Nhịp sống luôn hối hả, tất bật và chúng ta luôn đắm mình vào những lo toan bộn bề của cuộc sống và công việc. Tuy nhiên, hãy quan tâm đến sức khỏe của bản thân để có thể nhận ra những biểu hiện của chứng trầm cảm và có phương hướng điều trị kịp thời.
Những dấu hiệu cảnh báo chứng trầm cảm
1. Tê liệt cảm xúc
Những nỗi buồn rồi cũng sẽ nguôi ngoai và qua đi. Chỉ có sự tê liệt cảm xúc nếu kéo dài sẽ trở thành triệu chứng của một dạng rối loạn tâm thần. Vậy nên, nếu bạn luôn cảm thấy buồn bã và tâm hồn dường như lúc nào cũng “trống rỗng”, hãy cẩn thận vì đây có thể là biểu hiện của căn bệnh trầm cảm đáng sợ.
2. Không còn hứng thú với bất kỳ điều gì, kể cả những việc bạn từng thích
Giới trẻ ngày nay, đặc biệt là thế hệ gen Z luôn tự đặt ra cho mình những mục tiêu, lý tưởng và cố gắng mọi thứ để đạt được những điều đó. Tuy nhiên, việc đặt ra quá nhiều áp lực vô hình đôi khi sẽ gây tác dụng trái ngược, khiến chúng ta dần dần trở nên mệt mỏi, uể oải và rồi không còn hứng thú với bất kỳ điều gì. Viêc trở nên “trơ lì” trước mọi thứ xung quanh không những khiến bạn cảm thấy bất lực mà còn đẩy bạn đến căn bệnh trầm cảm. Vì vậy, hãy cẩn thận trên con đường theo đuổi đam mê và sự nghiệp!
3. Mất kết nối với những người xung quanh
Đột nhiên vào một ngày, bạn nhận ra những người xung quanh mình dần trở nên xa lạ và bạn không thể kết nối với họ nữa. Hãy cẩn thận vì rất có thể bạn đã rơi vào một trong các dấu hiệu của trầm cảm. Bạn không thể hòa nhập trong những cuộc vui với mọi người, bạn bắt đầu cảm thấy sợ hãi trước đám đông hoặc bạn cảm thấy chán ghét một cách vô cớ đối với những người mà bạn đã từng dành cho họ sự quan tâm yêu mến. Đấy cũng chính là khi bạn “mất kết nối” với những người xung quanh.
Nguyên nhân gây ra những biểu hiện của chứng trầm cảm
Trầm cảm có thể xảy ra đối với bất cứ ai, ở mọi giới tính, mọi lứa tuổi và có biểu hiện và nguyên nhân khác nhau.
Đâu đó trong cuộc sống, một học sinh cấp 3 đang gồng mình gánh chịu căn bệnh trầm cảm bởi những áp lực học tập, những kỳ vọng mà ba mẹ, thầy cô đặt ra.
Cũng có một người mẹ, người vợ đang phải đấu tranh cho sự sống trước chứng trầm cảm khi mà những đổ vỡ, mâu thuẫn trong hôn nhân đang dần bóp nghẹt chị.
Hay thậm chí, ai đó xung quanh hay chính bản thân bạn cũng đang mắc phải những dấu hiệu của trầm cảm mà không hề hay biết. Áp lực công việc, học tập, mâu thuận gia đình, bạn bè hay trắc trở trong tình yêu, bất cứ lý do nào cũng có thể dẫn đến căn bệnh trầm cảm.
Giải pháp để thoát khỏi chứng trầm cảm
Hãy cắt giảm thời gian sử dụng mạng xã hội của bạn. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, việc dành hàng giờ đồng hồ để lướt web sẽ khiến bạn có thêm những cảm xúc tiêu cực. Thay vào đó, hãy dành thời gian tập luyện thể dục, chơi thể thao, hay giao lưu với bạn bè.
Đừng quên quan tâm đến sức khỏe của bản thân qua việc ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc. Ăn uống lành mạnh không thể giúp bạn chữa khỏi trầm cảm ngay lập tức, nhưng việc ăn đầy đủ chất sẽ giúp cơ thể bạn có thêm sức đề kháng và năng lương, kết hợp với ngủ đủ giấc sẽ góp phần làm cho cơ thể bạn cảm thấy phấn chấn và tích cực, từ đó sẽ giúp đẩy lùi căn bệnh trầm cảm.
Trầm cảm sẽ âm thầm tước đi cuộc sống của bất cứ ai, bất cứ lúc nào. Hãy quan tâm và để ý đến những dấu hiệu quan trọng của chứng trầm cảm để có thể ngăn chặn và chấm dứt mầm mống của căn bệnh này.
Một số bài viết bạn có thể tham khảo:
- Trầm cảm và những điều bạn nhất định phải biết: nguyên nhân, các dấu hiệu và phương pháp điều trị
- Trầm cảm – căn bệnh trầm kha mà giới trẻ phải đối mặt
- 5 triệu chứng trầm cảm cần được phát hiện và điều trị trước khi quá muộn
Đừng quên ghé qua chuyên mục Sức khỏe của BlogAnChoi mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu dụng khác nhé!