điểm đến đông khách trong thời gian tới bởi sự độc đáo của nó. Hãy cùng BlogAnChoi khám phá nơi này nhé.

Các bức tường bê tông tối màu, sàn nhà được đánh bóng, đèn LED chiếu sáng và lấp đầy không gian, các phát kiến công nghệ cao xuất hiện ở khắp mọi nơi,… là những gì bạn có thể thấy khi tới đây. Bảo tàng này rộng tới 60.000 foot vuông (khoảng hơn 5.500 mét vuông).

Laser
Du khách sẽ choáng ngợp với sự chân thực của đèn laser và ánh sáng tại bảo tàng Spyscape. (ảnh: Scott Frances)

Nó được thiết kế bởi kiến trúc sư người Anh David Adjaye đến từ công ty Adjaye Associates. Mỗi phòng trưng bày giới thiệu cho người tham quan về một khía cạnh của nghề điệp viên: lường gạt, mã hóa, giám sát, hacking, trí tuệ, chiến tranh số và lực lượng đặc biệt,… Tất cả đều độc đáo và có một không hai.

Cơ hội khám phá dòng máu điệp viên bên trong bạn

Spycape giống một ngôi nhà tương tác giải trí hơn là một bảo tàng truyền thống. Ngay cửa ra vào, du khách sẽ mang một chiếc vòng kĩ thuật số và bắt đầu khám phá những kĩ năng điệp viên của mình. Bằng cách tham gia hoàn thành các thử thách, mỗi người sẽ dần nhận ra vai trò điệp viên của riêng mình.

Trưng bày
Mỗi căn phòng trưng bày ở đây được thiết kế đặc biệt, nhằm giúp du khách phát hiện “dòng máu điệp viên” bên trong mình. (ảnh: Scott Frances).

Không chỉ dừng lại ở việc mô phỏng, các phòng trưng bày ở Spyscape có khả năng mang lại cảm giác vô cùng thực tế cho du khách. Bạn sẽ đến thăm phòng thẩm vấn nói dối, hầm laser (kiểm tra sự khéo léo và phản ứng nhanh nhạy),…

“Cá nhân tôi thích nhất là thư viện giám sát,” ông Ellman – khách tham quan – trả lời phỏng vấn. Trong căn phòng này, du khách sẽ bắt gặp những hình ảnh được ghi lại bởi CCTV. Tất cả đều vô cùng sống động với những góc máy phản ánh 360 độ của sự vật. Điều này không chỉ gây cảm giác bất ngờ, sững sờ mà còn là bài tập thể dục thực sự cho mắt để kiểm tra khả năng quan sát.

Phòng quan sát
Căn phòng quan sát được thiết kế công phu. (ảnh: Scott Frances).

Ở căn phòng cuối cùng, du khách được trải nghiệm những điều kì diệu của công nghệ cao. Mật mã, hacker, chuyên gia phân tích tình báo, tình báo tác nghiệp, lực lượng đặc biệt, SpyCatcher, SpyMaster, nhân viên giám sát hoặc cán bộ kĩ thuật,… Tất cả là một quy trình được xử lí bài bản.

“Chúng tôi đã dành vài năm để làm việc với các cựu lãnh đạo, những người tập huấn cho tình báo Anh, cũng như một số nhà tâm lý học công nghiệp hàng đầu, từ đó, xây dựng nên hệ thống của mình.” Shelby Pritchard, chánh văn phòng Spyscape, trả lời CNN. “Vì vậy, bảo tàng này thực sự mang một cái nhìn rất đáng tin cậy về những gì thế giới gián điệp nghĩ và những đặc tính khác nhau của nghề này.”

Khói và gương

Bảo tàng này thực sự sẽ mang lại niềm vui cũng như trải nghiệm đặc biệt không đâu có được. Nhưng nó cũng giống như nghề gián điệp, như khói và gương, tiềm ẩn những rủi ro.

Khám phá bảo tàng điệp viên mới mở cực độc đáo ở New York bảo tàng bảo tàng độc đáo bảo tàng gián điệp bảo tàng Spyscape độc đáo gián điệp hacker New York spyscape tin tức độc lạ tình báo
Không chỉ mô phỏng, Spyscape còn kể câu chuyện thật về những gián điệp nổi tiếng trong lịch sử thế giới. (ảnh: Scott Frances)

Một mặt, bảo tàng Spyscape đang giới thiệu với du khách những câu chuyện đáng kinh ngạc của rất nhiều nhân vật vĩ đại, khét tiếng trong lịch sự gián điệp, ví dụ như thể kể tới Codebreaker Alan Turing từ Thế chiến II. Khách tham quan thậm chí được chiêm ngưỡng những hiện vật quý giá, như máy mã hóa Enigma chính hãng dùng từ thời phát xít.

Mặt khác thì, những thông tin của bảo tàng này vẫn còn khá ít ỏi. Spyscape có thể thu hút du khách tới vì sự độc đáo, nhưng có nhiều lo ngại rằng vì lượng thông tin chưa thực sự lớn mà sẽ có ít người quay lại.

Công nghệ
Số tiền để chi trả cho những trải nghiệm công nghệ ở bảo tàng Spyscape là cực kì lớn. Đây cũng là lí do khiến vé vào cửa có giá cao. (ảnh: Scott Frances).

Pritchard khẳng định với The Wall Street Journal vào tháng 10 rằng chi phí của việc tạo ra những công nghệ cao tại các điểm tham quan đang ngốn hết “hàng chục triệu đô la”, và rằng hóa đơn khổng lồ được phản ánh trong giá vé. Giá vé tại đây là 39 USD (khoảng 887.000 VNĐ) cho người lớn và 32 USD (khoảng 727.000 VNĐ) cho trẻ em.

Tốt nhất là bạn hãy chuẩn bị một chiếc ví dư dả nếu muốn thâm nhập vào bên trong những bức tường ở bảo tàng điệp viên Spyscape này.

Bạn có thể đọc thêm các bài viết khác về các bảo tàng độc đáo trên thế giới tại đây:

Hãy liên tục theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều tin tức độc lạ thú vị hơn nhé!

Nguồn tham khảo: CNN

Xem thêm

Muốn "đu" CBIZ trơn tru, hãy thuộc nằm lòng cẩm nang 100 thuật ngữ dưới đây

Những thuật ngữ Cbiz như tiểu thịt tươi, bạo hồng, khống bình, sao tác... có thể sẽ khá lạ tai đối với một số bạn. Tuy nhiên nếu là một người thích đọc tin bát quái và "hít" drama thì bạn rất nên "bỏ túi" cẩm nang 100 thuật ngữ Cbiz thường gặp dưới đây để tránh bỡ ngỡ ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận