Một vài thương hiệu lớn đã khai thác yếu tố cảm xúc – yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Bởi họ nhận ra rằng dù khách hàng có phải là người mua hàng theo lý trí nhưng khi cảm xúc bị dao động mạnh, lý trí ban đầu sẽ bị lung lay và kích thích họ hành động. Chiến thuật này được sử dụng nhiều đến mức mà trong Marketing có một thuật ngữ để miêu tả chính xác điều này, đó là “Emotional Branding”.

“Emotional Branding” là gì? Và làm thế nào để áp dụng chúng nhằm thu hút khách hàng hiệu quả? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được BlogAnChoi bật mí ngay trong bài viết này.

Emotional Branding là gì?

Khái niệm Emotional Branding lần đầu tiên được Marc Gobé nhắc đến trong cuốn sách “The New Paradigm for Connecting Brands to People” hơn 20 năm về trước. Triết lý của ông dựa trên sự quan sát thực tế và kết luận rằng các kết nối có thể diễn ra ở mức độ cảm xúc trong mối quan hệ giữa thương hiệu với con người.

Khái niệm Emotional Branding lần đầu tiên được Marc Gobé nhắc đến trong cuốn sách “The New Paradigm for Connecting Brands to People” hơn 20 năm trước (Ảnh: Internet)
Khái niệm Emotional Branding lần đầu tiên được Marc Gobé nhắc đến trong cuốn sách “The New Paradigm for Connecting Brands to People” hơn 20 năm trước (Ảnh: Internet)

Ngày nay, Emotional Branding (tạm dịch: Xây dựng cảm xúc thương hiệu) được hiểu là quá trình xây dựng và hình thành mối quan hệ giữa người tiêu dùng với sản phẩm hay thương hiệu bằng cách đánh mạnh vào yếu tố cảm xúc. Cụ thể, để tạo kết nối này, các doanh nghiệp sẽ cần tạo ra nội dung, sản phẩm cũng như trải nghiệm mua sắm,… phù hợp với nhu cầu, mong muốn, cái tôi hay trạng thái tinh thần của khách hàng. Qua đó, nó sẽ khơi gợi và kích thích cảm xúc quen thuộc, phổ biến nhất bên trong mỗi con người như: Tình yêu, cảm giác an toàn, sự khẳng định cái tôi,…

Các phương thức xây dựng Emotional Branding

Để xây dựng Emotional Branding hiệu quả, có một số phương pháp hay các kỹ thuật thuyết phục dựa trên tâm lý học. Dưới đây BlogAnChoi sẽ liệt kê 3 phương pháp xây dựng cảm xúc thương hiệu phổ biến nhất được nhiều nhãn hàng lớn trên thế giới áp dụng.

1. Áp dụng thuyết nhu cầu của Maslow

Thuyết nhu cầu cảm xúc Maslow có lẽ đã không còn quá xa lạ với nhiều người đặc biệt là đối với các marketer hay những nhà làm truyền thông. Thuyết này xếp hạng cảm xúc và nhu cầu của con người thành 5 mức từ thấp đến cao lần lượt như sau:

Thuyết nhu cầu cảm xúc Maslow có lẽ đã không còn quá xa lạ với nhiều người, đặc biệt là đối với các marketer hay những nhà làm truyền thông (Ảnh: Internet)
Thuyết nhu cầu cảm xúc Maslow có lẽ đã không còn quá xa lạ với nhiều người, đặc biệt là đối với các marketer hay những nhà làm truyền thông (Ảnh: Internet)
  • Nhu cầu sinh lý: Đây là những nhu cầu cơ bản, thực tế và thiết yếu nhất để mỗi người có thể tồn tại, phát triển, chẳng hạn như ăn uống, ngủ, nghỉ ngơi, sinh lý, mặc ấm,…
  • Nhu cầu an toàn: Khi đã đáp ứng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản nhất, con người sẽ hướng đến những nhu cầu cao hơn. Họ mong muốn được bảo vệ trước các mối nguy hiểm đe dọa cuộc sống về vật chất lẫn tinh thần. Điều này lý giải tại sao pháp luật, tòa án hay cảnh sát được ra đời.
  • Nhu cầu xã hội: Đây là nhu cầu tiếp theo trong thang Maslow thiên về các yếu tố tinh thần, và cảm xúc của con người. Theo đó, ở mức này, con người sẽ muốn mình thuộc về một hội nhóm hay cộng đồng nào đó nào đó chẳng hạn như công ty, trường lớp, gia đình,…
  • Nhu cầu được tôn trọng: Sau khi đã đạt được các nhu cầu được liệt kê phía trên, con người sẽ tiếp tục hướng đến giá trị cao hơn. Họ mong muốn được yêu quý, tôn trọng và thừa nhận bởi xã hội. Điều này lý giải tại sao, các doanh nghiệp luôn đối xử với khách hàng của mình như những “thượng đế” với sự quan tâm đặc biệt.
  • Nhu cầu tự thể hiện: Cuối cùng, mức cao nhất trong thuyết nhu cầu Maslow là nhu cầu được thể hiện, chứng minh bản thân cũng như được theo đuổi đam mê, sở thích và tạo ra những giá trị tích cực cho xã hội. Trong kinh doanh, nhu cầu này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần phải làm cho khách hàng của mình cảm thấy tự tin, tin tưởng vào bản thân cũng những quyết định lựa chọn bạn là đúng đắn.

2. Sử dụng 3 kỹ thuật thuyết phục của Aristotle

Nếu bạn là dân trong “ngành” chắc chắn bạn từng biết đến 3 kỹ thuật tiếp thị thuyết phục khách hàng của Aristotle: ethos (sự tin tưởng), pathos (sự cảm thông) và logos (lập luận logic). Khi doanh nghiệp bạn có thể cân bằng cả ba yếu tố trên, thương hiệu bạn chắc chắn sẽ gây được ấn tượng mạnh mẽ về mặt cảm xúc.

Ba kỹ thuật tiếp thị thuyết phục khách hàng của Aristotle bao gồm: ethos (sự tin tưởng), pathos (sự cảm thông) và logos (lập luận logic) (Ảnh Internet)
Ba kỹ thuật tiếp thị thuyết phục khách hàng của Aristotle bao gồm: ethos (sự tin tưởng), pathos (sự cảm thông) và logos (lập luận logic) (Ảnh Internet)
  • Sự tin tưởng (Ethos): Chắc chắn đâu đó bạn đã từng xem một vài mẩu quảng cáo chứa những câu khẳng định chắc nịch từ một thương hiệu nào đó chẳng hạn như: “Sản phẩm được kiểm nghiệm bởi các chuyên gia đến từ Hoa Kỳ”, “Sản phẩm được thử nghiệm lâm sàng” hay “Sản phẩm được bộ Bộ Y tế khuyên dùng”,…
  • Sự cảm thông (Pathos): Kỹ thuật thuyết phục Pathos thúc đẩy, kích thích người tiêu dùng hành động bằng cách tạo ra cảm giác cấp bách, nỗi sợ bị bỏ lỡ, cảm giác thân thuộc,… Tuy nhiên, nếu muốn áp dụng kỹ thuật này, các doanh nghiệp cần chú ý lồng ghép các yếu tố cảm xúc một cách cẩn thận để không khiến người tiêu dùng cảm thấy như bị thao túng tâm lý hay cảm xúc.
  • Lập luận logic (Logos): Logos được coi là trụ cột có sức thuyết phục nhất trong thuyết Aristotle. Tuy nhiên, đây cũng là trụ cột phụ thuộc nhiều nhất vào 2 trụ cột còn lại. Khi sử dụng logos, các doanh nghiệp sẽ thuyết phục khách hàng bằng cách đưa ra những thông tin thực tế, số liệu thống kê, lý lẽ lập luận logic.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Meta chia sẻ về chiến lược phát triển AI tại Liên hoan Sáng tạo Cannes Lions 2023

Tham dự Liên hoan Sáng tạo Cannes Lions 2023 mới đây, đại diện của Meta đã chia sẻ về những chiến lược phát triển AI trong các ứng dụng.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận