Mỗi năm một lần, đến hẹn lại lên, tuyển tập những câu hỏi riêng tư kể trên luôn là một vấn nạn đầy nhức nhối của đại đa số các bạn trẻ hiện nay mỗi khi phải làm nhiệm vụ tiếp khách, tiếp họ hàng đến chúc Tết.
Không trả lời thì bị chê bị trách, mà trả lời thì tức ngực khó ở trong người. Nếu vẫn chưa biết cách “ứng xử” sao cho EQ cao trong những trường hợp này, hãy mạnh dạn cầm sách vở qua đây BlogAnChoi thị phạm cho vài chiêu đáp trả. Mau lấy sách vở hay điện thoại mà ghi nhớ ngay, áp dụng ngay Tết này đi còn gì!
Câu hỏi mà team F.A vừa sợ vừa ghét vừa kì thị. Bởi vì đây là câu hỏi mà bất cứ nam thanh nữ tú nào chạm mốc 20 – tức đủ tuổi kết hôn là đều bị hỏi, hỏi từ năm này qua năm khác, hỏi cho đến khi nào chịu lấy chồng lấy vợ thì thôi. Thậm chí ca sĩ Bích Phương – một cô nàng cũng FA dài hạn – đã phải hát “Đừng ai hỏi em chuyện lấy chồng” vào đúng dịp Tết 2019 để nhắc nhở họ hàng làng xóm đừng hỏi nữa.
Nhưng đừng vội cau có bởi để trả lời cho câu hỏi này, bạn có rất nhiều cách vui vẻ hài hước như: “Cuối năm con cưới, mà cuối năm nào thì con chưa biết!”, hoặc “Tháng 2 cháu cưới vợ, chỉ khổ cái chưa biết vợ cháu là ai”, hoặc nếu là nữ bạn có thể chặt đẹp 1 câu “Con không thích lấy chồng, con lấy vợ ổn không?”
Một câu hỏi khác từ mà đồng nghĩa với câu hỏi quốc dân “Bao giờ lấy chồng” nhưng dễ ứng phó hơn nhiều, bạn chỉ cần xắn tay áo, lao vào bếp, vác theo con dao và vài củ cà rốt, hành tây các kiểu, dõng dạc hô: “Mọi người muốn ăn, bây giờ em/cháu làm cỗ liền luôn! Chỉ cần 30 phút có ngay mâm cỗ cho mọi người”.
Có một câu nói rằng “Ngày bé người ngoài sẽ nhìn vào tiền của bố mẹ bạn để đối xử với bạn. Lớn lên rồi người ta sẽ nhìn vào tiền của bạn để đối xử với bố mẹ bạn”. Nên có lẽ câu hỏi về tiền, về lương, về thu nhập chưa bao giờ thiếu trong những dịp hỏi thăm lễ tết như vậy.
Nhưng đây là một câu hỏi được đánh giá là thiếu tế nhị nhất. Bởi vì người được hỏi rất khó để trả lời, nói ít thì người ta chê bai mà nói nhiều thì người ta ganh tị. Và để trả lời câu hỏi này thì “chị Cano” Lê Nhân mách bạn 1 cách trả lời đảm bảo không ai dám phản bác:
Những cặp vợ chồng mới cưới hoặc cưới 1-2 mà chưa có bầu, chưa sinh con thì đây là câu hỏi “ám ảnh kinh hoàng nhất” mỗi dịp lễ tết thăm hỏi. Phải biết vợ chồng nào chẳng muốn có con, chứ không phải họ kiêng giữ hay muốn làm vợ chồng son cả đời gì. Việc muộn hoặc khó có con đối với bất cứ đôi vợ chồng nào cũng là điều lo lắng và đáng buồn, nên loại câu hỏi tế nhị này tốt nhất không nên hỏi.
Hết hỏi cưới rồi hỏi đẻ, các chị em phụ nữ đã đúc kết được quá trình hỏi thăm ngày Tết của họ hàng là “chưa yêu giục yêu, chưa cưới giục cưới, chưa đẻ giục đẻ, đẻ rồi bắt đẻ thêm”. Ủa rồi họ hàng làng xóm coi phụ nữ là cái máy đẻ hay gì? Mà đẻ ra rồi thì họ hàng có nuôi giúp được không mà sao cứ bắt đẻ con vậy?
Với câu hỏi dạng này, bạn có thể ứng biến theo nhiều cách, nhưng đơn giản nhất thì là: “Cháu muốn đẻ lắm mà không ai nuôi cho, cô/chú/bác/dì nuôi giúp 1 đứa nhé cháu đẻ liền”.
Thêm một câu hỏi mang tính tọc mạch và có phần vô duyên của người ngoài khi đến chơi Tết, hỏi thăm. Hỏi chuyện tiền nong đã là tế nhị, mà hỏi chuyện riêng của gia đình người khác càng là điều kiêng kị hơn.
Với kiểu câu hỏi không có duyên này, bạn có thể dùng chiêu gậy ông đập lưng ông mà đáp lời: “Dạ cũng xêm xêm con trai/con gái cô chú thôi ạ. Con trai/con gái cô chú biếu cô chú bao nhiêu ăn Tết ạ?”
Một dạng câu hỏi khiến các chị em bạn dì vô cùng phẫn nộ. Nhưng để giữ hòa khí và vui vẻ không quạo ngày Tết, bạn có thể duyên dáng mà trả lời: “Rảnh mập chơi chút cho vui, chứ thích thì gầy lại mấy hồi”.
Bên trên là cách ứng xử dành cho các con ngoan trò giỏi cháu ngoan của cô bác họ hàng để giữ gìn không khí ngày Tết ấm cung hài hòa. Còn đối với những người không quá thân thiết nhưng lại quá vô duyên thì bạn có thể mạnh dạn áp dụng phiên bản Nhàn phi cục súc dưới đây, để giúp họ biết mà tránh hỏi những câu “khó ở” như vậy:
Nước trong quá thì không có cá, người vô duyên quá thì không ai chơi…
Còn hàng vạn câu hỏi đa dạng, nhiều màu sắc khác nữa của họ hàng làng xóm mỗi dịp Tết đến xuân về khiến người được hỏi dở khóc dở cười.
Tết là dịp để sum vầy tụ họp, là lúc để chúng ta nói những câu chuyện vui vẻ và chúc nhau những lời hay ý đẹp. Đừng biến những câu hỏi thành áp lực cũng như đừng quá ám ảnh bởi những câu hỏi mà người hỏi chỉ đơn giản là muốn hỏi thăm. Hãy tận hưởng những giây phút bên nhau thật vui và đúng ý nghĩa của dịp Tết cổ truyền.
BlogAnChoi chúc bạn đón Tết 2024 vui vẻ, hạnh phúc và không bao giờ gặp phải những câu hỏi vô duyên dễ sợ như trên nha!
mình cũng mún nói như thế này lun, để dzô tết thử nghiệm
Các bạn ơi, hãy cho mình biết ý kiến về bài viết này nhé!