Dịp Tết Nguyên Đán là dịp để mỗi người chúng ta bày biện những món ăn, sắp xếp nhà cửa, trưng bày những gì đẹp nhất để đón chào một năm mới tràn đầy sự mới mẻ. Sự chuẩn bị cho ngày Tết không thể thiếu những hộp bánh mứt. Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn xem Tết này sẽ làm món mứt gì cho mới mẻ để đãi khách thì hãy xem 5 công thức làm mứt Tết dưới đây

1. Mứt cóc dẻo cay

Cóc là một loại quả được rất nhiều người ưa chuộng bởi vị chua chua giòn giòn của nó. Nhưng để làm lạ miệng hấp dẫn hơn thì có thể biến tấu cóc thành một món mứt cho ngày Tết, có thể sẽ khiến cho những vị khách đến chơi nhà rất thích thú bởi vị chua cay, dẻo ngọt của nó.

Mứt cóc dẻo cay cho hộp mứt kẹo ngày Tết (Ảnh: Internet)
Mứt cóc dẻo cay cho hộp mứt kẹo ngày Tết (Ảnh: Internet)

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Cóc: 2kg (chọn loại cóc non sẽ giòn ngon hơn)
  • Đường: 900g đường
  • Muối hột: 1 thìa cafe
  • Muối ớt: 2 thìa cafe (có thể gia giảm tùy sở thích ăn cay của mỗi người)
  • Vôi trắng: khoảng 5g

Cách làm mứt cóc dẻo cay

Bước 1: Sơ chế

  • Chuẩn bị 2 lít nước, sau đó cho vôi vào trong chậu nước khuấy đều cho vôi tan ra đều để cho vôi lắng xuống và lấy nước phần bên trên.
  • Cóc non gọt sạch vỏ, ngâm cóc vào chậu nước đá khoảng 30p cho cóc được cứng giòn hơn và để cho sạch nhựa.
  • Sau đó, vớt cóc ra và ngâm cóc vào chậu nước vôi trong, ngâm khoảng 3 tiếng. Ngâm cóc vào nước vôi đủ thời gian xong thì vớt ra rửa đi rửa lại với nước sạch và chần qua với nước sôi khoảng 1 phút.
Cóc non giòn (Ảnh: Internet)
Cóc non giòn (Ảnh: Internet)

Bước 2: Thực hiện

  • Ngâm 2kg cóc với 900g đường (có thể gia giảm tùy khẩu vị ngọt của mỗi người), trộn đều cóc với đường và ướp khoảng 8 tiếng cho đường tan ra hoàn toàn thành nước.
  • Sau khi ngâm cóc với đường khoảng 8 tiếng, đường đã tan, vớt cóc ra ngoài một cái bát, cho nước đường vào bếp nấu đun sôi.
  • Sau khi nước đường đã sôi thì vặn lửa nhỏ xuống và nấu thêm khoảng 20 phút nữa rồi cho phần cóc vào nấu cùng.
  • Nấu cóc vặn lửa nhỏ và thi thoảng đảo đều tay.
  • Sên cóc cho đến khi nước đường sệt lại và cóc chuyển sang màu đỏ hơi đậm.
  • Tiếp đến cho 1 thìa cafe muối hột và đảo đều lên khoảng 15p- 20p nữa. Nếm thử xem cóc đã phù hợp với khẩu vị của mình chưa, nếu chưa đủ chua thì vắt thêm một chút nước cốt chanh.
Sên cóc (Ảnh: Internet)
Sên cóc (Ảnh: Internet)
  • Nấu xong tắt bếp và vớt cóc ra vào một cái mâm để ráo và phơi nắng khoảng 12 tiếng (hoặc cho vào lò nướng) cho cóc được dẻo hơn.
  • Sau khi phơi/nướng cóc xong thì rưới nước đường đã nấu cùng cóc vào cho tăng thêm hương vị và cuối cùng là rắc muối ớt đều lên cóc.

Bước 3: Hoàn thành

  • Cho cóc ra đĩa hoặc để bảo hũ/lọ để bảo quản và thưởng thức vị chua ngọt cay dẻo của mứt cóc.

2. Mứt dừa

Mứt dừa là một trong những loại mứt được ưa chuộng trong những dịp Tết bởi cái vị béo đậm mùi dừa của mứt. Không những thế mứt dừa còn rất dễ làm, bạn có thể tham khảo công thức cách làm mứt dừa dưới đây:

Mứt dừa cho ngày Tết (Ảnh: Interntet)
Mứt dừa cho ngày Tết (Ảnh: Interntet)

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Dừa: 500g
  • Đường: 400g
  • Sữa đặc: 2 thìa canh
  • Vani: 1 ống (có thể không cho tùy sở thích)

Cách làm mứt dừa

Bước 1: Sơ chế

  • Mua loại dừa bánh tẻ bào sợi sẵn hoặc mua về mình tự bào thành những lát mỏng
  • Sau đó rửa sạch dừa với nước nhiều lần cho đến khi nước dừa trong
Nạo dừa ra thành những lát mỏng và rửa sạch (Ảnh: Internet)
Nạo dừa ra thành những lát mỏng và rửa sạch (Ảnh: Internet)

Bước 2: Thực hiện

  • Bắc một nồi nước sôi rồi ngâm dừa vào nước nóng trong khoảng 30 phút để cho dừa ra hết dầu
  • Sau khi ngâm dừa với nước nóng xong thì rửa dừa nhiều lần nữa với nước lạnh và vớt dừa ra rổ cho ráo nước.
  • Cho dừa với 400g đường vào một cái chảo trộn đều lên và ngâm khoảng 6-7 tiếng cho đường tan hết ra.
  • Khi đường tan ra thì cho lên bếp sên dừa, khi mới sên dừa thì sên lửa nhỏ đến khi dừa sôi thì cho lửa bé lại, thi thoảng đảo nhẹ cho dừa ngấm đường.
  • Khi phần nước đường đã cạn, dừa ngấm đường và đã trong thì cho 2 thìa sữa đặc rồi đảo đều.
  • Tiếp tục đảo đều tay và vặn lửa nhỏ, đảo đến khi nước đường khô lại thành những hạt trắng ngấm quanh dừa thì lúc đấy tắt bếp.
Sên mứt dừa (Ảnh: Internet)
Sên mứt dừa (Ảnh: Internet)

Bước 3: Hoàn thành

  • Dừa sên xong thì đổ ra một cái mâm khô để cho nguội dần.
  • Để tránh mứt dừa bị ướt bạn hãy đặt mứt dừa lên vị trí cao và sấy khô.
  • Cho vào túi hoặc hộp/lọ khô bảo quản và thưởng thức33

3. Mứt me chua ngọt

Mứt me chua chua ngọt ngọt là loại mứt chống ngán ngày Tết được cả trẻ em và người lớn đều vô cùng ưa thích. Cách làm cũng rất đơn giản, bạn có thể tham khảo công thức dưới đây:

Mứt me chua ngọt (Ảnh: Internet)
Mứt me chua ngọt (Ảnh: Internet)

Nguyên liệu chuẩn bị

Me: 1kg (chọn những quả me xanh, mập thịt, nguyên trái)

Đường: 700g

Muốt hột: 2 thìa

Cách làm mứt me

Bước 1: Sơ chế

  • Rửa sạch me để cho thật ráo nước và cho vào tủ đá khoảng 12 tiếng
  • Lấy me khỏi tủ đá và giã đông cho mềm.
  • Lột vỏ me: dùng mũi dao nhọn tách bỏ lớp vỏ me bên ngoài.
Sơ chế me (Ảnh: Internet)
Sơ chế me (Ảnh: Internet)

Bước 2: Thực hiện

  • Pha 1 lít nước muối pha loãng, ngâm me trong nước muối 1 ngày (vì me có vị chua nên đoạn này để làm giảm vị chua của me).
  • Sau một ngày ngâm me, vớt me ra, dùng dao mũi nhọn rạch me một đường dọc để tách hạt me.
Sơ chế me (Ảnh: Internet)
Sơ chế me (Ảnh: Internet)
  • Tách hạt me ra thì tiếp tục ngâm me khoảng 5 tiếng với nước sạch để làm giảm bớt vị mặn trong me khi me đã ngâm nước muối.
  • Sau khi ngâm xong để thật ráo nước.
  • Ngâm me với 700g đường đến khi nước đường tan hết ra và ngấm vào me.
  • Lấy nước đường cho vào chảo sên đến khi nước đường hơi sền sệt rồi cho me vào sên cùng (lưu ý khúc nào cho lửa thật nhỏ), đảo liên tục và đều tay.
  • Khi sên được khoảng 15p mứt sệt lại thì tắt bếp và để me ra chảo, rướt nước đường lên me cho ngấm vị.

Bước 3: Hoàn thành

  • Phơi me ra nắng hoặc cho vào lò vi sóng cho me được dẻo.
  • Nếu thích vị hơi cay cay thì bạn rắc một chút bột ớt lên.
  • Bảo quản me trong hũ/lọ và để trong tủ lạnh bảo quản.

4. Mứt vỏ bưởi

Vỏ bưởi không chỉ để chế biến ra thành tinh dầu để làm đẹp tóc, mọc tóc mà người ta còn có thể lấy vỏ bưởi để làm mứt. Mứt vỏ bưởi có hương vị ngọt ngọt đặc trưng, để làm mứt vỏ bưởi bạn hãy tham khảo công thức dưới đây:

Nguyên liệu làm mứt vỏ bưởi

Vỏ bưởi: 600g

Đường: 300g

Muối hột: 2 thìa canh

Vôi trắng: khoảng 5g

Cách làm mứt vỏ bưởi

Bước 1: Sơ chế

  • Bưởi sau khi bổ tách xong lấy vỏ bưởi rửa sạch và thái thành những sợi vừa ăn.
  • Cho 2 thìa canh muối hột bóp đi bóp lại với vỏ bưởi khoảng 40p để vỏ bưởi không bị đắng.
  • Khi bóp vỏ bưởi với muối thì ngâm vỏ bưởi với nước vôi trong khoảng 4 tiếng.
Thái vỏ bưởi thành sợi (Ảnh: Internet)
Thái vỏ bưởi thành sợi (Ảnh: Internet)

Bước 2: Luộc vỏ bưởi

  • Đun sôi một nồi nước sau đó cho vỏ bưởi vào luộc qua khoảng 3 phút sau đó vớt ra và rửa sạch.
  • Ngâm vỏ bưởi vào thau nước đá lạnh cho vỏ bưởi được cứng.

Bước 3: Ướp vỏ bưởi

  • Uớp với 300g đường (có thể gia giảm tùy khẩu vị ngọt của mỗi người) khoảng 12 tiếng cho vỏ bưởi ngấm đường và đường tan ra thành nước.

Bước 4: Sên đường.

  • Sau khi vỏ bưởi đã ngấm và đường đã tan thì đổ nước đường vào chảo đun sôi trước. (lửa to)
  • Sau khi đun sôi nước đường xong thì cho vỏ bưởi vào sên cùng (khúc này giảm lửa nhỏ) và đảo liên tục đều tay.
  • Sên vỏ bưởi đến khi nước đường khô thành những hạt trắng thì tắt bếp.
  • 5 công thức làm Mứt ngày Tết thơm ngon, đơn giản được nhiều người ưa thích nhất không thể bỏ qua 5 công thức làm mứt tết ẩm thực cách làm cách làm mứt cóc Cách làm mứt dừa cách làm mứt me cách làm mứt ngày tết cách làm mứt tết cách làm mứt vỏ bưởi công thức công thức làm mứt tết đơn giản món ngon ngày tết mứt 2022 mứt cóc mứt dừa mứt me mứt ngày tết mứt tết mứt tết chiêu đã khách mứt thơm mứt vỏ bưởi ngày tết nguyên liệu Red Velvet thơm ngon vỏ bưởi

Bước 5: Thành phẩm

  • Đổ mứt vỏ bưởi ra mâm và chờ đến khi nguội.
  • Bảo quản trong túi zip/hũ/lọ để tránh bị ẩm mốc, chảy nước.
Thành phẩm mứt vỏ bưởi (Ảnh: Internet)
Thành phẩm mứt vỏ bưởi (Ảnh: Internet)

5. Mứt dứa (thơm)

Mứt dứa (thơm) chua chua ngọt ngọt ăn rất lạ miệng.

Nguyên liệu làm mứt dứa (thơm)

Mứt dứa cho ngày Tết 2022 (Ảnh: Internet)
Mứt dứa cho ngày Tết 2022 (Ảnh: Internet)
  • Dứa (thơm): 1 quả chín tới
  • Đường: 200g
  • Bột ớt (nếu thích có thêm vị cay cay)
  • Vôi: 5g
  • Dụng cụ: bát, bếp, chảo,…

Cách làm mứt dứa (thơm)

Bước 1: Sơ chế

  • Dứa (thơm) gọt vỏ, cắt mắt và rửa sạch
  • Cắt dứa (thơm) thành những khoanh tròn có độ dài khoảng 1.5cm. Sau đó dùng một vật hình tròn sắc bằng phần cùi dứa (thơm) bỏ phần cùi của nó đi.
  • Hòa tan 5g vôi, lấy phần nước trong ở trên, ngâm dứa (thơm) với nước vôi trong khoảng 5 tiếng.

Bước 2: Phơi dứa và ngâm dứa với đường

  • Sau khi ngâm dứa (thơm) với nước vôi trong thì rửa sạch để ráo nước.
  • Tiếp đó đem phần dứa (thơm) xếp dàn đều trên mâm, mang ra phơi khoảng 4 giờ cho dứa (thơm) héo lại.
  • Sau 4 giờ, cho dứa (thơm) đem đi ngâm với 200g đường khoảng 6 giờ đến khi đường tan thành nước.

Bước 3: Sên mứt

  • Sau khi ngâm dứa (thơm) với đường và đường tan chảy thành nước thì đầu tiên chắt nước đường cho vào bếp sên trước.
  • Sau khi nước đường sôi thì đổ phần dứa (thơm) vào sên cùng đến khi cạn thì thôi.

Bước 4: Thành phẩm

  • Tắt bếp và đem ra mâm cho kẹo hẳn lại.
  • Nếu muốn mứt dứa của mình có chút cay cay thì rắc thêm bột ớt vào từng miếng dứa.
  • Bảo quản trong hũ/lọ và để trong tủ lạnh.

Trên đây là 5 cách làm mứt cho ngày Tết 2022 được nhiều người ưa thích nhất, bạn hãy cùng trổ tài làm mứt để đãi khác, cho cả nhà trầm trồ nhé!

Xem thêm

Foodtour Hải Phòng: đi đâu? ăn gì?

"Foodtour Hải Phòng" là một trong những từ khóa nổi tiếng được các bạn trẻ tìm kiếm nhiều nhất trong hai tháng trở lại đây. Đến Hải Phòng du lịch, mà không thử khám phá ẩm thực của thành phố Hoa Phượng Đỏ thì quả là một thiếu sót lớn. Foodtour Hải Phòng: đi đâu? ăn gì? Hãy theo ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận