Nếu bạn đã/ đang trải qua quá trình dài để giảm cân, có lẽ cụm từ Eat Clean đã không còn quá đỗi xa lạ. Vậy bạn đã bao giờ tự hỏi chế độ Eat Clean thực sự là gì và tại sao nó được nhiều người đua nhau thực hiện chưa? Liệu đây có phải là một trào lưu mà giới trẻ tạo ra để đu trend “Healthy và Balance” không?

Hãy giữ những đáp án ở trong đầu và xem hết bài viết này để có một cái nhìn chính xác và khách quan hơn về Eat Clean nhé.

1. Eat Clean bắt nguồn từ đâu?

Thật lòng mà nói, Eat Clean không có nguồn gốc rõ ràng. Chỉ biết rằng, vào những năm của thập niên 60 thuộc thế kỷ trước, là thời điểm mà kiến thức về dinh dưỡng của con người dần được cải thiện và phong cách ăn uống bắt đầu có sự chuyển biến. Từ đó cùng với các vấn đề về thiên nhiên bị ảnh hưởng nhiều do lối sống của con người và thói quen ăn uống tiêu cực gây ra những căn bệnh trên người trong những năm gần đây. Tất cả những lí do trên góp phần làm cho nhu cầu được thanh lọc cơ thể ngày một cao hơn, con người tìm kiếm nhiều phương pháp về ăn uống để làm sao có thể mang lại nguồn dinh dưỡng toàn vẹn và không gây ảnh hưởng xấu đến khả năng hấp thụ của cơ thể nhất.

Mâm cơm truyền thống của một gia đình Việt Nam. (Nguồn: Internet).
Mâm cơm truyền thống của một gia đình Việt Nam. (Nguồn: Internet).

Eat Clean dần thâm nhập vào cách con người ta ăn uống dưới những thói quen tốt và vô tình từ bao giờ, nó đã trở thành một cái tên do cộng đồng mạng đặt cho. Theo một nguồn thông tin từ nghiên cứu của trường đại học Harvard (Harvard T.H Chan School of Public Health), có một phương pháp giúp cho chế độ ăn đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ của bạn tương tự như Eat Clean.

Hình ảnh minh họa của một dĩa thức ăn bô dưỡng theo nghiên cứu của các chuyên gia đinh ưỡng của đại học Harvard.
Hình ảnh minh họa của một dĩa thức ăn bổ dưỡng theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng từ đại học Harvard.

Một bữa ăn cân bằng và bổ dưỡng theo các chuyên gia dinh dưỡng bao gồm bốn thành phần chính: rau củ quả & trái cây (1/2 bữa ăn) ưu tiên sự đa dạng màu sắc; ngũ cốc nguyên hạt (1/4 bữa ăn); đạm (1/4 bữa ăn) đến từ cá, gà, đậu, hạt và hạn chế thịt đỏ & thức ăn chế biến như bacon và xúc xích. Ngoài ra, việc bổ sung chất béo từ thực vật như dầu olive, đậu nành, bắp, hướng dương, đậu phộng… kết hợp nạp đủ lượng nước trong ngày và duy trì hoạt động thể chất cũng là những yếu tố quan trọng để có một sức khỏe tốt.

Nhìn chung, chuyên gia khuyên rằng mọi người nên chú trọng vào chất lượng thức ăn hơn là số lượng. Cùng là carbonhydrate nhưng loại có trong rau củ quả sẽ khác loại có trong các thực phẩm bánh kẹo ngọt vì độ chênh lệch về đường huyết.

2. Định nghĩa chế độ Eat Clean

Eat Clean = ăn sạch. Sạch nghĩa là thức ăn được chế biến và ăn ở một trạng thái tươi và tự nhiên, giữ được nhiều dinh dưỡng nhất, nói đơn giản là thức ăn không qua quá trình chế biến cầu kì với chất phụ gia mà chỉ được chế biến để chín hoặc được ăn sống nếu không gây hại đến sức khỏe con người.

Hiểu đúng hơn về chế độ Eat Clean cách giảm cân chế độ ăn eat clean chế độ ăn uống chế độ ăn uống lành mạnh chế độ dinh dưỡng chế độ Eat Clean dinh dưỡng eat clean lối sống sức khỏe thói quen3. Cách thực hiện chế độ Eat Clean

Eat Clean cho phép bạn nạp protein vào cơ thể qua những món thịt, hải sản, trứng luộc, nướng, hấp hoặc áp chảo chín không kèm gia vị. Ngoài ra, bạn cũng có thể nạp protein cho cơ thể từ các loại thực phẩm chay như đậu váng, đậu phụ, các loại hạt…

Protein từ thịt là nguồn dinh dưỡng quan trọng trong chế độ Eat Clean (Nguồn: Internet)
Protein từ thịt là một nguồn dinh dưỡng quan trọng trong chế độ Eat Clean (Nguồn: Internet).

Rau củ thì tùy loại có thể luộc, nướng, hấp hoặc ăn sống nếu không gây hại.

Trong rau củ quả chứa một lượng lớn các khoáng chất, vitamin và chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa. (Nguồn: Internet).
Trong rau củ quả có chứa một lượng lớn các khoáng chất, vitamin và chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa. (Nguồn: Internet).

Đối với tinh bột, có thể chọn những loại chuyển hóa chậm, chưa qua tinh chế (Carb phức) ở dạng thô, giàu chất xơ với lượng đường huyết thấp như yến mạch nguyên cám, gạo lứt, khoai lang, hạt diêm mạch,…

Các thực phẩm chứa Carbohydrate dạng phức là nguồn dinh dưỡng lý tưởng của chế độ Eat Clean (Nguồn: Internet)
Các thực phẩm chứa Carbohydrate dạng phức là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho chế độ Eat Clean. (Nguồn: Internet).

Cần lưu ý, không nên nạp vào chất béo bão hòa (saturated fat) từ mỡ động vật trên cạn và đặc biệt là chất béo chuyển hóa (trans fat) được tạo thành do quá trình hidro hóa dầu ăn vì chúng gây tích mỡ và gia tăng khả năng xảy ra các bệnh về tim mạch.

Chất béo xấu có trong các loại thức ăn nhanh. (Nguồn: Internet).
Chất béo xấu luôn là nhân tố chính có trong các loại thức ăn nhanh. (Nguồn: Internet).

Thay vào đó, bạn cần ưu tiên sử dụng chất béo tốt, không bão hòa (unsaturated fat) từ các loại hạt, đậu, trái cây (bơ) với nguồn Omega-3 dồi dào, kết hợp uống đủ nước mỗi ngày để tăng hiệu quả cho quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Chất béo tốt có nhiều trong các loại hạt, đậu và một số thực phẩm lành mạnh khác (Nguồn: Internet)
Chất béo tốt có nhiều trong các loại hạt, đậu và một số thực phẩm lành mạnh khác (Nguồn: Internet)

4. Eat Clean phù hợp cho những đối tượng nào?

Cho đến hiện tại, Eat Clean được xem là phương pháp ăn lành mạnh nhất vì nó đảm bảo được bữa ăn của bạn đầy đủ tất cả các chất cũng như nguồn dinh dưỡng nạp vào cơ thể nguyên vẹn nhất. Chính vì những đặc điểm trên, Eat Clean phù hợp với mọi lứa tuổi, chỉ cần bạn chịu khó tìm hiểu một chút các phương pháp chế biến thực phẩm thì chế độ ăn này hoàn toàn là dành cho bạn, không những giảm/ tăng cân lành mạnh mà còn giúp bạn cải thiện sức khỏe đáng kể.

(Nguồn: Internet)
(Nguồn: Internet)

Hy vọng rằng sau khi đọc xong, bạn sẽ tìm được hướng đi đúng đắn để có những bữa ăn lành mạnh, phù hợp với bản thân. Nếu bạn đang muốn thay đổi thói quen ăn uống thì bài viết này, với nguồn kiến thức được cung cấp ở trên cũng là một tài liệu đáng tham khảo đấy.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi BlogAnChoi và đừng quên chia sẻ bài viết này cho người thân hoặc để lại cảm nghĩ ở phần bình luận nếu bạn thấy thích chủ đề này nhé!

Xem thêm

Những sự thật bất ngờ về giảm mỡ có thể bạn chưa biết

Nếu bạn hay theo dõi cân nặng đều đặn mỗi ngày khi giảm cân, bạn có thể sẽ thấy thời gian đầu khi giảm, số cân xuống rất nhanh, thậm chí có thể giảm đến 3-4kg/tuần nhưng sau đó chững lại rất nhanh. Đơn giản là bởi vì trước đó, cơ thể bạn chỉ giảm lượng nước thừa đã ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
2 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
User ff0fe091

Bài viết sát thực không mang nặng về lý thuyết,dể hiểu,thực hiện dể dàng.có chất lượng.đáng quan tâm.

User 17528fef

Bài viết rất bổ ích, mang tính khoa học mà lại thiết thực nữa.