Vùng đất Thái Nguyên từ lâu đã nổi tiếng với phong cảnh hữu tình, con người giản dị, gần gũi. Không chỉ tham quan cảnh đẹp, rất nhiều du khách còn muốn đến để khai phá ẩm thực và mua về cho gia đình, người thân. Trong bài viết sau, BlogAnChoi sẽ gợi ý cho bạn 15 món đặc sản Thái Nguyên làm quàtuy dân dã nhưng rất ngon và mới lạ, bạn tham khảo nhé!

1. Miến Việt Cường

Nghề làm miến ở xóm Việt Cường thuộc Thái Nguyên đã tồn tại lên đến 50 năm, tạo ra sản phẩm miến Việt Cường gắn bó với nhiều bà nội trợ Việt. Bên cạnh hương vị, điểm nổi bật của miến Việt Cường là quy trình sản xuất an toàn và sạch sẽ, thực hiện theo dây chuyền được theo dõi kỹ càng.

Quy trình chế biến sạch sẽ, đóng gói kỹ càng tại làng làm miến Việt Cường. (Nguồn ảnh: Internet)
Quy trình chế biến sạch sẽ, đóng gói kỹ càng tại làng làm miến Việt Cường. (Nguồn ảnh: Internet)

Sợi miến có màu xám tro nhẹ, độ giòn và dai của sợi miến hơn hẳn các loại trên thị trường. Sau khi luộc sơ, miến sẽ chuyển sang màu trắng trong, làm miến trộn hoặc miến ăn kèm lòng gà cực kỳ ngon và dinh dưỡng.

Miến Việt Cường chế biến được nhiều món, đặc biệt làm miến trộn rất ngon vì độ dai và sần sật của nó. (Nguồn ảnh: Internet)
Miến Việt Cường chế biến được nhiều món, đặc biệt làm miến trộn rất ngon vì độ dai và sần sật của nó. (Nguồn ảnh: Internet)

Địa chỉ tham khảo

Hợp Tác Xã Miến Việt Cường

Đặc Sản Miến Việt Cường

2. Tương Nếp Úc Kỳ

Thái Nguyên có rất nhiều làng nghề truyền thống, bao gồm cả nghề làm tương ở xã Úc Kỳ. Cho đến nay, đây là một món ăn không thể thiếu trong nhà mỗi người dân địa phương và càng ngày càng được nhiều khách du lịch biết đến.

Có rất nhiều làng nghề làm tương nếp ở Thái Nguyên. (Nguồn ảnh: Internet)
Có rất nhiều làng nghề làm tương nếp ở Thái Nguyên. (Nguồn ảnh: Internet)

Gạo nếp, muối và đậu tương là ba thành phần chính làm nên món tương nếp Úc Kỳ này. Gạo nếp sử dụng là gạo nếp Thầu dầu, cần được nấu và ủ cho đến khi có màu vàng ngà. Đậu tương được đem rang chín đều, sau đó thực hiện ngâm và ủ trong vòng 45 – 50 ngày. Thành quả cho ra những lọ tương nếp nhuyễn và sánh như mật ong, lại có vị ngọt thanh và hương thơm đậm đà, ăn kèm cơm trắng hết sảy.

Tương nếp Úc Kỳ được phân phối rộng rãi trên thị trường. (Nguồn ảnh: Internet)
Tương nếp Úc Kỳ được phân phối rộng rãi trên thị trường. (Nguồn ảnh: Internet)

Địa chỉ tham khảo

Tương Nếp Úc Kỳ

Tương Nếp Thầu Dầu Ngọc Thủy

3. Bánh chưng Bờ Đậu

Bánh chưng Bờ Đậu là một trong những đặc sản của Thái Nguyên, được nhiều thực khách ưa chuộng mỗi khi tham quan vùng đất này. Không chỉ sản xuất vào dịp Tết, Bánh chưng Bờ Đậu vẫn bán rất đắt trong ngày bình thường.

