Chế độ dinh dưỡng lành mạnh và cân bằng rất quan trọng đối với sức khoẻ của mỗi chúng ta, đặc biệt là những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị ung thư. Chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất cho bệnh nhân ung thư là gì? Cùng BlogAnChoi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nha!

Bản thân bệnh ung thư và phương pháp điều trị đều có thể gây ra các rối loạn ăn uống như biếng ăn, buồn nôn, nôn ói, đau họng, rối loạn mùi vị,… Chính điều này làm cho bệnh nhân dễ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng và có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau. Do đó, một chế độ dinh dưỡng tốt trong suốt quá trình điều trị sẽ đem lại nhiều lợi ích như:

  • Duy trì cân nặng hợp lý.
  • Duy trì sức khỏe giúp bệnh nhân cảm thấy khỏe mạnh trong quá trình điều trị.
  • Duy trì nguồn dự trữ các chất dinh dưỡng trong cơ thể.
  • Giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn với các tác dụng phụ của điều trị.
  • Giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Nhanh chóng lành vết thương, nhất là ở bệnh nhân có phẫu thuật.
  • Nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Đối với hầu hết mọi người, dinh dưỡng lành mạnh bao gồm:

Tăng cường rau xanh (Nguồn: Internet)
Tăng cường rau xanh (Nguồn: Internet)
  • Tăng cường ăn rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như: gạo lứt, khoai củ, bắp,…
  • Tiêu thụ vừa đủ lượng thịt, sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa.
  • Cắt giảm chất béo, đường, muối và chất cồn.

Khi bạn khỏe mạnh, việc ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm sẽ không phải là vấn đề gì quá khó khăn. Thế nhưng khi bạn đang điều trị ung thư thì đây thực sự là một thử thách. Những rối loạn ăn uống mà bệnh nhân ung thư mắc phải có thể làm sụt giảm đáng kể lượng thực phẩm ăn vào, trong khi cơ thể lại cần nhu cầu năng lượng và protein cao hơn bình thường để chiến đấu với bệnh tật.

Điều này có nghĩa là bạn có thể ăn một số loại thực phẩm mà bình thường không được khuyến cáo khi bạn khỏe mạnh như thực phẩm giàu năng lượng, có hàm lượng chất béo cao, tăng số lượng sữa, giảm thực phẩm giàu xơ,… tùy vào từng tình trạng bệnh nhất định.

Cung cấp đầy đủ các nhóm chất khác nhau (Nguồn: Internet)
Cung cấp đầy đủ các nhóm chất khác nhau (Nguồn: Internet)

Sau khi kết thúc điều trị và cơ thể đã dần dần hồi phục, bạn cần lên kế hoạch để quay trở lại chế độ ăn hàng ngày bình thường. Tốt nhất là bạn cần một chuyên gia dinh dưỡng để thiết kế khẩu phần ăn trong suốt quá trình điều trị và khi kết thúc.

Lợi ích của việc duy trì cân nặng khỏe mạnh khi mắc bệnh ung thư

  • Phòng ngừa các bệnh ung thư liên quan đến tình trạng béo phì như ung thư vú, ung thư tụy, ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư cổ tử cung,…
  • Hỗ trợ quá trình điều trị ung thư, giảm biến chứng, nhanh chóng hồi phục,…

Bệnh nhân ung thư cần bao nhiêu năng lượng mỗi ngày?

Bước 1: Đánh giá tình trạng cân nặng

Đánh giá tình trạng cân nặng BMI và phân loại theo IDI & WPRO (Hiệp hội tiểu đường các nước châu Á).

Bước 2: Tính nhu cầu năng lượng

Nhu cầu năng lượng được khuyến nghị chung cho bệnh nhân ung thư:

  • Bệnh nhân cần duy trì cân nặng: 25 – 30 kcal/cân nặng hiện tại/ngày.
  • Bệnh nhân cần tăng cân hay đang tăng nhu cầu chuyển hóa, chẳng hạn như nhiễm trùng, phẫu thuật: 30 – 35 kcal/cân nặng hiện tại/ngày.
Những thực phẩm điển hình chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu (Nguồn: Internet)
Những thực phẩm điển hình chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu (Nguồn: Internet)

Ví dụ: Bệnh nhân có cân nặng 50kg, chiều cao 1,6m

  • BMI = 50 / (1,6 x 1,6) = 19,5 kg/m² -> BMI bình thường và bệnh nhân cần duy trì cân nặng này.
  • Nhu cầu năng lượng = 30 x 50 = 1500 kcal/ngày.

Tuy nhiên công thức tính toán trên đây chỉ mang tính chất tương đối và có giá trị trong việc ước lượng nhu cầu ban đầu. Do vậy mỗi bệnh nhân nên viết nhật ký ăn uống mỗi ngày, theo dõi cân nặng hàng tuần để điều chỉnh nhu cầu dinh dưỡng hợp lý.

Các bạn có thể đọc thêm các bài viết khác về dinh dưỡng:

Hãy tiếp tục theo dõi BlogAnChoi để có thêm thông tin hữu ích về sức khỏe và dinh dưỡng nha! Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau.

Tài liệu tham khảo:

  1. Bộ Y tế – Viện Dinh dưỡng (2016) – Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam.
  2. Bộ môn Dinh dưỡng – An toàn Thực phẩm Đại học Y khoa Hà Nội (2016) – Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm – Nhà xuất bản Y học.
Xem thêm

Một cách tiếp cận để cải thiện thói quen ăn uống của bạn

Thói quen ăn uống mà bạn muốn thay đổi là gì? Bạn ăn một bữa sáng thịnh soạn? Tốt đấy. Nhưng còn những thói quen xấu mà bạn cần thay đổi thì sao?
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận