Flex là gì? Gần đây trên mxh bắt đầu xuất hiện thuật ngữ mới là “flex” hay “flexing”. Vậy flex là gì? Tại sao bạn không làm gì nhưng người khác lại bảo bạn đang “flexing”?. Cùng tìm hiểu cụ thể và chính xác nhất về thuật ngữ GenZ này nhé.
Gen Z hiện nay dùng rất nhiều thuật ngữ, từ lóng đa dạng để giao tiếp với nhau trên mạng xã hội. Flex là một trong những thuật ngữ được giới trẻ sử dụng phổ biến gần đây. Vậy flex là gì? Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu chi tiết về nguồn gốc và các ý nghĩa của từ “flex” trong bài viết sau!
Flex là gì?
Tuy hiện nay có nhiều giới trẻ sử dụngtừ flex nhưng không phải ai cũng nắm rõ định nghĩa của từ này.Vậy flex là gì?
Flex vốn dĩ là một động từ tiếng Anh, sử dụng để nói đến hành động siết cơ bắp hoặc uốn cong vật nào đó. Tính từ của flex là flexible, dùng để nói đến sự dẻo dai, uyển chuyển, linh hoạt.
Ví dụ như:
Flex your muscles. (Siết cơ bắp)
He tried to attract my best friend by flexing his huge muscles. (Anh ấy cố gắng thu hút bạn của tôi bằng cách uốn dẻo các cơ bắp to lớn của mình).
Trong nhạc rap, từ flex thường sẽ mang ý nghĩa chỉ hành vi thích thể hiện, khoe khoang quá mức về vật chất và thành tựu của bản thân.
Khi nhắc đến flex, hầu hết các rap fans đều nghĩ đến hình ảnh bóng bẩy của các rapper với các món hàng hiệu cao cấp, dây chuyền hay những món trang sức “bling bling” chói mắt. Điều này cũng không có gì quá lạ lẫm. Vì đa phần các rapper ở Mỹ trước kia thường có xuất thân nghèo khổ, nên khi họ nổi tiếng, họ sẽ có xu hướng khoe với mọi người, với thế giới rằng bản thân mình có tiền, mình đã thành công.
Cụm từ lóng này hiện đã trở nên “viral” trên mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter,… Chúng ta thường bắt gặp từ flex qua hình ảnh những “núi” quần áo hàng hiệu, đồng hồ cao cấp, xe hơi đắt tiền hoặc những chồng “sổ đỏ” đầy giá trị,…
Nguồn gốc của thuật ngữ “Flex”
Đây là từ lóng tiếng Anh, bắt đầu được sử dụng rộng rãi từ những năm 1990, nói về “lòng dũng cảm giả tạo” hoặc “sự khoe mẽ vô duyên” trong văn hóa Âu Mỹ.
Trong văn hóa rap – hiphop, flex lại gắn liền với mục đích khoe khoang, khoe của. Theo đó, flex là hành động mà một người khoe khoang quá lố về vật chất hay thành tựu của bản thân, đôi khi khiến người khác thấy khó chịu. Đây cũng chính là ý nghĩa của flex khi được sử dụng trong đời thường và trên MXH gần đây.
“Flex” trở nên phổ biến vào năm 2014 nhờ ca khúc No Flex Zone của bộ đôi Rae Sremmurd. Cũng xuất phát từ định nghĩa của “flex”, cụm từ “no flex zone” có nghĩa là mọi hành động mang tính chất “khoe của” đều bị cấm. Ngoài ra còn có một cụm từ “weird flex but ok”, dùng để chỉ việc khoe khoang những thứ không đáng để được khoe.
Màn flex đầu tiên ở Việt Nam hầu như ai cũng biết là truyện ngụ ngôn “Lợn cưới áo mới” được xuất hiện trong sách giáo khoa Ngữ văn. Câu chuyện kể về hai anh chàng hay khoe của. Họ trở nên lố bịch trong lời nói: “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?” hay “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!”.
Trong khoảng vài tháng nay, từ “flex” bỗng được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội Việt Nam. Nhiều dịch vụ mở ra để cung cấp quần áo, địa điểm… cho những cho những vlogger, tiktoker… có thể giả giàu và sống ảo. Những trào lưu thể hiện văn hóa flex cũng có thời gian nở rộ. Chẳng hạn như “flex giá tiền của bộ đồ bạn đang mặc” trên YouTube, “body-check” (kiểm tra cơ thể) hay “rich boy – rich girl check” (xác thực là bạn giàu), khoe thành tích học tập, khoe người yêu… trên TikTok.
Flex tốt hay xấu?
Bắt đầu từ những năm 2010, đi cùng với sự bùng nổ của các trang mạng xã hội nổi tiếng như YouTube, Tiktok, Facebook,… từ flex càng ngày càng trở nên viral hơn. Rất nhiều rapper nổi tiếng liên tục dùng từ flex làm chủ đề chính cho bài hát của mình, điển hình như: Post Malone, Migos,…
Văn hóa flex cũng dần hình thành theo dòng thời gian. YouTube từng có những trend rất hot như “Flex giá tiền của bộ đồ bạn đang mặc”. Nhiều YouTuber nhân cơ hội này thực hiện các video clip có nội dung dành hàng trăm triệu, hàng nghìn đô để mua trọn đồ đạc đang bán trong một cửa hàng.
Tại Việt Nam, từ lóng “flex” cũng phổ biến hơn và được các rapper Việt sử dụng trong bài hát. Chẳng hạn như rapper 16 Typh đã biểu diễn trong bài Don’t Waste My Time: “Hustle, hustle, all day long. Flexing, making money, more. Hustle, hustle, all day long”
Sang Tik Tok, chúng ta thường bắt gặp những xu hướng đình đám như “rich boy/rich girl check” nhằm xác thực hoặc khoe khoang độ giàu có của bản thân. Ngoài việc khoe tiền, giá trị của đồ dùng, quần áo thì giới trẻ cũng có trend khoe bạn bè, họ hàng là những người giàu có.
Nhìn chung, chúng ta có thể thấy văn hóa flex đã góp phần thúc đẩy chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa tiêu dùng. Không khó để bắt gặp các dịch vụ cung cấp quần áo, địa điểm,… cho những YouTuber, Tiktoker “sống ảo”. Đồng thời, tư tưởng “fake it till you make it” (Giả vờ cho đến khi mình đạt được) cũng được thể hiện rõ qua trào lưu này trên mạng xã hội.
Tuy nhiên, không phải người nào cũng thích nghe người khác “flex” về những gì họ sở hữu hoặc họ đạt được. Chính vì thế, ngoài từ flex, chúng ta cũng hay nghe đến từ “no flex zone”. Cụm từ này có nghĩa là “khu vực không flex”, tức là mọi hoạt động mang tính chất “khoe khoang” đều bị cấm ở đây.
Chưa bàn đến tính đúng – sai, nên – không nên nhưng như đã nói từ đầu, nhiều khi flex đem lại cảm giác khó chịu cho người khác. Bởi lẽ có những thứ không đáng khoe hoặc có những màn khoe mẽ tạo cảm giác kệch cỡm. Vì vậy khi ai đó flex với tần suất dày đặc thì thường không nhận được sự đồng tình, coi trọng của mọi người xung quanh.
Tớ cần ý kiến của các bạn để hoàn thiện bài viết, hãy share cho mình những suy nghĩ của bạn.