Bánh Chừng Bờ Đậu là một trong những đặc sản của Thái Nguyên, được nhiều thực khách ưa chuộng. (Nguồn ảnh: Internet)
Bánh Chừng Bờ Đậu là một trong những đặc sản của Thái Nguyên, được nhiều thực khách ưa chuộng. (Nguồn ảnh: Internet)

Bánh chưng Bờ Đậu có màu xanh sẫm, làm từ gạo nếp dẻo thơm của núi Định Hóa. Lá dong gói bánh bảng lớn, lá xanh và có mùi thơm nhẹ. Và nguyên liệu làm nên độ bùi, thơm và béo ngậy của bánh chính là phần nhân đậu xanh. Đậu được tách đôi, ngâm với nước cho mềm và đãi sạch phần vỏ. Để phần nhân có vị mặn mặn beo béo, người làm sẽ trộn thêm một ít muối, sau đó đặt một lát ba chỉ thái mỏng vào giữa. Các nguyên liệu hòa quyện vào nhau tạo ra món Bánh chưng Bờ Đậu đặc trưng nơi đây.

Bánh chưng Bờ Đậu có màu xanh sẫm, làm từ gạo nếp dẻo thơm của núi Định Hóa. (Nguồn ảnh: Internet)
Bánh chưng Bờ Đậu có màu xanh sẫm, làm từ gạo nếp dẻo thơm của núi Định Hóa. (Nguồn ảnh: Internet)

Địa chỉ tham khảo

Bánh Chưng Bờ Đậu Thái Nguyên

Bánh chưng Sĩ Oanh

4. Mật ong rừng

Mật ong rừng có vô vàn công dụng đối với sức khỏe của con người, đặc biệt có khả năng trị các bệnh về dạ dày hoặc giảm viêm họng, giảm ho. Bên cạnh đó, nhiều chị em phụ nữ cũng sử dụng mật ong rừng trong quá trình làm đẹp để bổ sung vitamin cho cơ thể.

Người dân Thái Nguyên sử dụng phương pháp thủ công để lấy mật. (Nguồn ảnh: Internet)
Người dân Thái Nguyên sử dụng phương pháp thủ công để lấy mật. (Nguồn ảnh: Internet)

Người dân sử dụng phương pháp lấy mật thủ công cho nên mật ong rừng Tây Nguyên giữ nguyên độ ngọt và độ sánh. Khi mở nắp hộp, bạn sẽ cảm nhận được mùi mật ngọt hòa với mùi hoa vải nhàn nhạt, hòa cùng nước chanh uống rất tốt.

Mật ong rừng nguyên chất khi để bên ngoài kiến sẽ không lại gần. (Nguồn ảnh: Internet)
Mật ong rừng nguyên chất khi để bên ngoài kiến sẽ không lại gần. (Nguồn ảnh: Internet)

Địa chỉ tham khảo

Mật Ong Mộc Hoa

Cửa Hàng Mật Ong Minh Quý

5. Cơm lam Định Hóa

Món cơm khá mới lạ hấp dẫn khách du lịch đến với Thái Nguyên chính là . Tây Bắc là vùng rừng cọ, rừng xanh mướt rợp cả bóng trời, tại đây người dân đã nghiên cứu và trồng được loại nếp nương – một loại nếp dẻo thơm và là nguyên liệu chính của món cơm lam này.

Cần phải có tay nghề nhuần nhuyễn để làm món cơm lam này. (Nguồn ảnh: Internet)
Cần phải có tay nghề nhuần nhuyễn để làm món cơm lam này. (Nguồn ảnh: Internet)

Ống cơm lam được làm từ ống tre, nứa còn tươi và chỉ hơi già phần vỏ, khi nấu chung sẽ cảm nhận được vị ngọt nhẹ của cây thấm vào gạo. Sau khi ấn cơm vừa vặn vào ống, người làm tiếp tục quay đều ống cơm lam trên lửa, để gạo nếp được nở và chín đều. Khi ống cơm bắt đầu cháy xém và chuyển sang màu vàng ngà thì cũng là lúc món cơm lam đã hoàn thành.

Cơm lam thường được xếp thành 5 phần hoặc 10 phần để tiện vận chuyển. (Nguồn ảnh: Internet)
Cơm lam thường được xếp thành 5 phần hoặc 10 phần để tiện vận chuyển. (Nguồn ảnh: Internet)

Địa chỉ tham khảo

Quán Cơm Lam Tú Học

Quán Cơm Lam Thanh Trúc

6. Chè Tân Cương

Đến với vùng đất Tân Cương, du khách không khỏi ngỡ ngàng trước sự bao la, bát ngát, xanh mướt một vùng của những đồi chè. Chè xanh mơn mởn, hương thơm nhẹ lan tỏa khắp vùng, cảm giác sức sống mãnh liệt và sự tươi mới luôn trào dâng.

Những vườn chè xanh mướt phủ khắp Thái Nguyên. (Nguồn ảnh: Internet)
Những vườn chè xanh mướt phủ khắp Thái Nguyên. (Nguồn ảnh: Internet)

Những nương chè Tân Cương được chăm sóc kĩ, lá thu hoạch cũng vừa độ tươi nên độ ngon và thơm vẫn nguyên vẹn. Hớp một miếng nước chè xanh trong vắt, vị chát vấn vương nên đầu lưỡi và lan xuống cổ họng, mùi thơm thoang thoảng đầu mũi cực kỳ sảng khoái và thư giãn. Món quà này thích hợp cho phụ huynh, các cô chú lớn tuổi, bạn có thể tham khảo nhé!

Chè Tân Cương được sấy khô, đóng gói đẹp mắt và phân phối ra thị trường. (Nguồn ảnh: Internet)
Chè Tân Cương được sấy khô, đóng gói đẹp mắt và phân phối ra thị trường. (Nguồn ảnh: Internet)

Địa chỉ tham khảo

HTX Trà Xanh Thái Nguyên

Quán Chè Búp Thái Nguyên

7. Mỳ gạo Định Hóa

Bên cạnh chè hay cơm lam, Định Hóa còn là nơi mà nghề làm mỳ gạo phát triển. Sử dụng gạo Bao Thai trứ danh, đôi bàn tay lành nghề của những thợ làm mỳ đã chế biến thành sợi mỳ, sợi phở và các loại bánh đa, bánh cuốn để phục vụ bà con địa phương. Sau này, khi mỳ gạo Định Hóa được nhiều người biết đến, địa phương đã đưa các thiết bị công nghệ vào quy trình làm, tạo nên nhiều dây chuyền sản xuất mỳ gạo như hiện nay.

Mỳ gạo Bao Thai Định Hóa đã trở thành món quen thuộc trong mỗi tủ bếp của các bà nội trợ. (Nguồn ảnh: Internet)
Mỳ gạo Bao Thai Định Hóa đã trở thành món quen thuộc trong mỗi tủ bếp của các bà nội trợ. (Nguồn ảnh: Internet)
Quy trình làm mỳ cực kỳ sạch sẽ và chau chuốt. (Nguồn ảnh: Internet)
Quy trình làm mỳ cực kỳ sạch sẽ và chau chuốt. (Nguồn ảnh: Internet)

Địa chỉ tham khảo

Mỳ Gạo Bao Thai Định Hóa Trang Linh ( Nguyễn Long)

Chợ Đồng Quang Thái Nguyên

8. Sữa chua dẻo

Ít ai biết sữa chua dẻo của Thái Nguyên cũng là một trong những món được các bạn trẻ cực kỳ yêu thích khi ghé thăm. Món này đã gắn liền với các bạn học sinh tại Thái Nguyên từ rất lâu, thường được bán trước cổng trường hoặc trong các khu chợ với giá cực kỳ hạt dẻ. Sữ làm từ sữa tươi nguyên chất nên mùi rất thơm, khi ăn vào cảm giác tan trong miệng, ăn kèm với trái cây sẽ trở thành món giải nhiệt mùa hè rất hợp lý.

Những hũ sữa chua nhỏ nguyên chất phù hợp làm quà cho các bé. (Nguồn ảnh: Internet)
Những hũ sữa chua nhỏ nguyên chất phù hợp làm quà cho các bé. (Nguồn ảnh: Internet)
Sữa chua dẻo là món ăn được yêu thích của các bạn khách du lịch. (Nguồn ảnh: Internet)
Sữa chua dẻo là món ăn được yêu thích của các bạn khách du lịch. (Nguồn ảnh: Internet)

Địa chỉ tham khảo

Sữa Chua Hoa Tuấn – Sữa Chua Dẻo

Sữa Chua Sư Phạm

9. Nem chua Đại Từ

Mọi người thường sẽ nghĩ đến nem chua Thanh Hóa khi nhắc đến các lại nem, tuy nhiên vùng đất Thái Nguyên cũng có một món đặc sản với hương vị đặc trưng: Nem chua Đại Từ.

Nem chua Đại Từ dùng lá ổi làm lớp lót, mùi lá thường hòa quyện với mùi nem ăn rất dính. (Nguồn ảnh: Internet)
Nem chua Đại Từ dùng lá ổi làm lớp lót, mùi lá thường hòa quyện với mùi nem ăn rất dính. (Nguồn ảnh: Internet)

Nem được gói bằng lá ổi, sử dụng phần thịt nạc mông của lợn để làm nhân, trộn cùng với thính gạo rang nhuyễn. Để phần nhân thêm dậy vị, người làm sẽ cho một ít tỏi băm và rượu trắng để loại bỏ vi khuẩn trong thịt sống, sau đó bọc trước bằng lớp lá ổi và lá chuối là lớp sau cùng. Nếu có dịp, bạn nên ghé qua những làng nghề ở Yên Mỹ, Ký Phú… để chiêm ngưỡng đôi tay khéo léo của người làm nem, từ đó cảm nhận rõ ràng hơn vị ngon của món ăn này.

Khác với các loại nem khác, nem chua Định Hóa cần áp chảo sơ trước khi thưởng thức. (Nguồn ảnh: Internet)
Khác với các loại nem khác, nem chua Đại Từ cần áp chảo sơ trước khi thưởng thức. (Nguồn ảnh: Internet)

Địa chỉ tham khảo

Nem Chua Thành Đạt

Nem Thái Nguyên

10. Trám đen Hà Châu

Cứ đến tháng bảy, người dân Thái Nguyên sẽ thu hoạch trám đen Hà Châu để đem ra chợ hoặc phân phối đến các vùng khác. Do đất ở Hà Châu nhiều dinh dưỡng, phù hợp trồng trám nên trám đen Hà Châu quả rất chắc, có vị bùi và béo đặc trưng.

Trám đen Hà Châu là loại trám ngon nhất trong tất cả các loại trám. (Nguồn ảnh: Internet)
Trám đen Hà Châu là loại trám ngon nhất trong tất cả các loại trám. (Nguồn ảnh: Internet)

Có hai món bạn nên thử, chính là món trám om và trám nấu. Với những bạn mới ăn lần đầu sẽ hơi lạ miệng, nên ăn kèm với thức ăn khác như thịt ba chỉ hoặc cá chép, thêm ít khế và rau thơm để cảm nhận được trọn vẹn vị ngon.

Những rổ trám đen đầy ụ đến mùa thu hoạch. (Nguồn ảnh: Internet)
Những rổ trám đen đầy ụ đến mùa thu hoạch. (Nguồn ảnh: Internet)

Địa chỉ tham khảo

Chợ Thái

Chợ Đồng Quang Thái Nguyên

11. Rau Bò Khai

Đây là loại rau rừng chỉ có trên đất Thái Nguyên và được người dân địa phương đưa vào thực đơn hàng ngày. Không chỉ là món ăn, rau Bò Khai còn là một vị thuốc bổ cho sức khỏe. rau Bò Khai trước kia chỉ mọc dại trên rừng, được người dân đem về và sử dụng các mô hình nuôi trồng tiên tiến, giúp cây phát triển tốt, lớn nhanh và phân phối ra thị trường, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.

Bó rau Bò Khai xanh mướt, lá non mơn mởn thường được bày bán trong ác chợ tại Thái Nguyên. (Nguồn ảnh: Internet)
Bó rau Bò Khai xanh mướt, lá non mơn mởn thường được bày bán trong ác chợ tại Thái Nguyên. (Nguồn ảnh: Internet)
Rau Bò Khai chế biến được rất nhiều món, đặc biệt là xào cùng mè rất thơm và giàu dinh dưỡng. (Nguồn ảnh: Internet)
Rau Bò Khai chế biến được rất nhiều món, đặc biệt là xào cùng mè rất thơm và giàu dinh dưỡng. (Nguồn ảnh: Internet)

Địa chỉ tham khảo

Chợ Đông Hỷ

Chợ Văn Hán

12. Chuối rừng Thái Nguyên

Chuối rừng Thái Nguyên có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, có khả năng trị sỏi thận cũng như các bệnh về xương khớp hiệu quả. Chuối rừng Thái Nguyên được đem phơi khô, vỏ ngoài màu nâu thẫm và kích thước từ 10 – 15 cm. Thường được khách du lịch mua số lượng lớn, dùng để ngâm rượu trị bệnh. Bạn nên lựa loại chuối có hột nhỏ, trước khi ngâm cần rửa sạch và để ráo và chỉ ngâm với rượu trắng thuần để phát huy tối đa hiệu quả trong trị bệnh.

Chuối rừng ngâm rượu rất tốt, có thể chữa được nhiều bệnh nếu uống thời gian dài. (Nguồn ảnh: Internet)
Chuối rừng ngâm rượu rất tốt, có thể chữa được nhiều bệnh nếu uống thời gian dài. (Nguồn ảnh: Internet)
Hoa chuối rừng có kích cỡ lớn, buồng chuối nặng và nải nhiều trái. (Nguồn ảnh: Internet)
Hoa chuối rừng có kích cỡ lớn, buồng chuối nặng và nải nhiều trái. (Nguồn ảnh: Internet)

Địa chỉ tham khảo

Hợp Tác Xã Hảo Đạt

Hợp Tác Xã Khe Cốc

13. Bánh Cooc Mò

Bánh Cooc Mò là loại bánh có hình chóp nhọn, gói bằng lá, là món bánh truyền thống của người Tày thuộc tỉnh Thái Nguyên. Vào những dịp thôi nôi, sinh nhật các bạn nhỏ, món bánh này thường được dùng làm quà tặng.

Bánh Cooc Mò có nhân nếp và lạc sống mới lạ. (Nguồn ảnh: Internet)
Bánh Cooc Mò có nhân nếp và lạc sống mới lạ. (Nguồn ảnh: Internet)

Bánh Cooc Mò được làm từ gạo nếp ngâm mềm, trộn với lạc sống giã nhuyễn. Lá dong quấn thành hình cái phễu, sau khi đổ gạo và lạc vào cần phải ịn chặt để gạo không rơi ra, khi dùng dây buộc thì cần phải dùng lực vừa tay, không nên mạnh quá sẽ làm bánh dễ sượng, nếu lỏng dây thì bánh lại dễ nhão. Sau khi luộc chín, bánh sẽ có màu xanh lá mạ, ăn vào hương thơm của gạo nếp hòa với vị ngọt nhạt của lạc sống, tuy dân dã nhưng lại là mỹ vị.

Giá bán của bánh Cooc Mò tương đối rẻ nên khách du lịch thường mua thành từng chùm 10 cái. (Nguồn ảnh: Internet)
Giá bán của bánh Cooc Mò tương đối rẻ nên khách du lịch thường mua thành từng chùm 10 cái. (Nguồn ảnh: Internet)

Địa chỉ tham khảo

Chợ Đán

Chợ Phú Thái

14. Bánh tro

Bánh tro – hay còn gọi là bánh gio, là một đặc sản của Tây Nguyên được nhiều du khách mua về làm quà. Bánh tro thường có mặt trong mâm cỗ để dâng lên vào ngày Tết Đoan Ngọ, xếp thành hình quả núi đẹp mắt.

Món Bánh Tro thơm ngon, ít ngọt không bị ngán. (Nguồn ảnh: Internet)
Món Bánh Tro thơm ngon, ít ngọt không bị ngán. (Nguồn ảnh: Internet)

Phần quan trọng nhất để món Bánh tro ngon và chuẩn vị chính là chế biến nước tro. Nước tro cần được lọc kỹ, chỉ lấy phần nước trong và hòa với vôi, sau đó ngâm chung với gạo nếp cho đến khi hạt gạo vỡ. Lá dong gói bánh phải chọn loại lá tươi và dày, bỏ phần cuốn. Sau 2 – 3 tiếng luộc, bánh sẽ chuyển sang màu hổ phách đẹp mắt, chấm cùng với mật ong hoặc mật mía ăn rất vừa mà không bị ngấy.

Bánh cuốn thành hình chóp nhọn, cực kỳ thơm mùi nếp. (Nguồn ảnh: Internet)
Bánh cuốn thành hình chóp nhọn, cực kỳ thơm mùi nếp. (Nguồn ảnh: Internet)

Địa chỉ tham khảo

Nhà Hàng Bánh Thủy Vinh

Nhà Hàng Bánh Minh Hoa

15. Măng đắng Ngàn Me

Nếu đã đến Thái Nguyên và có dịp tham quan rừng Ngàn Me thuộc huyện Đồng Hỷ, bạn sẽ hiểu tại sao lại có tên là măng đắng Ngàn Me. Đặc biệt vào mùa xuân, những búp măng được tưới mưa xuân đầm chồi, hiện lên tầng tầng lớp lớp trông rất đẹp. Đến tầm tháng Chạp, người dân sẽ thu hoạch vì đây là thời điểm măng ngon và giòn nhất.

Măng đắng Ngàn Me có độ giòn và vị ngọt, hợp với chế biến nhiều loại món ăn. (Nguồn ảnh: Internet)
Măng đắng Ngàn Me có độ giòn và vị ngọt, hợp với chế biến nhiều loại món ăn. (Nguồn ảnh: Internet)

Măng đắng Ngàn Me rất tươi, giòn và có độ ngọt nhất định. Khi chế biến với các món ăn khác, bạn vẫn sẽ cảm nhận rõ mùi măng đặc trưng, cùng với vị đắng nhẹ khó quên. Bạn có thể luộc sơ và chấm mắm tôm để giữ nguyên độ ngon thuần túy của măng, hoặc kho chung với cá, với thịt ba chỉ… đều là những món rất đưa cơm.

Nếu các bạn thích thưởng thức vị ngon thuần túy của măng, có thể thử món măng luộc chấm tương. (Nguồn ảnh: Internet)
Nếu các bạn thích thưởng thức vị ngon thuần túy của măng, có thể thử món măng luộc chấm tương. (Nguồn ảnh: Internet)

Địa chỉ tham khảo

Nhà Hàng Minh Vân

Quán Món Ngon

Trên đây là 15 món đặc sản dùng để làm quà khi du lịch Thái Nguyên mà BlogAnChoi đã tổng hợp giúp bạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết nhiều thêm về ẩm thực miền núi cũng như mua được thật nhiều quà đặc sản cho bạn bè, người thân của mình!

Các bạn có thể xem thêm những bài viết tương tự tại đây:

Xem thêm

Đừng thử làm món Chân gà sốt thái chua cay siêu hấp dẫn tại nhà nếu bạn không muốn bị nghiền

Bạn đang thèm “chân gà” nhưng lại chán với kiểu gặm chân gà như cách bình thường. Bạn ngại ra đường trong thời tiết lạnh và muốn làm để thưởng thức ngay tại nhà. Vậy thì BlogAnChoi sẽ chỉ cho bạn một công thức làm món chân gà sốt thái chua cay siêu hấp dẫn, đơn giản, nhanh gọn ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận