Xã hội ngày nay đòi hỏi con người chúng ta phải làm việc nhiều hơn và áp lực cũng nặng nề hơn, do đó dẫn đến tâm lý mệt mỏi, uể oải kéo dài và gây ra hội chứng “burn-out”. Bài viết sau đây giúp chúng ta hiểu rõ hơn về “hội chứng burn-out” và làm cách nào để vượt qua nó.
1. Hội chứng burn-out là gì?
Hội chứng burn-out là tình trạng kiệt sức về cả cảm xúc, tinh thần và thể chất do căng thẳng quá mức và kéo dài. Hội chứng này có thể gặp ở tất cả đối tượng như người nội trợ, giáo viên, kĩ sư, bác sĩ hay thậm chí là sinh viên. Việc luôn chịu áp lực trong học tập và công việc đã đẩy những người trẻ chúng ta rơi vào hội chứng burn-out.
2. Một số biểu hiện thường gặp
Tình trạng kiệt sức
Đây là dấu hiện nhận biết rõ nhất khi mắc hội chứng burn-out, cơ thể luôn thiếu năng lượng, thường cảm thấy mệt mỏi và uể oải. Kèm theo đó là hiện tượng ăn không ngon miệng, thiếu ngủ, đau đầu.
Cảm thấy bị cô lập
Bạn cảm giác như mọi người đang cô lập mình và mất đi tương tác, kết nối với bạn bè, đồng nghiệp. Nhu cầu chia sẻ và mở lòng giảm đi, trở nên tự cô lập mình với thế giới xung quanh và các mối quan hệ trong gia đình, công ty.
Tham vọng cầu toàn
Cảm giác không hài lòng với những thành tích đạt được và đòi hỏi bản thân để có được sự hoàn hảo. Tự dằn vặt khi chưa đạt được những kế hoạch hoặc những đóng góp chưa được đánh giá cao.
Luôn thấy khó chịu
Tâm lý bực dọc và cáu gắt làm mọi người trở nên xa lánh và hạn chế tiếp xúc với bạn. Gương mặt mệt mỏi và nhăn nhó khi làm việc có thể ảnh hưởng đến tiến độ công việc đang làm.
Mất đi hứng thú làm việc, trở nên vô cảm
Đây là triệu chứng khá rõ ràng khi bản thân đang sống như máy móc, vòng lẩn quẩn đến công ty và về nhà, làm việc như nghĩa vụ nhưng không còn sự ham thích trong công việc và cuộc sống, thờ ơ và buông thả bản thân chìm đắm trong rượu bia, lối sống không lành mạnh.
3. Phân biệt burn-out và stress
Stress
- Nguyên nhân: Do điều kiện ngoại cảnh như áp lực công việc, xã hội,…
- Diễn biến: Nhận biết ở giai đoạn sớm
- Mức độ nguy hiểm: Vừa và nhẹ
Burn-out
- Nguyên nhân: Do những rối loạn về tinh thần, mất hứng thú với mọi việc
- Diễn biến: Âm thầm
- Mức độ nguy hiểm: Trung bình đến nặng
4. Cách khắc phục
Như đã nêu trên, tình trạng burn-out rất nguy hiểm và chúng ta cần có giải pháp khắc phục nó.
- Chỉ chú tâm vào những việc quan trọng: Không đặt ra nhiều mục tiêu và áp lực lên bản thân. Bạn có thể dùng phương pháp Ma trận Eisenhower, giúp quản lí thời gian của bản thân một cách hợp lí, từ đó có thời gian cho bản thân nghỉ ngơi, dành nhiều thời gian cho gia đình và công việc.
- Nghỉ phép một thời gian: nghe có vẻ như bỏ cuộc hay ngừng cố gắng làm việc nhưng nó là cách hiệu quả để bạn tìm lại và lắng nghe bản thân, tìm ra điều thực sự mong muốn, xác định đích đến rõ ràng. Hay có thể là một kì nghỉ để bản thân bình tâm, suy nghĩ thoáng hơn, tránh xa những lối suy nghĩ tiêu cực.
- Làm những công việc tình nguyện: tham gia những chuyến đi đến vùng sâu vùng xa để thay đổi tư duy của mình về cuộc sống, điều đó mang lại cảm giác may mắn và giúp bạn biết ơn những điều hiện tại đang có.
- Học thiền cũng là giải pháp hay, nó giúp bạn tăng khả năng tập trung, có thể dùng như phương pháp trị liệu để giải tỏa áp lực mệt mỏi và đem đến những giấc ngủ thoải mái, trí não được nghỉ ngơi, hoàn toàn thả lỏng cơ thể.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này, hy vọng bài bài viết đem đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn.
Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:
- Bỏ túi những bí kíp giúp bạn giảm stress hiệu quả và sống khỏe mỗi ngày!
- Stress – mối hiểm họa đã ” giết chết ” bạn như thế nào?