Sa sút trí tuệ là một khái niệm rộng bao gồm các tình trạng sức khỏe có thể làm giảm khả năng trí nhớ, xử lý thông tin và nói của một người. Các dấu hiệu ban đầu của sa sút trí tuệ thường là hay quên và khó sử dụng từ ngữ khi nói chuyện. Mặc dù các triệu chứng có thể thay đổi tùy theo nguyên nhân gây ra tình trạng này nhưng cũng có một số triệu chứng thường gặp giúp phát hiện sớm mà bạn cần chú ý.

Sponsor

Nếu chỉ xuất hiện các vấn đề về trí nhớ thì chưa thể chắc chắn đó là sa sút trí tuệ, mà phải có nhiều triệu chứng ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày mới có thể được chẩn đoán là chứng sa sút trí tuệ.

Sa sút trí tuệ có thể ảnh hưởng đến khả năng trí não như:

  • Trí nhớ
  • Khả năng lý luận và giải quyết vấn đề
  • Sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp
  • Sự tập trung

11 triệu chứng thường gặp ở giai đoạn sớm của sa sút trí tuệ

1. Thay đổi nhẹ về trí nhớ ngắn hạn

Quên những việc mới xảy ra (Ảnh: Internet)
Quên những việc mới xảy ra (Ảnh: Internet)

Suy giảm trí nhớ có thể là một triệu chứng sớm của chứng sa sút trí tuệ. Những thay đổi ban đầu thường rất nhỏ và thường liên quan đến trí nhớ ngắn hạn. Những người mắc chứng sa sút trí tuệ có thể nhớ các sự kiện diễn ra nhiều năm trước nhưng lại quên những việc mới xảy ra, ví dụ như:

  • Quên vị trí của các đồ vật thường ngày
  • Quên lý do khiến họ bước đến một phòng nào đó trong nhà
  • Quên những việc cần làm trong một ngày
  • Quên hoàn thành một việc mà họ đã bắt đầu, ví dụ như quên tắt bếp sau khi nấu ăn

2. Khó khăn trong việc tìm từ ngữ để nói

Một triệu chứng sớm của chứng sa sút trí tuệ là gặp khó khăn khi nói. Những người mắc chứng sa sút trí tuệ có thể gặp khó khăn trong việc giải thích điều gì đó hoặc tìm ra đúng từ ngữ để nói. Họ cũng có thể dừng lại ở giữa một câu và không biết làm thế nào để nói tiếp.

Những cuộc trò chuyện với người mắc chứng sa sút trí tuệ có thể diễn ra khó khăn và mất nhiều thời gian hơn bình thường để họ thể hiện suy nghĩ hoặc cảm xúc của bản thân.

3. Thay đổi tâm trạng

Thay đổi tâm trạng (Ảnh: Internet)
Thay đổi tâm trạng (Ảnh: Internet)

Sự thay đổi trong tâm trạng cũng là triệu chứng phổ biến của chứng sa sút trí tuệ. Những người mắc tình trạng này có thể không tự nhận ra điều này ở bản thân mình, nhưng mọi người xung quanh có thể nhận thấy sự thay đổi, ví dụ như trầm cảm là triệu chứng phổ biến trong giai đoạn đầu của chứng sa sút trí tuệ.

Những người mắc chứng sa sút trí tuệ cũng có thể sợ hãi hoặc lo lắng nhiều hơn trước. Họ có thể dễ dàng trở nên khó chịu khi thay đổi thói quen thường ngày của họ hoặc bị rơi vào những tình huống xa lạ. Cùng với thay đổi tâm trạng, cũng có thể nhận thấy sự thay đổi trong tính cách của những người này.

4. Sự thờ ơ

Sự thờ ơ là một triệu chứng phổ biến của chứng sa sút trí tuệ giai đoạn sớm. Những người mắc chứng sa sút trí tuệ có thể mất hứng thú với những sở thích hoặc hoạt động mà họ từng thích trước đây, thậm chí không muốn ra ngoài và đi chơi. Họ cũng có thể mất hứng thú với việc dành thời gian ở bên bạn bè và gia đình, và họ có vẻ không cảm xúc.

5. Khó hoàn thành công việc

Sự thay đổi nhỏ về khả năng hoàn thành các công việc thường ngày là một dấu hiệu sớm có thể xảy ra của chứng sa sút trí tuệ. Tình trạng này thường bắt đầu với những công việc phức tạp như:

  • Theo dõi các hóa đơn và chi tiêu trong gia đình
  • Làm theo một công thức nấu ăn
  • Chơi một trò chơi có nhiều quy tắc

Bên cạnh việc khó hoàn thành các công việc quen thuộc, những người mắc chứng sa sút trí tuệ cũng có thể khó học những điều mới hoặc làm theo với các thói quen mới.

6. Nhầm lẫn

Trí óc nhầm lần (Ảnh: Internet)
Trí óc nhầm lần (Ảnh: Internet)

Những người trong giai đoạn đầu của chứng sa sút trí tuệ thường hay bị nhầm lẫn, họ có thể gặp khó khăn khi nhớ khuôn mặt của người khác, nhớ ngày tháng hoặc nhớ ra mình đang ở đâu.

Sự nhầm lẫn có thể xảy ra vì một số lý do và thay đổi theo các tình huống khác nhau. Ví dụ, họ có thể tra nhầm chìa khóa xe, quên những việc xảy ra tiếp theo trong ngày, hoặc không nhớ một người mà họ mới gặp.

7. Khó theo dõi các câu chuyện

Khó khăn khi theo dõi các câu chuyện là một triệu chứng kinh điển của chứng sa sút trí tuệ ở giai đoạn sớm. Những người mắc chứng sa sút trí tuệ thường quên ý nghĩa của những từ họ nghe hoặc cảm thấy khó khăn khi theo dõi các cuộc trò chuyện hoặc chương trình TV kéo dài.

8. Khó định hướng không gian

Quên đường đi (Ảnh: Internet)
Quên đường đi (Ảnh: Internet)
Sponsor

Khả năng ý thức về định hướng không gian có thể bị suy giảm khi bắt đầu xuất hiện chứng sa sút trí tuệ. Họ có thể gặp khó khăn trong việc nhận ra các địa danh thông thường và quên đường đi đến những nơi đã từng quen thuộc với họ, hoặc khó khăn hơn khi làm theo một loạt các hướng dẫn và chỉ đường.

9. Hành động lặp lại

Những người mắc sa sút trí tuệ có thể lặp lại các công việc thường ngày, chẳng hạn như cạo râu hoặc tắm, hoặc họ có thể thu thập các đồ vật một cách kỳ lạ. Họ có thể lặp lại cùng một câu hỏi nhiều lần trong một cuộc trò chuyện hoặc kể lại một câu chuyện nhiều lần.

10. Khó thích nghi với sự thay đổi

Đối với những người trong giai đoạn đầu của chứng sa sút trí tuệ, sự thay đổi có thể khiến họ cảm thấy sợ hãi. Họ không thể nhớ những người mà họ quen biết hoặc không hiểu được những gì mà mọi người đang nói, họ không nhớ tại sao họ đi đến cửa hàng và thậm chí có thể bị lạc trên đường về nhà. Vì vậy họ muốn làm mọi thứ theo thói quen và sợ sự thay đổi. Khó thích nghi với thay đổi cũng là một triệu chứng điển hình của chứng sa sút trí tuệ giai đoạn sớm.

11. Ra quyết định sai

Một triệu chứng của sự suy giảm nhận thức là mất khả năng đưa ra quyết định đúng. Ví dụ, những người mắc chứng sa sút trí tuệ đôi khi không nhận ra các tình huống nguy hiểm, họ cố gắng đi bộ qua một con đường nhiều xe cộ đông đúc mà không đợi cho đến khi an toàn, hoặc đi ra ngoài trời lạnh mà không mặc đồ ấm.

Một dấu hiệu khác của quyết định kém khi mắc chứng sa sút trí tuệ là vấn đề tiền bạc: một người trước đây vốn cẩn thận với tiền của mình đột nhiên trở nên tiêu xài không hợp lý.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Sự hay quên không phải là dấu hiệu chắc chắn để chẩn đoán chứng sa sút trí tuệ, bởi vì trí nhớ giảm là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa và cũng có thể xảy ra do các yếu tố khác, chẳng hạn như:

Sponsor
  • Mệt mỏi
  • Thiếu tập trung
  • Làm nhiều việc cùng lúc
  • Thiếu một số chất dinh dưỡng nhất định

Nhưng nếu bản thân bạn hoặc người thân có các triệu chứng sa sút trí tuệ như trên xảy ra thường xuyên và không cải thiện hoặc ngày càng trở nên tồi tệ hơn, thì hãy đến gặp bác sĩ. Bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần để xác định xem các triệu chứng có liên quan đến sa sút trí tuệ hay nguyên nhân khác hay không.

Chứng sa sút trí tuệ thường phổ biến hơn ở những người trên 65 tuổi, nhưng trong một số trường hợp cũng có thể xuất hiện ở những người trong độ tuổi 30, 40 hoặc 50. Nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách có thể làm chậm sự tiến triển của sa sút trí tuệ và duy trì chức năng trí não trong thời gian dài hơn.

Kết luận

Sa sút trí tuệ không phải là một bệnh, mà nó bao gồm một số tình trạng khác nhau ảnh hưởng đến chức năng của não. Những tình trạng này gây ra sự suy giảm nhận thức ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng giao tiếp, suy nghĩ và hành vi của người mắc.

Nhiều người sử dụng khái niệm “sa sút trí tuệ” và “bệnh Alzheimer” thay thế cho nhau, nhưng thực ra chúng không giống nhau. Bệnh Alzheimer là nguyên nhân gây ra phần lớn các trường hợp sa sút trí tuệ, nhưng nhiều rối loạn khác cũng có thể ảnh hưởng đến trí nhớ hoặc khả năng xử lý thông tin của não.

Nếu bạn nhận thấy bản thân mình hoặc người thân đang bắt đầu xuất hiện các vấn đề về khả năng nhận thức thì có thể liên hệ với bác sĩ để được tư vấn. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp điều trị để làm chậm sự tiến triển của sa sút trí tuệ.

Mời bạn xem thêm các bài liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Sponsor
Sponsor
Xem thêm

Tăng axit uric trong máu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bạn cần biết

Nồng độ axit uric tăng cao trong máu có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng tăng axit uric trong máu, có thể điều trị được hay không, và làm cách nào để nhận biết? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn có hài lòng với nội dung bài này?
Có 8 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 BÌNH LUẬN

  1. Mình hy vọng bài viết này mang lại cho các bạn những thông tin bổ ích và thú vị. Hãy để lại góp ý của bạn ở phần bình luận nhé!

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(