Nhắc đến Lai Châu là chúng ta sẽ nhớ đến một vùng đất có phong cảnh hùng vĩ và những phong tục thú vị của các dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, nền ẩm thực nơi đây cũng không hề thua kém bất cứ nơi nào khác trên Tổ quốc. Hãy cùng BlogAnChoi thưởng thức 15 món đặc sản Lai Châu ngập tràn hương vị núi rừng Tây Bắc nhé!

1. Thịt sấy

Thịt sấy (Ảnh: Internet)
Thịt sấy (Ảnh: Internet)

Thịt sấy là đặc sản của núi rừng Tây Bắc nói chung và Lai Châu nói riêng. Tại Lai Châu, các miếng thịt sấy đúng chuẩn phải được cắt miếng và tẩm ướp ngay khi còn nóng (nguyên liệu làm món thịt sấy này có thể trâu, lợn, gia cầm và cả chim chóc) với tỏi, ớt khô, gừng và đặc biệt là các loại gia vị đặc trưng của nơi này như hạt mắc khén, hạt dổi,…

Sau khi thịt đã thấm vị, thịt sẽ được mang đi phơi nắng rồi mới dùng khói và lửa bếp hun khô. Những miếng thịt thành phẩm có màu nâu đỏ, thớ thịt hiện rõ, hương vị thơm nồng đặc trưng của khói bếp, dai mềm, vừa cay vừa ngọt. Mỗi người làm thịt sấy lại có các tẩm ướp gia vị riêng không ai giống ai nên mỗi miếng thịt đều có hương vị khác biệt.

Địa chỉ tham khảo

Cơ sở thịt sấy Ninh Sớp

Cơ sở thịt sấy Thiết Hà

2. Hạt dổi

Hạt dổi
Hạt dổi (Ảnh: Internet)

Hạt dổi là một trong những loại hạt gia vị đặc sản nổi tiếng nhất của Lai Châu. Hạt dổi này loại dổi nếp, được người dân ở đây nhặt trong rừng chứ không trồng trọt như các loại cây thường. Dổi nếp là thành phần không thể thiếu trong các loại nước chấm, gia vị tẩm ướp và nêm nếm thức ăn không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân Lai Châu

Loại hạt này có kích thước nhỏ, có mùi thơm nồng rất đặc trưng, lúc còn tươi màu đỏ, sau khi phơi khô sẽ chuyển sang màu nâu thẫm. Sau khi phơi khô, hạt dổi sẽ được mang đi nướng khiến mùi thơm tỏa ra nồng đậm hơn rồi giã nhỏ và bảo quản trong bình đựng kín.

Địa chỉ tham khảo:

Công ty cổ phần nông sản Lai Châu

Chợ phiên San Thàng

3. Rượu ngô Sùng Phài

Rượu ngô Sùng Phài
Rượu ngô Sùng Phài (Ảnh: Internet)

Rượu ngô Sùng Phài (hay còn gọi là rượu Mông Kê) là loại rượu đặc sản đã truyền thống từ lâu đời của người dân Lai Châu. Loại rượu này nổi tiếng với màu vàng nhạt trong trẻo, hương vị thơm ngọt, uống rất êm, không hề bị đau đầu như những loại rượu khác. Theo truyền thống, con gái Lai Châu đã được học nấu rượu ngô từ khi mới 14 tuổi.

Để làm được một mẻ rượu ngon, người dân ở đây phải lựa chọn loại ngô không phun thuốc trừ sâu, phơi khô rồi tẽ hạt. Sau khi luộc ngô khoảng 10 tiếng đồng hồ thì vớt ngô, để nguội, rắc men rồi ủ ít nhất 7 ngày, có nhà ủ tới vài tháng. Thứ quan trọng tạo nên hương vị của của rượu ngô Sùng Phái là nguồn nước tinh khiết và loại men rượu được làm từ thảo dược, bí quyết được truyền từ đời nay sang đời khác của người dân Lai Châu.

Địa chỉ tham khảo:

Bản Sùng Chô:

Chợ phiên San Thàng

4. Hạt óc chó rừng

Hạt óc chó rừng (Ảnh: Internet)
Hạt óc chó rừng (Ảnh: Internet)

Hạt óc chó rừng cũng là một loại đặc sản Lai Châu rất được các du khách yêu thích. Óc chó rừng Lai Châu không đều hạt và to như hạt óc chó nhập khẩu nhưng hương vị, giá trị dinh dưỡng không hề thua kém chút nào.

Hạt óc chó rừng Lai Châu chắc hạt, vỏ nhẵn, hương vị béo bùi, càng nhai càng ngọt và giá thành rẻ hơn óc chó nhập khẩu. Loại hạt này có tác dụng rất tốt cho sức khỏe tim mạch, tiểu đường, xương khớp, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và đặc biệt là rất bổ não.

Địa chỉ tham khảo:

Cửa hàng Tây Bắc:

Chợ phiên San Thàng

5. Rượu sâu chít

Rượu sâu chít (Ảnh: Internet)
Rượu sâu chít (Ảnh: Internet)

Rượu sâu chít là loại rượu đặc sản nổi tiếng Lai Châu được ngâm bởi sâu chít, một vị thuốc Đông y quý hiếm được mệnh danh là đông trùng hạ thảo của Việt Nam. Sâu chít có nhiều tác dụng như bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực, làm đẹp da,… phù hợp cho cả nam giứi và nữ giới.

Rượu sâu chít ngâm đủ lượng sẽ có màu vàng nâu trong, vị ngọt, rất thơm, uống êm và càng ngâm lâu lại càng tốt. Tuy là rượu bổ nhưng vì có hàm lượng protein rất cao nên bạn không nên uống quá nhiều và quá lâu để tránh các “bệnh nhà giàu” như bệnh gút chẳng hạn.

Địa chỉ tham khảo:

Chợ phiên San Thàng

Cửa hàng đặc sản Lai Châu

6. Trà sơn mật hồng sâm (Trà mật sâm)

https://www.youtube.com/watch?v=QtgvvWyZpyU
Trà Sơn Mật Hồng Sâm (Ảnh: Internet)

Trà sơn mật hồng sâm còn được gọi với nhiều các tên khác như trà sơn mật, trà mật sơn, trà hồng sâm. Đây là loại trà thảo dược cổ truyền có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như ngăn ngừa ung thư, thanh nhiệt giải độc, cải thiện sức khỏe tim mạch, huyết áp, tiểu đường,…

Trà sơn mật hồng sâm đúng “chuẩn” phải có 4 loại thành phần là trà sơn mật (hoặc trà dây), hoa nhài (hoặc hoa kim ngân), cỏ ngọt, hoa La Hán. Loại trà này có màu vàng sánh, mùi thơm nhẹ và khá dễ uống nhưng bạn nên lưu ý là chỉ nên uống trà riêng, không thêm đường, sữa để tránh làm mất tác dụng của trà nhé.

Địa chỉ tham khảo:

Chợ nông sản Lai Châu

Cửa hàng Tây Bắc:

7. Măng nứa khô

Măng nứa khô
Măng nứa khô (Ảnh: Internet)

Măng nứa là loại măng được hái từ ngọn của cây măng nứa (cây nứa thuộc họ cây tre trúc) và được coi là loại măng ngon nhất trong tất cả các loại măng. Người dân Lai Châu thường thu hoạch măng nữa vào khoảng từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm và sơ chế hoàn toàn thủ công, bảo đảm chất lượng để có thể ăn quanh năm.

Măng nứa Lai Châu nổi tiếng vì hương vị thơm ngọt tự nhiên, thớ măng rõ, dày thịt. Măng nứa có nhiều lợi ích cho cơ thể như giảm cân, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, huyết áp,… Bạn có thể dùng măng nứa để chế biến nhiều món ngon như măng hầm móng giò, canh măng khô, măng kho thịt,…

Địa chỉ tham khảo:

Thương hiệu Ninh Sớp

Cửa hàng Tây Bắc:

8. Mật ong rừng

Mật ong rừng
Mật ong rừng (Ảnh: Internet)

Mật ong rừng là một trong những loại đặc sản quý hiếm nhất mà không ai có thể bỏ qua tại vùng đất Tây Bắc này. Để thu hoạch được loại mật hoàn toàn tự nhiên, người dân Lai Châu phải đi bộ rất sâu vào rừng, có khi mất đến vài ngày mới tìm được một tổ ong đạt chuẩn.

Mật ong rừng Lai Châu có vị ngọt thanh và mùi thơm hoa rừng rất đặc trưng. Nếu sử dụng đều đặn mật ong hàng ngày, bạn có thể nhận được rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm cholesterol, tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm huyết áp, làm đẹp da,…

Địa chỉ tham khảo:

Chợ nông sản Lai Châu

Đại lí Mật ong phấn hoa

9. Hạt macca khô

Hạt mắc ca khô
Hạt macca khô (Ảnh: Internet)

Hạt macca khô ở Lai Châu rất được lòng các khách du lịch vì hương vị thơm và giá trị dinh dưỡng cao. Hạt macca khô ở nơi đây nổi tiếng với vị béo ngậy, giòn thơm đặc trưng. Được mệnh danh là “hoàng hậu của các loại quả khô”, hạt macca chính là một trong những sản phẩm chủ lực của nông nghiệp Lai Châu

Để sản xuất ra những hạt macca đủ chất lượng, sau khi thu hoạch hạt macca tươi thì người dân sẽ mang đi phơi nắng khoảng 2 – 3 ngày rồi cất giữ trong kho lạnh để có thể giữ lại được nhiều nhất lượng tinh dầu có trong nhân, đây chính là yếu tố quan trọng cho hương vị của hạt macca. Cuối cùng là công đoạn sấy khô, xẻ rãnh và đóng gói sản phẩm.

Địa chỉ tham khảo:

Công ty TNHH một thành viên Trường Giang Lai Châu

Công ty cổ phần nông sản Lai Châu

10. Mắc khén

Mắc khén (Ảnh: Internet)
Mắc khén (Ảnh: Internet)

Mắc khén được coi là linh hồn của nền văn hóa ẩm thực tại vùng Tây Bắc, điển hình là Lai Châu. Mắc khén có mùi thơm rất đặc trưng, thường được dùng để tẩm ướp và làm gia vị cho các món ăn của người dân Lai Châu. Nhiều người cho rằng hạt mắc khén đóng vai trò giống như hạt tiêu của người miền xuôi nhưng thơm nồng hơn.

Bạn có thể mua bột mắc khén đã xay sẵn cho tiện lợi hoặc mua hạt sấy khô về tự chế biến. Nếu bạn mua hạt thì không thể sử dụng ngay mà phải rang nhỏ lửa khoảng nửa tiếng rồi xay mịn ra như hạt tiêu, lúc này mới có thể dùng để nấu ăn được.

Địa chỉ tham khảo:

Công ty cổ phần nông sản Lai Châu

Cửa hàng Tây Bắc:

11. Bánh chưng đen

Bánh chưng đen
Bánh chưng đen (Ảnh: Internet)

Bánh chưng đen là loại bánh truyền thống không thể thiếu trong ngày tết của người dân tộc Dao tại Lai Châu. Cũng giống như bánh chưng của người Kinh, bánh chưng đen có nguyên liệu chủ yếu là gạo nếp và thịt lợn. Vào ngày 30 Tết, cả nhà sẽ cùng nhau quây quần luộc bánh chưng bên bếp lửa, khi đến giao thừa thì người lớn sẽ vớt bánh cúng tổ tiên với mong ước năm mới được sung túc, khỏe mạnh.

Loại gạo nếp gói bánh chưng không phải gạo nếp có màu đen như nhiều người nhầm tưởng mà là gạo nếp thơm được nhuộm đen bằng tro của cây Tạ Chiểm già phơi khô. Phần nhân thịt cũng được trộn lẫn với thảo quả để vừa tăng hương vị vừa tốt cho dạ dày. Bánh chưng đen gói khéo có thể để được rất lâu, hết tháng giêng ăn mà bánh vẫn dẻo thơm như bánh mới.

Địa chỉ tham khảo:

Chợ phiên San Thàng

Chợ trung tâm thành phố Lai Châu

12. Dưa mèo

Dưa mèo
Dưa mèo (Ảnh: Internet)

Dưa mèo còn được gọi là dưa chuột mèo, có vẻ ngoài giống hệt dưa chuột dưới xuôi nhưng có kích cỡ to hơn hẳn, có quả nặng tới tận 5kg. Dưa mèo giòn thịt, cùi dày, có vị ngọt mát đậm đà hơn hẳn dưa chuột thường.

Loại dưa mèo này thường được bà con Lai Châu trồng xen trong nương rẫy và vào mùa thu hoạch từ khoảng tháng 6 đến tháng 8. Dưa mèo có thể làm được nhiều món ngon từ kẹp bánh, làm nộm, salad, thậm chí là nấu canh.

Địa chỉ tham khảo:

Chợ phiên San Thàng

Chợ trung tâm thành phố Lai Châu

13. Gạo dâu

Gạo dâu
Gạo dâu (Ảnh: Internet)

Gạo dâu – hay còn gọi là gạo tẻ dâu – là loại gạo tẻ ngon nổi tiếng của Lai Châu. Loại gạo này có hạt nhỏ dài, nấu cơm có hương thơm rõ, ăn dẻo, đậm vị ngay cả khi đã để nguội nên có thể chiếm được cảm tình của mọi người, kể cả những ai khó tính chuyện ăn uống nhất.

Gạo dâu được gieo trồng từ khoảng tháng 5 hàng năm, đến tháng 9 thì bắt đầu thu hoạch. Do loại gạo đặc sản này ngày càng thu hút được nhiều người mua nên giá cũng khá cao. Một điều thú vị nữa về gạo dâu là khi đã nấu chín thì hạt cơm sẽ nở to hơn rất nhiều, có khi gấp đôi cả hạt gạo nguyên bản.

Địa chỉ tham khảo:

Chợ phiên San Thàng

Chợ trung tâm thành phố Lai Châu

  • Địa chỉ: 9FX4+X92, Trần Hưng Đạo, Đoàn Kết, Thị xã Lai Châu, Lai Châu, Việt Nam
  • Giá bán tham khảo: khoảng 28.000 – 32.000 đồng/kg

14. Táo mèo

Táo mèo
Táo mèo (Ảnh: Internet)

Táo mèo – hay còn gọi là quả sơn tra – là loại trái cây đặc trưng của vùng rừng núi Tây Bắc nói chung và Lai Châu nói riêng. Cây táo mèo mọc hoàn toàn tự nhiên và vốn chỉ được người dân địa phương coi là thức quả ăn chơi thường ngày. Tới khi loại quả thơm ngon, chua chua ngọt ngọt này ngày càng thu hút được khách du lịch thưởng thức và mang về làm quà thì táo mèo mới dần trở thành đặc sản của tỉnh Lai Châu.

Táo mèo có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như giảm cholesterol, tăng cường chất xơ trong cơ thể, chống táo bón, hỗ trợ tiêu hóa,… Bạn có thể ăn táo mèo tươi, ép lấy nước uống hoặc làm mứt, làm siro, thậm chí ngâm rượu đều rất ngon.

Địa chỉ tham khảo:

Công ty cổ phần nông sản Lai Châu

Chợ trung tâm thành phố Lai Châu

15. Rượu chuối hột

https://www.youtube.com/watch?v=nziYZrX2qDg
Rượu chuối hột (Ảnh: Internet)

Rượu chuối hột Lai Châu được ngâm với chuối còn non trong khoảng từ 3 đến 4 tháng, ngâm càng dài thì rượu càng đậm vị và thơm. Rượu chuối hột Lai Châu chát hơn các loại rượu chuối khác nhưng chính vị chát đó lại là điểm “ăn tiền” của loại đặc sản này. Rượu chuối hột Lai Châu có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như lưu thông khí huyết, điều trị xương khớp, thúc đẩy tiêu hóa,…

Tuy có nhiều ích lợi và được các bác sĩ Đông y coi như một loại rượu thuốc bổ dưỡng nhưng cũng như những loại rượu khác, bạn không nên uống quá nhiều mà phải có liều lượng để tránh “lợi bất cập hại” nhé.

Địa chỉ tham khảo:

Công ty cổ phần nông sản Lai Châu

Chợ phiên San Thàng

Bạn có thể đọc thêm:

Trên đây là những món đặc sản mang về làm quà nổi tiếng nhất tại vùng đất Lai Châu xinh đẹp. Mong bạn sẽ có thời gian du lịch vui vẻ tại nơi này và tiếp tục theo dõi BlogAnChoi để đón đọc những bài viết mới ấn tượng hơn nhé.

Xem thêm

Bí quyết ngâm củ kiệu phục vụ dịp tết, ngon, giòn lâu mà không cần ngâm giấm

Không khí xuân đang gõ cửa từng nhà rồi các bạn ơi, nghe nói tết đến thì chúng ta lại nhớ ngay đến bánh chưng, bánh tét đúng không? Ngoài ra một món ăn không thể thiếu và hầu như đã trở thành một đặc sản của Việt Nam mỗi dịp tết đến xuân về đó chính là củ ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận