Hiện nay, không chỉ với người lớn mà ngay cả những cô cậu nhỏ tuổi vẫn luôn gặp những khó khăn và thử thách, nhưng chúng nặng nề hơn khi kèm theo những áp lực và được đè nén cảm xúc từ nhiều phía. Chính những áp lực này nếu như bạn không biết cách khắc phục chúng, một ngày nào đó chúng sẽ ” giết chết ” bạn lúc nào không hay. Vậy, bạn đã thực sự hiểu stress – mối hiểm họa đã ” giết chết ” bạn như thế nào hay không? Cùng Bloganchoi tìm hiểu nhé!

Trong khoa học, người ta có một thuật ngữ dành cho trạng thái này, một từ mà hiện nay nó được tìm kiếm và sử dụng một cách triệt để, dành cho ở mọi lứa tuổi và mọi giới tính cũng như bất cứ tầng lớp nào trong xã hội. Đó chính là stress.

Ngoài ra, nếu như bạn có theo dõi báo đài, hoặc các phương tiện truyền thông bạn sẽ biết rằng Hàn Quốc vừa qua đã có hai sự ra đi từ hai ca sĩ nổi tiếng đó là Sulli và Jonghyun, họ đều là nạn nhân của việc bị stress dẫn đến trầm cảm và cuối cùng đã chọn cái chết để giải thoát cho bản thân mình. Vì vậy, stress tàn phá bản thân bản thân nhiều hơn những gì mà bạn nghĩ.

1. Stress là gì ?

Stress hay còn hiểu là căng thẳng là một trạng thái tâm lý mà con người hay gặp phải vào những lúc cảm thấy quá sức và bị dồn ép vào một cuộc khủng hoảng công việc, việc học hay đơn giản là việc làm hằng ngày. Đây là một trạng thái nguy hiểm của con người, khi não bộ và tinh thần của con người đang ở mức quá độ, không kiểm soát nhất định.

Stress là một trong những trạng thái nguy hiểm nhất hiện nay (Nguồn:Internet)
Stress là một trong những trạng thái nguy hiểm nhất hiện nay (Nguồn:Internet)

Nếu con người phải chịu áp lực tinh thần quá nhiều và liên tục, hậu quả để lại sẽ không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn thể hiện ở thể chất.

2. Mức độ của stress như thế nào là nguy hiểm nhất?

2.1 Các hành vi thường xảy ra khi bạn stress

Hãy nhắm mắt và liệt kê thử về những hành vi của bạn trong mỗi lần bạn gặp stress. Khi hiện tại, stress còn nằm ở việc bạn không biết phải làm gì với chính bản thân để kiềm chế lại những hành vi trong lúc bản thân mình bị stress. Một số hành vi mà bản thân hay gặp khi đối mặt với stress, được liệt kê như sau:

  • La hét: Bạn sẽ phải la hét khi bản thân chịu áp lực quá lớn về tinh thần.
  • Đập phá đồ đạc: Đập phá đồ đạc không chỉ xảy ra khi bạn bực tức, mà trong lúc quá stress với công việc đây hoàn toàn là hành động mà ai cũng ít nhất 1 lần làm trong lúc quá stress.
  • Tự làm đau mình: Đây chắc hẳn mà một hành động sẽ xảy ra khi bạn bị chèn ép về tinh thần quá nhiều. Chẳng hạn khi không còn thời gian cho dealine, bạn sẽ tự trách mình và thậm chí là tự làm đau mình. Bao gồm cả việc cào, cấu hoặc đánh vào đầu.
  • Than vãn, tuyệt vọng
  • Chán nản
  • Khóc
  • Mất sức sống
  • Tuyệt thực
  • Cơ thể luôn mệt mỏi
  • Hay tức giận

Trên đây, là những hành vi mà bạn thường làm mỗi lần stress. Tất nhiên, những ý được liệt kê không phải hoàn toàn đúng vì mỗi hành vi và mức độ thể hiện hành vi của mỗi người đều là khác nhau. Và cũng tùy vào mức độ stress của từng người hành vi giải quyết cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, đa phần mọi người đều cảm thấy tuyệt vọng và chán nản muốn từ bỏ mọi thứ.

2.2 Mức độ nào của stress là nguy hiểm nhất ?

Mức độ thấp nhất của stress chỉ thể hiện ở việc bạn than vãn một vài điều về công việc hay thời gian làm việc của mình. Tức là thay vì cáu gắt, tức giận, bạn than vãn về thời gian làm việc khi chỉ còn một khoảng thời gian ngắn mà chưa hoàn thành công việc được giao. Sau khi qua công đoạn than vãn và làm xong công việc, bạn cảm thấy bản thân bớt stress và sẽ hồi phục tâm trạng vui vẻ lại sau đó.

Khi stress bạn thường rất hay la hét và rất dễ cáu giận (Nguồn: Internet)
Khi stress bạn thường rất hay la hét và rất dễ cáu giận (Nguồn: Internet)

Nhưng nếu như bạn ôm đồm cho mình cáu gắt, tức giận, chỉ trích, la hét, đập phá, đó chính là mức độ stress của bạn đã đến đỉnh điểm. Bạn cảm thấy quá tuyệt vọng và cảm giác như mọi thứ đều quay lưng lại với mình, bạn không muốn chia sẻ cùng ai và cũng chẳng muốn ai ở bên cạnh mình lúc đó. Nếu liên tục ở trong trạng thái như vậy, thần kinh của bạn sẽ tổn thương vô cùng và nguy cơ về tim là hệ lụy cao nhất nếu như bạn stress lên tới đỉnh điểm.

3. Vậy đâu là dấu hiệu của stress ?

Để cụ thể hơn về những dấu hiệu của stress, stress có nhiều dấu hiệu và thể hiện ở mỗi người là khác nhau, không hoàn toàn giống nhau. Dựa trên các hành vi thường xảy ra khi bạn stress, các nhà khoa học đã nhận định 5 dấu hiệu của stress mà bạn nên chú ý.

  • Kích động
  • Vô vọng
  • Tự bỏ bê
  • Thay đổi tính cách
  • Rút lui

3.1 Kích động

Kích động là trạng thái bạn phản ứng lại với sự việc, hiện tượng đó. Tức rằng, nói một cách dễ hiểu đây là trạng thái bạn có những phản ứng mang tính bạo lực với sức ép và sự dồn nén của bản thân với điều mà gây cho bạn áp lực, sự chèn ép đó.

Kích động thường sẽ xảy ra theo hướng tiêu cực và khó có thể kiểm soát ở một số người. Trong lúc này, bạn có thể vô tình nói và làm những điều không hay, cũng như làm cho không khí thêm căng thẳng, ngột ngạt và khó giải quyết hơn.

3.2 Vô vọng

Vô vọng là khi bạn nhận ra bản thân mình quá kém cỏi và thường hay tự trách mình. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cảm giác vô vọng, tuyệt vọng thường là biểu hiện phổ biến nhất của stress và tồn tại ngay khi stress bắt đầu tấn công người gặp phải.

Ở trạng thái vô vọng nay, bạn sẽ cảm thấy không ai đứng về phía bạn hoặc không ai có thể giúp đỡ bạn. Thay vì một sức sống tốt hơn, bạn sẽ cảm thấy bị áp lực nặng nề về tâm lí, dần dần có thể bị trầm cảm hoặc tệ hơn và tự tử. Tuy nhiên, cũng có một số người rơi vào trạng thái này một thoáng và nhanh chóng lấy lại được tinh thần làm việc ngay sau đó.

Kích động và vô vọng luôn là những dấu hiệu ban đầu thể hiện bạn đang bị stress (Nguồn: Internet)
Kích động và vô vọng luôn là những dấu hiệu ban đầu thể hiện bạn đang bị stress (Nguồn: Internet)

3.3 Tự bỏ bê

Khi đã rơi vào trạng thái stress quá mức, xu hướng buông bỏ tất cả sẽ là điều ban đầu bạn luôn nghĩ tới. Bạn muốn buông bỏ lập tức và từ bỏ ngay khi nó quá stress với bạn. Đây là một hành động vô cùng tiêu cực và nhận lại những tổn thương sau đó.

Nên hãy chắc rằng, bạn phải luôn tỉnh táo và vững chí và hãy cố gắng điều chỉnh lại thời gian cũng như công việc của mình lại. Ngay lúc đó, bạn nên thư giãn để cảm thấy thoải mái hơn.

3.4 Thay đổi tính cách

Trong lúc bị stress, não bộ và tinh thần của bạn vô cùng bị ảnh hưởng và đó các dây thần kinh xúc cảm cũng bị tổn thương. Bạn dần thay đổi cảm xúc bình thường và tính cách nhờ vậy cũng thay đổi. Bạn thường dễ cáu gắt, nóng tính, khó chịu hơn bình thường. Thậm chí, chuyện nhỏ bạn cũng xé ra to và những chuyện không đáng cũng sẽ đối với bạn là đáng.

Hành động tiêu cực này sẽ là một trong những dấu hiệu nói rằng bạn cần nghỉ ngơi, bớt suy nghĩ và bớt lại việc áp lực cho chính bản thân của bạn.

3.5 Rút lui

Rút lui ở đây được hiểu theo nghĩa là buông bỏ. Khi trạng thái này diễn ra tức là tình trạng vô vọng của bạn đã đi đến đỉnh điẻm và không thể cứu vãn nổi. Đây là trạng thái bạn hoàn toàn chấp nhận việc từ bỏ và rút lui ra mọi hoạt động. Trạng thái này có thể gọi là mơ hồ khi bạn muốn thoát khỏi nó nhưng chưa chắc là thoát ra hắn vì hệ quả của nó cũng không mang lại cho bạn một tinh thần vui vẻ hay những kết quả tốt.

Stress khiến bạn dễ rút lui và từ bỏ (Nguồn: Internet)
Stress khiến bạn dễ rút lui và từ bỏ (Nguồn: Internet)

4. Mối quan hệ giữa stress và trầm cảm

Đôi lúc, người ta vẫn luôn có sự sai lầm trong việc nhận định về cảm xúc của bản thân. Cứ cho cảm giác bị stress sẽ qua nhanh đi hay cứ đinh ninh bản thân bị stress nhưng thực tế lại bị trầm cảm. Vì vậy, bạn cần phải hiểu rõ đâu là stress và đâu là trầm cảm để có những hướng giải quyết phù hợp.

4.1 Giống nhau

  • Cả hai đều xuất phát từ cá nhân của chính bạn
  • Đều ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần của bạn
  • Đều ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe của bạn
  • Luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, tuyệt vọng
  • Khiến bạn ngủ không ngon giấc
  • Mất sức sống.

4.2 Khác nhau

  • Stress là trạng thái có thể kết thúc nhanh hay chậm, còn trầm cảm là một quá trình trầm cảm kéo dài
  • Stress chỉ diễn ra khi bạn gặp khó khăn, thử thách hay những biến cố còn trầm cảm có thể xảy ra ngay cả khi bạn đang có một cuộc sống khỏe mạnh, vui vẻ.
  • Stress diễn ra ở hiện tại và những khó khăn ở hiện tại, nhưng trầm cảm bao gồm cả những chuyện quá khứ.
  • Stress hoàn toàn có thể giảm bớt hoặc kết thúc dứt điểm nhưng trầm cảm thậm chí còn có thể khiến bạn muốn tự tử.
Nhiều người nhầm lẫn Stress và Trầm Cảm là giống nhau (Nguồn: Internet)
Nhiều người nhầm lẫn sress và trầm cảm là giống nhau (Nguồn: Internet)

Từ những điều đó, bạn cũng phần nào hiểu về những khác biệt của stress và trầm cảm. Stress dài lâu gây chứng trầm cảm, đó là một trong những điều nguy hiểm mà ai cũng có nguy cơ gặp phải.

5. Cách khắc phục tình trạng stress

Một trong những cách khắc phục stress, chính là tự tạo niềm vui, cảm hứng và động lực cho bản thân mình. Bạn nên sắp xếp các công việc một cách hợp lí, không cần theo khoa học nhưng phải thuận tiện cho bạn là được. Khi hoàn thành mục tiêu mình đưa ra, bạn sẽ cảm thấy có sức sống, niềm vui và động lực làm tiếp tục công việc mà không cần lo âu đến bị trễ tiến độ. Đó là một trong những cách tự tạo niềm vui và có một tinh thần sống tốt.

Bạn nên rèn luyện thể thao điều độ, cũng như ăn uống khoa học để luôn có một sức khỏe làm việc tốt. Tránh ăn nhiều dầu mỡ và đồ ngọt sẽ giúp cho não bộ của bạn hơn.

Có rất nhiều cách giúp bạn giảm stress, có thể là du lịch (Nguồn: Internet)
Có rất nhiều cách giúp bạn giảm stress, có thể là du lịch (Nguồn: Internet)

Nên tự tạo động lực và tìm một nguồn sống vui tươi cho bản thân. Có thể là một ca sĩ thần tượng, khi có âm nhạc bạn sẽ bớt stress và có cảm hứng làm việc tốt hơn.

Nên vững tâm và luôn tự tin vào mình. Phải luôn chắc rằng bạn không muốn mọi thứ rơi vào tiêu cực vì vậy, ít suy nghĩ đến những chuyện tiêu cực sẽ tốt hơn cho bạn.

Hãy dành ít thời gian cho mạng xã hội. Điều này, sẽ giúp đầu óc bạn được thư giãn hơn.

Tham khảo thêm các bài viết tương tự tại đây:

Stress đã và đang xảy ra ở rất nhiều đối tượng và bất kỳ giới tính nào trong xã hội. Hãy luôn cho mình một nguồn năng lượng sống thoải mái nhất, điều đó sẽ khiến cho stress không còn nỗi lo cho bạn nữa. Hãy ghé thăm Bloganchoi.com để theo dõi thêm các bài khác thú vị hơn nhé!

Xem thêm

Giải pháp bảo vệ sức khỏe người cao tuổi vào mùa hè nắng nóng

Vào mùa hè khi nhiệt độ cao, độ ẩm thấp, thời tiết hanh khô, sức khỏe người cao tuổi dễ bị ảnh hưởng và dẫn đến nhiều bệnh lý.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận