Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế trên thế giới, đồng thời cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn thương não ở người cao tuổi, nguyên nhân phổ biến thứ hai gây sa sút trí tuệ và là nguyên nhân thường xuyên dẫn đến trầm cảm. Tuy nhiên đột quỵ có thể phòng ngừa được bằng nhiều biện pháp, trong đó có chế độ ăn uống hợp lý.

Nguyên nhân gây ra đột quỵ là gì?

Đột quỵ có thể xuất hiện đột ngột và gây tử vong ngay lập tức mà không có dấu hiệu cảnh báo. Hầu hết các trường hợp đột quỵ có cơ chế tương tự như những cơn đau tim, do các mảng bám trong thành động mạch bị vỡ và gây tắc mạch, làm giảm lưu lượng máu đến não.

Đột quỵ là do thiếu máu cung cấp cho não (Ảnh: Internet)
Đột quỵ là do thiếu máu cung cấp cho não (Ảnh: Internet)

Gần 90% các ca đột quỵ là thiếu máu cục bộ, có nghĩa là thiếu máu đến não. Động mạch bị tắc làm mất lưu lượng máu đến một phần của não, khiến các tế bào não bị thiếu oxy và chết. Một số ít trường hợp đột quỵ là xuất huyết não, do mạch máu bị vỡ làm chảy máu trong não. Những người bị đột quỵ nhẹ có thể chỉ bị yếu tay hoặc chân, trong khi những trường hợp nặng có thể bị liệt, mất khả năng nói hoặc tử vong.

Các cục máu đông có thể chỉ tồn tại một thời gian ngắn nhưng cũng đủ làm tổn thương một phần nhỏ của não, những trường hợp này được gọi là “đột quỵ im lặng” có thể tích lũy và nặng dần theo thời gian, làm giảm dần chức năng nhận thức cho đến khi tình trạng sa sút trí tuệ xuất hiện rõ ràng.

Làm thế nào để ngăn nguy cơ đột quỵ?

Theo Nghiên cứu về Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu – nghiên cứu lớn nhất về các yếu tố nguy cơ của bệnh tật ở người từ trước đến nay được tài trợ một phần bởi Quỹ Bill và Melinda Gates, cho thấy hơn 90 % trường hợp đột quỵ là do các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được, ví dụ như ô nhiễm không khí xung quanh. Chuyển nơi ở từ thành phố đến khu vực nông thôn có không khí sạch hơn là một cách để thay đổi yếu tố nguy cơ đó, nhưng một cách khác dễ dàng hơn là bỏ hút thuốc lá.

Có thể giảm nguy cơ đột quỵ bằng chế độ ăn hợp lý (Ảnh: Internet)
Có thể giảm nguy cơ đột quỵ bằng chế độ ăn hợp lý (Ảnh: Internet)

Chế độ ăn nhiều muối cũng nguy hiểm giống như hút thuốc lá khi nói đến nguy cơ gây đột quỵ, nhưng ít nguy hại hơn việc thiếu rau củ quả. Các yếu tố khác như lối sống ít vận động cũng góp phần, nhưng không đáng kể bằng việc không ăn đủ ngũ cốc nguyên hạt.

Cũng giống như đối với bệnh tim mạch, chế độ ăn nhiều thực phẩm từ thực vật có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ nhờ giảm cholesterol và kiểm soát huyết áp, đồng thời cải thiện lưu thông máu và chống oxy hóa. Hầu hết các nghiên cứu về chế độ ăn dựa trên thực vật đã phát hiện tác dụng ngừa đột quỵ, trong khi những nghiên cứu về thói quen ăn uống phương Tây dựa trên thực phẩm động vật, nhiều đường và chất béo cho thấy ảnh hưởng tiêu cực.

Những loại thực phẩm nào giúp ngăn ngừa đột quỵ?

Ăn nhiều trái cây và rau quả có liên quan với giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh, bao gồm cả đột quỵ. Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng nguy cơ đột quỵ giảm 32% khi tăng khẩu phần trái cây 200 gram – tương đương khoảng một quả táo mỗi ngày – và giảm nguy cơ 11% khi tăng lượng rau tương đương. Đặc biệt là trái cây họ cam quýt, táo, lê và các loại rau lá xanh đậm, bao gồm cả một loại có thể uống là trà xanh. Uống 3 tách trà xanh mỗi ngày có liên quan với giảm nguy cơ đột quỵ 18%.

Ăn nhiều rau củ quả giúp giảm nguy cơ đột quỵ (Ảnh: Internet)
Ăn nhiều rau củ quả giúp giảm nguy cơ đột quỵ (Ảnh: Internet)

Còn các loại hạt thì sao? Nghiên cứu cho thấy rằng ăn khoảng 30 gam các loại hạt mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ gần một nửa.

Các thực phẩm nhiều chất xơ cũng có thể giúp tránh bị đột quỵ. Chất xơ tự nhiên có nhiều ở tất cả thực phẩm thực vật. Thực phẩm chế biến sẵn có ít chất xơ hơn, và thực phẩm có nguồn gốc từ động vật hoàn toàn không có chất xơ. Chỉ cần tăng lượng chất xơ khoảng 7 gram một ngày có liên quan với giảm 7% nguy cơ đột quỵ.

Mặc dù đột quỵ được coi là bệnh của người già nhưng các yếu tố nguy cơ có thể bắt đầu tích lũy từ thời thơ ấu. Nghiên cứu đã theo dõi hàng trăm trẻ em kéo dài trong 24 năm, từ lúc đi học đến tuổi trưởng thành, kết quả cho thấy chế độ ăn ít chất xơ từ nhỏ có liên quan với các động mạch bị cứng – là một yếu tố nguy cơ quan trọng của đột quỵ.

Các loại thực phẩm cần tránh để ngăn ngừa đột quỵ

Khi nói đến nguy cơ đột quỵ, thực phẩm có hại nhất dường như là thịt và những ngọt. Nghiên cứu cho thấy ăn 2 xúc xích cho bữa sáng, một chiếc burger cho bữa trưa, một miếng thịt lợn cho bữa tối và uống một chai nước ngọt khoảng 600 ml có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ lên 60%.

Ăn nhiều thịt có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ (Ảnh: Internet)
Ăn nhiều thịt có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ (Ảnh: Internet)

Các nhà khoa học cho rằng tác hại của thịt có thể là do chất béo bão hòa, cholesterol, chất béo bị oxy hóa, muối hoặc TMAO (trimethylamine N-oxide). Chất carnitine trong thịt và choline trong sữa, hải sản và đặc biệt là trứng, được chuyển hóa bởi vi khuẩn trong đường ruột của chúng ta trở thành trimethylamine, sau đó được oxy hóa bởi gan thành TMAO, chất này có thể góp phần làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và tử vong.

Một nghiên cứu năm 2019 được đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ cho thấy rằng mức tiêu thụ cholesterol hoặc trứng cao hơn có liên quan đáng kể với nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn cũng như tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân. Những người ăn nhiều trứng hơn hoặc tiêu thụ nhiều cholesterol nói chung dường như có tuổi thọ ngắn hơn đáng kể, và ăn càng nhiều trứng thì nguy cơ càng cao, kể cả đột quỵ.

Còn sữa thì sao? Điều đặc biệt là chất béo sữa có thể tốt hơn các loại chất béo động vật khác, chẳng hạn như chất béo trong thịt, nhưng dù sao thì chất béo thực vật như như ngũ cốc nguyên hạt sẽ tốt hơn. Khi so sánh về nguy cơ đột quỵ, chất béo thực vật tốt hơn chất béo sữa, chất béo thịt là tệ nhất, ngũ cốc nguyên hạt tốt hơn, trong khi chất béo cá, đường phụ gia và ngũ cốc tinh chế có tác động tương đương nhau.

Kết luận

Tin tốt cho chúng ta là nguy cơ đột quỵ có thể được giảm đáng kể bằng cách thực hiện lối sống tích cực, không hút thuốc lá và chế độ ăn uống lành mạnh. Tất cả những gì chúng ta phải làm bây giờ là khuyến khích mọi người về lợi ích của lối sống và dinh dưỡng lành mạnh.

Nguồn: nutritionfacts.org

Mời bạn xem thêm các bài liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

10 dấu hiệu bạn đang thiếu chất xơ trong chế độ ăn hằng ngày, phải bổ sung ngay!

Rất nhiều người hiện nay không ăn đủ chất xơ, trong khi đây là thành phần quan trọng đối với nhiều vấn đề sức khỏe như hỗ trợ tiêu hóa, kiểm soát cân nặng, kiểm soát lượng đường trong máu và sức khỏe tim mạch. Vậy bạn có ăn đủ chất xơ không? Dưới đây là 10 dấu hiệu ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
2 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Lê Huỳnh Chi

cảm ơn bạn vì bài viết