Cụm từ ‘thế hệ cợt nhả’ mới nổi lên trên mxh và khiến các bậc tiền bối “toát mồ hôi” vì những chiêu trò dở khóc dở cười khi gia nhập thị trường lao động. Vậy thế hệ cợt nhả là gì và tại sao GenZ lại chọn “cợt nhả” để tự nói về mình?
Thời gian gần đây, khi lướt qua các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook hay X, người dùng dễ dàng bắt gặp cụm từ “thế hệ cợt nhả” trong các bình luận, bài viết hay những đoạn video ngắn. Bắt nguồn từ một số clip hài hước trên TikTok, cụm từ này dần trở thành một “hiện tượng văn hóa mạng”, được giới trẻ Việt Nam sử dụng rộng rãi.
Cợt nhả là gì?
Để biết được thế hệ cợt nhả là gì, ai thuộc thế hệ cợt nhả thì bạn cần hiểu được ý nghĩa gốc của từ “cợt nhả”.

Theo Từ điển tiếng Việt (Từ điển Hoàng Phê) thì “cợt nhả” được giải nghĩa là “đùa trêu quá sỗ sàng, không đứng đắn”. Người có thái độ “cợt nhả” là chỉ những người hay đùa cợt, thường thể hiện sự vui vẻ, bông đùa trước những tình huống khác nhau, đôi khi có phần trào phúng hoặc châm biếm nhẹ nhàng.
Tùy theo từng ngữ cảnh mà “cợt nhả” có thể được hiểu theo nghĩa tiêu cực hay tích cực. Nếu được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, nó có thể giúp giảm căng thẳng, tạo sự thoải mái trong giao tiếp, tương tự như cách câu nói “thế hệ cợt nhả” được sử dụng trên mạng xã hội. Ngược lại, “cợt nhả” hiểu theo nghĩa tiêu cực sẽ trở thành thái độ thiếu nghiêm túc, đùa quá trớn nên nếu lạm dụng hoặc dùng từ không phù hợp, bạn có thể khiến người khác cảm thấy thiếu tôn trọng.
Thế hệ cợt nhả là gì?
Gen Z không chịu được áp lực có thể đúng, thật ra họ không chịu được sự khuôn khổ và mong muốn thể hiện sự hề hước lấn át các biến cố đang xảy ra. Đôi khi bạn cần nhìn lại có vẻ chốn văn phòng hiện nay quá áp lực và các bạn trẻ chỉ muốn thư giãn một chút. Thế nên, thay vì chỉ chấp nhận một môi trường công sở căng thẳng các bạn trẻ “Gen Z” này đã chọn một hướng đi riêng vừa làm việc hiệu quả, nhưng vẫn giữ được không khí nhẹ nhàng và hài hước.

Ở trong vấn đề này, như ở thế hệ 8x, 9x việc đi làm thường xoay quanh việc sẽ tuân thủ các quy định của công ty có phần nghiêm túc hay còn được giới trẻ gọi là “Già” nhưng ở phía các bạn trẻ thì lại có cách ứng xử có phần tạo ra cảm giác thoải mái, bớt căng thẳng hơn. Ví dụ như một cô gái 23 tuổi ở Hà Nội: Gần nửa đêm, sếp nhắn tin giao việc, yêu cầu hoàn thành gấp, Kim Ngân vò đầu bứt tóc rồi trả lời: “Khó quá đại ca ơi, em không làm được đâu”.
Câu nói nữa thật nữa đùa nếu ở tâm thế là một người 5x – 9x có phần nghe hơi giật mình vì lối trả lời hơi giật gân và không vừa lòng, nhưng đối với cô gái 23 tuổi, câu nói không hề xuất phát từ sự thiếu tôn trọng mà nó là cách bạn trẻ ấy muốn giảm thiểu sự căng thẳng cho đôi bên và tinh thần lạc quan của thế hệ trẻ.
Đây cũng là vấn đề chung của thế hệ người đi làm từ 9x trở về trước khi khó có thể giao tiếp đúng cách với Gen Z. Một câu chuyện vui, hay chiếc video meme “Khi thế hệ cợt nhả tham gia thị trường lao động” đã dẫn dẫn lỗi giúp cho chúng ta hiểu hơn về giới trẻ.
Cụm từ “thế hệ cợt nhả” dùng để mô tả những người trẻ phóng khoáng, vui vẻ, không ngại thể hiện bản thân, chủ yếu là trong công việc. Cụm từ này thường được sử dụng trong tình huống các bạn trẻ tự trào và trêu đùa người xung quanh. Có thể lấy ví dụ từ các status thịnh hành trên mạng như: “Tiệm mỳ 3 đời sắp khai trương, tôi là thế hệ cợt nhả và cũng là đời đầu tiên”; “Khi thế hệ cợt nhả làm bác sỹ: Bệnh án này chưa wow lắm nhỉ?”; “Thế hệ cợt nhả cúng gà rán trong ngày rằm”…

Vì sao trend “thế hệ cợt nhã đi làm viral? Vì chạm nhiều điểm chung, nó đó chính là nó. Thế hệ Gen Z mở đầu bằng tiếng lóng sáng tạo, những chiếc meme hề hước nhằm mong muốn thay đổi văn hoá công sở cứng nhắc. Ngoài ra cũng có nhiều lý do riêng đã và đang giúp chiếc trend này lên xu hướng:
- Sự khác biệt giữa Gen Z và thế hệ trước: Trái ngược với Gen X hay Millennials thường nghiêm túc trong công việc, Gen Z có phong cách thoải mái hơn nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất.
- Cách làm việc linh hoạt, đề cao sự sáng tạo: Gen Z sử dụng sự hài hước để giảm bớt áp lực trong văn phòng nhưng vẫn giữ được tinh thần trách nhiệm.
- Cộng đồng mạng yêu thích sự hài hước: Những câu chuyện về “thế hệ cợt nhả” được chế meme, ghép nhạc vui nhộn trên TikTok khiến trend này lan truyền mạnh mẽ.
- Tâm lý “work-life balance”: Gen Z đề cao sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, không đặt nặng hình thức mà chú trọng vào giá trị thực sự.
Vì sao GenZ lại chọn “cợt nhả” cho mình?
Cụm từ này ngày càng nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ văn hóa sử dụng meme của thế hệ Z. Từ những tin tức nóng hổi đến các câu chuyện đời thường, tất cả đều có thể được “meme hóa” để gây cười và giúp thông tin trở nên dễ tiếp nhận hơn.

Bên cạnh đó, tự gọi mình là “thế hệ cợt nhả”, các bạn trẻ cũng muốn tránh bị “người lớn” gọi bằng những cái tên khác mà họ không thích, chẳng hạn như “thế hệ mất kết nối… Khi được tự đặt biệt danh cho mình, họ cảm thấy thoải mái hơn.
Các nền tảng như TikTok, Instagram hay X tạo điều kiện cho những cụm từ mới được lan truyền với “tốc độ tên lửa”. Chỉ cần một video sử dụng cụm từ “thế hệ cợt nhả” đạt triệu view, ngay lập tức hàng loạt người khác sẽ bắt chước, biến nó thành xu hướng. Thêm vào đó, sự tương tác qua bình luận, hashtag hay các bài đăng càng đẩy cụm từ này lên tầm “văn hóa mạng”.


Dù phổ biến và thú vị, cụm từ “thế hệ cợt nhả” không phải lúc nào cũng được sử dụng một cách phù hợp. Nếu không cẩn thận, nó có thể gây hiểu lầm hoặc làm mất lòng người khác, bị coi là thiếu tôn trọng. Cụm từ này phù hợp cho các cuộc trò chuyện với bạn bè thân quen cùng thế hệ, hay khi bình luận về một tình huống hài hước. Trong công việc, các bạn trẻ cần có sự chuyên nghiệp, biết lắng nghe góp ý của người đi trước và tuân thủ các quy định chung.
Thích trêu đùa là phong cách của người trẻ, tuy nhiên không phải ai cũng thoải mái với nó. Như bất kỳ xu hướng nào, “thế hệ cợt nhả” cũng cần được sử dụng một cách có chừng mực và đúng hoàn cảnh.
Gen Z đang mang đến một luồng gió mới cho môi trường công sở, không chỉ sáng tạo, linh hoạt mà còn biết cách tạo không khí thoải mái, kết nối đồng nghiệp. Điều này khiến các thế hệ trước dần thay đổi quan điểm và cách giao tiếp trong công việc.
Một số thông tin khác:
Mình hy vọng các bạn sẽ chia sẻ những cảm xúc của bạn về bài viết này để mình có thể viết hay hơn.