Bước vào một môi trường học mới có thể là điều đáng sợ đối với trẻ mẫu giáo khi các bé đã quá quen với việc ở gần bên cha mẹ trong suốt quãng thời gian đầu đời. Tuy nhiên, có rất nhiều cách mà các phụ huynh và thầy cô giáo có thể áp dụng để giảm thiểu nỗi lo này cho trẻ. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu cách giúp trẻ mầm non thích nghi nhanh, vượt qua những nỗi lo lắng xa cách ba mẹ ngay từ những ngày đầu đến trường nhé.

1. Tham quan ngôi trường trước ngày khai giảng

Trước khi vào năm học, hãy đưa con bạn đi quanh lớp và chỉ ra những hoạt động khác nhau mà trẻ sẽ làm mỗi ngày. Điều này giúp trẻ chuẩn bị tinh thần vững vàng hơn cho những trải nghiệm sắp đến trong tương lai. Bên cạnh đó, vào những ngày hội tiền khai giảng mầm non, nếu có thể thì cha mẹ nên cho trẻ được gặp giáo viên sắp tới của mình trước. Điều này sẽ giúp bé dễ dàng hình thành sự gắn bó với cô giáo hơn trong tương lai.”, Alisa Clark Ackerman – chuyên gia giảng dạy bậc mầm non tại thành phố New York đưa ra lời khuyên.

Tham quan ngôi trường trước ngày khai giảng (Nguồn: Internet)
Tham quan ngôi trường trước ngày khai giảng (Nguồn: Internet)

2. Nhập vai

Giả vờ chơi với thú nhồi bông có thể giúp con bạn thích nghi với suy nghĩ rằng chúng sẽ phải tạm xa bạn trong vài giờ đồng hồ, nhưng với nhận thức rằng bạn sẽ sớm quay lại. Ví dụ, chú gấu bông Teddy của bé đi học với một số người bạn khác, mẹ Teddy đồng thời rời đi để làm việc. Sau đó không lâu, mẹ liền trở về khi Teddy đã hát xong một bài hát và thưởng thức một bữa ăn nhẹ.

Trò chơi nhập vai (Nguồn: Internet)
Trò chơi nhập vai (Nguồn: Internet)

3. Tạo ra một nghi thức tạm biệt

Việc hình thành một nghi thức tạm biệt mang lại sự thoải mái và quen thuộc, để con bạn biết điều gì sắp xảy ra. Đây có thể là bất cứ hành động nào đó mà bạn và con bạn thống nhất với nhau, chẳng hạn như một cái ôm hoặc cái bắt tay đặc biệt, sau đó là câu nói “Hẹn gặp lại, chú cá sấu bé nhỏ của mẹ!”

Bày tỏ tình cảm với trẻ qua mỗi lần chào tạm biệt (Nguồn: Internet)
Bày tỏ tình cảm với trẻ qua mỗi lần chào tạm biệt (Nguồn: Internet)

4. Khen thưởng một cách có hệ thống

Linda Roos ở Scottsdale, Arizona, đã đưa cho những học sinh mẫu giáo của mình một cuốn lịch riêng. Nếu một cậu bé đến lớp mà không làm ầm lên, cô ấy dán hình mặt cười lên lịch (ngược lại, cậu bé sẽ phải nhận một khuôn mặt buồn). Vào thứ sáu, nếu cậu bé thu thập được đủ năm khuôn mặt cười, cô ấy sẽ dành tặng một phần thưởng là kho báu như một món quà.

5. Nhắc bé rằng bạn đã trở lại như lời hứa

Khi bạn đón bé vào cuối ngày, hãy củng cố ý tưởng rằng bạn sẽ quay lại, giống như bạn đã hứa. Bằng cách này, bạn sẽ không cảm thấy như cả hai như đang bắt đầu lại những lời tạm biệt đầy nước mắt và buồn bã nữa.

Giữ lời hứa với trẻ nhỏ (Nguồn: Internet)
Giữ lời hứa với trẻ nhỏ (Nguồn: Internet)

6. Không bao giờ so sánh

Đừng bao giờ đưa ra sự so sánh giữa con của bạn với những đứa trẻ khác. Chẳng hạn như, “Nolan đâu có khóc khi mẹ nó rời đi”. “Ngược lại, hãy tôn vinh quá trình phát triển của chính con, bởi đây là cách tốt nhất để làm cho hành trình chuyển tiếp sang trường mầm non diễn ra suôn sẻ nhất có thể. Ngoài ra, mỗi đứa trẻ sẽ có cách xử lý và kiểm soát cảm xúc khác nhau khi đối mặt với sự xa cách đầu đời.”, chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục mầm non và giáo dục đặc biệt Katrina Green chia sẻ.

7. Đọc sách

Sally Tannen, giám đốc Trung tâm nuôi dạy trẻ tại trung tâm văn hóa 92NY, thành phố New York, cho biết: “Những cuốn sách mô tả những gì xảy ra ở trường học, có thể giúp xoa dịu cảm giác bồn chồn ở các bé. Chúng cung cấp cho con bạn một cái nhìn cơ bản về trường học và hành trình đi học mới. Từ đó, một cảm giác thoải mái sẽ được định hình bên trong bé, khiến bé không thấy lo sợ và hồi hộp khi đến trường nữa.”

Sách là nguồn tư liệu dồi dào cung cấp cho bé những hình ảnh và câu chuyện về thế giới trường học (Nguồn: Internet)
Sách là nguồn tư liệu dồi dào cung cấp cho bé những hình ảnh và câu chuyện về thế giới trường học (Nguồn: Internet)

Mời bạn xem thêm các bài viết khác trên BlogAnChoi như:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

100+ danh ngôn, câu nói hay áp dụng cho viết văn nghị luận xã hội 200 chữ mới nhất

Một đoạn/bài viết Nghị luận xã hội phải có tính mới mẻ, sáng tạo, độc đáo thì mới có thể trinh phục, chạm được đến trái tim được người nghe đọc, giáo viên chấm bài. Một bài viết/ đoạn văn chỉ nói xuông không thôi rất dễ gây nhàn chán. Vậy để làm được điều đó chúng ta phải ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận