Trong khoảng không bao la của vũ trụ, con người không thể biết chính xác được đâu là giới hạn phát triển của mình. Chính điều này đã thôi thúc nhà khoa học Nikolai Kardashev phát triển hệ thống thang đo nền văn minh – thang đo Kardashev. Đây là một công trình nghiên cứu nhận được rất nhiều sự quan tâm đến từ các nhà khoa học.

Sự ra đời của thang đo Kardashev – Kardashev Scale

Để biết được sự phát triển của một giống loài hay mức độ phát triển của chúng đang ở đâu, ta cần nhìn vào nghiên cứu của nhà khoa học thiên văn Xô viết Nikolai Kardashev. Năm 1964, ông đã công bố thang đo mang tên mình để đo mức phát triển của các nền văn minh giả tưởng ngoài vũ trụ.

Chân dung nhà khoa học thiên văn Nikolai Kardashev (Nguồn: Internet)
Chân dung nhà khoa học thiên văn Nikolai Kardashev (Nguồn: Internet)

Cơ sở của thang đo như sau: “Một xã hội hay một nền văn minh càng phát triển và hiện đại thì càng đòi hỏi nhiều năng lượng để cung cấp cho toàn bộ dân số, vận hành các loại máy móc khác nhau và có khả năng khai thác tối đa nguồn năng lượng đó”.

Nhà khoa học Kardashev đã sử dụng năng lượng để đo đếm sự phát triển của các nền văn minh. Năng lượng là cốt lõi của một nền văn minh. Không có năng lượng, chúng ta không thể sống, và càng sử dụng nhiều thì chúng ta càng phát triển với tốc độ nhanh hơn.

Bốn cấp độ của nền văn minh dựa trên thang đo Kardashev

Nhà khoa học thiên văn Kardashev đã chia mức độ phát triển của các nền văn minh ra làm 4 cấp độ khác nhau.

Bốn cấp độ nền văn minh trong vũ trụ (Nguồn: Internet)
Bốn cấp độ nền văn minh trong vũ trụ (Nguồn: Internet)

Nền văn minh loại 1

Nền văn minh loại 1 là nền văn minh đã khai thác triệt để nguồn năng lượng trên hành tinh mẹ. Điều đó có nghĩa là khi chúng ta đã sử dụng tối ưu những nguồn năng lượng khác nhau trên Trái Đất như gió, nước và những hiện tượng tự nhiên như núi lửa và bão tố.

Nền văn minh loại 1 xảy ra khi con người khai thác 100% các nguồn năng lượng trên Trái Đất (Nguồn: Internet)
Nền văn minh loại 1 xảy ra khi con người khai thác 100% các nguồn năng lượng trên Trái Đất (Nguồn: Internet)

Để làm được điều đó, con người cần tìm cách hạn chế sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch và cải thiện hiện trạng của hành tinh này. Điều này nghe có vẻ viễn tưởng nhưng thực tế cho thấy con người có khả năng phát triển công nghệ rất nhanh. Theo thời gian, sự phát triển dựa trên thang đo Kardashev chỉ có thể nhanh và mạnh hơn. Ước mơ tối ưu hóa nguồn năng lượng trên hành tinh này chỉ còn là vấn đề thời gian.

Nền văn minh loại 2

Đây là lúc con người tính đến nguồn năng lượng lớn nhất và mạnh nhất mà họ có được là Mặt Trời. Năng lượng được sản sinh ra từ Mặt Trời là vô cùng to lớn. Hiện nay, chúng ta mới chỉ sử dụng được một phần rất nhỏ của nó thông qua ánh sáng.

Khối cầu Dyson là minh chứng cho nền văn minh loại 2 của con người (Nguồn: Internet)
Khối cầu Dyson là minh chứng cho nền văn minh loại 2 của con người (Nguồn: Internet)

Để khai thác và sử dụng toàn bộ nguồn năng lượng ấy, con người cần sử dụng một loại máy móc có tên là Dyson Sphere (khối cầu Dyson). Và với nguồn năng lượng cực kỳ khổng lồ mà Mặt Trời mang lại, con người có thể sử dụng nó để có những đột phá về công nghệ hay di cư sang các hành tinh khác trong Hệ để sinh sống.

Nền văn minh loại 3

Để có thể đạt được nền văn minh loại 3 dựa trên thang đo Kardashev, chúng ta cần phải khai thác nguồn năng lượng từ toàn bộ dải ngân hà. Lúc ấy, cuộc sống của loài người sẽ tiến tới nền văn minh ngân hà. Vào thời điểm mà chúng ta chạm vào ngưỡng cửa ấy, ta có thể sinh sống ở bất cứ nơi nào trong dải ngân hà này, hấp thụ nguồn năng lượng từ mọi ngôi sao chúng ta muốn, thậm chí là hố đen.

Khi có thể làm chủ cả dải ngân hà, con người đã đạt tới nền văn minh loại 3 (Nguồn: Internet)
Khi có thể làm chủ cả dải ngân hà, con người đã đạt tới nền văn minh loại 3 (Nguồn: Internet)

Với khoảng cách khổng lồ giữa các vì sao, tốc độ ánh sáng là chưa đủ. Vì vậy, để di chuyển giữa các vị trí trong dải ngân hà, chúng ta sẽ cần tới các lỗ sâu – khái niệm khoa học viễn tưởng mà ta thường thấy trên phim. Đó có thể là một khái niệm viễn tưởng ở thời điểm hiện tại nhưng có thể thực hiện được khi đạt tới trình độ ấy.

Nền văn minh loại 4

Có nền văn minh loại 3 thì có thể sẽ có 4, 5 và 6. Mặc dù chúng ta rất muốn tưởng tượng ra những kỳ quan mà loài người có thể làm được khi đạt được mức độ nền văn minh ấy, nhưng sự thật là càng đi xa, chúng ta càng khó có thể mường tượng được những gì mà loài người có thể làm được.

Sự phát triển của nền văn minh loại 4 có thể còn vượt xa trí tưởng tượng của chúng ta (Nguồn: Internet)
Sự phát triển của nền văn minh loại 4 có thể còn vượt xa trí tưởng tượng của chúng ta (Nguồn: Internet)

Cho dù có là thế nào, sau nền văn minh loại 3, tất cả còn đang rất khó hình dung và hiện tại nó vẫn còn là vùng đất của quá nhiều mơ tưởng. Vậy thì trên con đường mơ tưởng ấy, loài người đang ở mức độ nào?

Chúng ta đang ở mức độ nào trên thang đo Kardashev?

Như đã nói ở trên, nền văn minh loại 1 là khi mà loài người có thể khai thác 100% nguồn năng lượng của Trái Đất. Nhưng hiện tại, con người vẫn còn đang loay hoay làm sao để sử dụng hết những gì mà mẹ thiên nhiên ban tặng.

Nền văn minh của Trái Đất hiện tại là khoảng 0,73 (Nguồn: Internet)
Nền văn minh của Trái Đất hiện tại là khoảng 0,73 (Nguồn: Internet)

Năm 1973, nhà vật lý thiên văn Carl Sagan đã ước tính rằng nền văn minh của con người lúc bấy giờ đạt được mức 0,7 và cho tới năm 2022 thì chúng ta đang ở mức 0,73. Có thể đây là một con số chưa lớn nhưng chúng ta cũng đã thấy được là cuộc sống quanh ta đã thay đổi rất nhiều từ thời điểm ấy.

Trên con đường phát triển về khoa học và công nghệ, con người cũng đã và đang có những bước đột phá vô cùng to lớn. Chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng khi nhân loại đạt được nền văn minh loại 1, cuộc sống sẽ được thay đổi rất rất nhiều. Còn bạn thì sao, bạn có suy nghĩ gì về thang đo Kardashev? Cho mình biết thêm ở phần bình luận nhé!

Một số bài viết cùng chủ đề có thể bạn quan tâm:

Các bạn nhớ theo dõi BlogAnChoi để cập nhật những tin tức thú vị khác nhé!

Xem thêm

Capybara là con gì: "Bộ trưởng ngoại giao" thành hot trend mxh 2024

Capybara là con gì, vì sao trở thành hot trend trên mxh và được giới trẻ yêu thích? Capybara (chuột lang) được mệnh danh là "đại sứ thân thiện" cùng giao diện dễ thương nên rất được lòng công chúng.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận