Cháy nắng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể để lại những hậu quả lâu dài đối với làn da của bạn. Khi gặp phải tình trạng này, việc tìm kiếm các phương pháp điều trị kịp thời và có hiệu quả là rất quan trọng. Trong bài viết này, chúng mình sẽ chia sẻ với bạn một vài mẹo chữa trị cháy nắng ngay tại nhà, giúp làn da nhanh chóng phục hồi và giảm thiểu tổn thương. Vậy làm gì khi da bị cháy nắng? Cùng tìm hiểu nhé.

Cháy nắng là gì?

Cháy nắng là một thuật ngữ phổ biến ở Việt Nam để mô tả tình trạng da bị tổn thương do tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời mà không có bất cứ món đồ bảo vệ nào. Khi da bị cháy nắng sẽ thấy da có hiện tượng bị đỏ, nóng, ngứa, và thậm chí là da rát. Đây là một tình trạng phổ biến trong mùa hè hoặc khi tiếp xúc với nắng mặt trời trong thời gian lâu

Da bị cháy nắng
Da bị cháy nắng bị đỏ và nóng (Nguồn: Internet)

Cách hạn chế da cháy nắng

Luôn sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên và thoa lại sau mỗi 2 giờ hoặc sau khi bơi lội, đổ mồ hôi. Mặc quần áo chống nắng, đội mũ rộng vành và đeo kính râm có khả năng chống tia UV. Tránh ra ngoài trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều khi ánh nắng mặt trời mạnh nhất.

Trường hợp nên đi gặp bác sĩ

  • Nếu sau vài ngày tự điều trị mà tình trạng không cải thiện hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng tấy, mủ, hoặc sốt.
  • Khi có các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, chóng mặt, hoặc nhịp tim nhanh, cần đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Hiểu rõ về cháy nắng và biết cách xử lý sẽ giúp bạn giảm bớt đau đớn và ngăn chặn các tổn thương không cần thiết cho da. Điều trị kịp thời và đúng cách không chỉ giúp làn da bạn nhanh chóng hồi phục mà còn giữ gìn được vẻ đẹp và sức khỏe của da lâu dài.

Làm gì khi da bị cháy nắng?

Sau khi phát hiện làn da của bạn bị cháy nắng, những bước xử lý da cơ bản là điều cực kì quan trọng và cần thiết. Dưới đây là những bước bạn có thể thực hiện ngay để giảm tình trạng nóng đỏ da và hỗ trợ da phục hồi nhanh chóng.

Làm gì để phục hồi da bị cháy nắng
Làm gì để phục hồi da bị cháy nắng(Nguồn: Internet)

Làm mát da tức thì:

  • Tìm nơi râm mát và tránh xa ánh nắng mặt trời.
  • Sử dụng khăn mềm ngâm nước lạnh để đắp lên vùng da bị cháy nắng.
  • Tắm nước mát để giúp giảm nhiệt trên da và giảm viêm.

Cung cấp đủ nước cho da:

  • Uống nhiều nước để bù đắp lượng nước mất đi, giúp da duy trì độ ẩm.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm không mùi và không chứa cồn để tránh kích ứng da.

Lưu ý khi da bị chạy nắng

  • Không bôi kem đông y hay các chất có tác động mạnh khác lên da bị cháy nắng.
  • Không cạo, cào hoặc làm tổn thương lớp da bị bong tróc.
  • Nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí để bảo vệ da khỏi ma sát.

Những bước này sẽ giúp giảm nguy cơ tổn thương da thêm và tạo điều kiện thuận lợi cho da phục hồi. Trong phần tiếp theo, chúng mình sẽ đề cập đến các chất làm dịu tự nhiên có thể giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu do cháy nắng gây ra.

3 thành phần tự nhiên giúp làm dịu da cháy nắng

Khi làn da bị cháy nắng, việc giảm nhiệt độ cho da bằng các nguyên liệu tự nhiên không chỉ giúp giảm cảm giác đau rát mà còn hỗ trợ quá trình phục hồi da. Dưới đây là một số giải pháp tự nhiên mà bạn có thể dễ dàng áp dụng tại nhà.

Nha đam (lô hội)

Nha đam là một trong những phương pháp điều trị cháy nắng phổ biến nhất nhờ vào khả năng làm mát và giảm viêm tự nhiên. Gel nha đam có thể được lấy trực tiếp từ lá cây hoặc sử dụng sản phẩm gel nha đam sẵn có. Lưu ý nếu lấy trực tiếp từ lá cây thì phải rửa sạch lớp mủ vàng có trong lá. Thoa gel nha đam lên vùng da bị cháy nắng sẽ giúp làm dịu da và tăng cường quá trình phục hồi.

Nha đam giúp làm dịu da và có độ lành tính cao
Nha đam giúp làm dịu da và có độ lành tính cao(Nguồn: Internet)

Sữa lạnh

Ngâm khăn sạch vào sữa lạnh, sau đó đắp nhẹ lên da để giảm đau và viêm. Sữa chứa protein và chất béo có thể giúp tạo lớp màng bảo vệ da, giảm mất nước và kích ứng.

Dưa chuột

Dưa chuột không chỉ giúp làm mát da từ bên ngoài mà còn cung cấp độ ẩm cần thiết cho da. Lát dưa chuột mỏng có thể được đặt lên vùng da bị cháy nắng để giảm sưng và làm dịu da.

Làm lành da từ bên trong

Không chỉ có việc chăm sóc bề mặt da, làm lành da từ bên trong cũng quan trọng không kém. Vì thế nếu da đã trải qua hiện tượng cháy nắng thì nên kết hợp thêm một số phương pháp phục hồi da từ bên trong.

Chữa lành da cháy nắng từ bên trong
Chữa lành da cháy nắng từ bên trong

Dinh dưỡng hỗ trợ phục hồi da

  • Tăng cường ăn nhiều rau củ quả giàu chất chống ôxy hóa như cà chua, cà rốt và quả mâm xôi để giúp chữa lành làn da.
  • Omega-3 và những chất béo lành mạnh có trong cá hồi, hạt lanh và quả óc chó giúp giảm viêm.
  • Đủ lượng protein cần thiết từ thịt gà, cá, đậu nành và các sản phẩm từ sữa hỗ trợ tái tạo tế bào da.

Thực phẩm cần tránh

  • Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, chất kích thích như cà phê và rượu bia vì chúng có thể làm tăng viêm và kích ứng da.
  • Tránh thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo trans vì chúng có thể làm chậm quá trình phục hồi da.

Bổ sung đủ nước

  • Uống đủ nước mỗi ngày là cực kỳ cần thiết, hỗ trợ quá trình làm lành da.
  • Nước cốt chanh pha loãng hoặc cam cũng có thể giúp cung cấp vitamin C và tăng cường sức đề kháng cho da.

Chăm sóc da từ bên trong không chỉ giúp tăng cường khả năng phục hồi sau cháy nắng mà còn duy trì làn da khỏe mạnh và đẹp lâu dài. Kết hợp đúng cách giữa chế độ ăn uống lành mạnh và việc chăm sóc da bên ngoài sẽ mang lại kết quả tốt nhất.

Bạn có thể tham khảo thêm nhiều bài viết khác của BlogAnChoi:

Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn chăm sóc làn da bị cháy nắng một cách hiệu quả. Hãy nhớ rằng, nếu có dấu hiệu của cháy nắng nghiêm trọng hoặc không cải thiện sau các biện pháp tự chăm sóc, việc thăm khám bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị chính xác là điều cần thiết.

Xem thêm

3 kiểu thắt tóc đơn giản cho mùa hè nóng bức

Thắt tóc vốn là một trong những cách tạo kiểu vừa đơn giản, tiết kiệm thời gian, vừa đem lại hình ảnh mới mẻ, thú vị cho mái tóc và khuôn mặt của các cô gái yêu làm đẹp. Có thể nói, mùa hè chính là thời điểm “lên ngôi” của các kiểu tóc thắt, không chỉ bởi công ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận