Siêu kính thiên văn vũ trụ James Webb là một phát minh mang tính đột phá của con người trong ngành thiên văn học. Mang trong mình những gì tinh hoa nhất của công nghệ thời đại mới, siêu kính thiên văn James Webb có khả năng quan sát và chụp lại những bức ảnh với độ sắc nét cực cao. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu ngay về siêu kính thiên văn này trong bài viết dưới đây nhé!

Thông tin cơ bản về siêu kính thiên văn vũ trụ James Webb

Dự án chế tạo James Webb có chi phí lên tới hàng chục tỷ đô (Nguồn: Internet)
Dự án chế tạo James Webb có chi phí lên tới hàng chục tỷ đô (Nguồn: Internet)

Siêu kính thiên văn vũ trụ James Webb có chi phí sản xuất chế tạo là 10 tỷ USD năm 2016 (tương đương với 12,3 tỷ USD năm 2022) chưa bao gồm chi phí phóng vào quỹ đạo. Sản phẩm của dự án hơn 10 tỷ đô này nhận được rất nhiều sự kỳ vọng của các nhà khoa học.

Là một chiếc kính thiên văn, tất nhiên James Webb sẽ được đặt trong không gian vũ trụ. Nhưng nó không hề quanh xung quanh Trái Đất mà yên vị ở điểm L2 cách Trái Đất 1.500.000 km.

Kính thiên văn James Webb nằm ở vị trí L2 (Nguồn: Internet)
Kính thiên văn James Webb nằm ở vị trí L2 (Nguồn: Internet)

Khác với những chiếc camera hoạt động dựa trên ánh sáng có thể quan sát bằng mắt thường, kính James Webb quan sát vật thể ngoài vũ trụ dựa trên ánh sáng hồng ngoại mà nó thu thập được.

Siêu kính thiên văn vũ trụ James Webb thu thập sóng ánh sáng có bước sóng từ 0,6 micromet tới 28,3 micromet, đó là những tia hồng ngoại yếu ớt phát ra từ những vật thể cách Trái Đất từ hàng triệu cho tới hàng tỷ năm ánh sáng.

Tấm chống nắng của James Webb có kích thước 21 x 14m (Nguồn: Internet)
Tấm chống nắng của James Webb có kích thước 21 x 14m (Nguồn: Internet)

Để cho kính thiên văn có thể hoạt động một cách hiệu quả nhất, các nhà khoa học đã trang bị thêm một tấm chống nắng siêu to khổng lồ. Nó có kích thước 21 x 14m – tương đương với kích thước của một sân bóng tennis. Với kích thước quá lớn, tấm chống nắng này không thể nhét vừa tên lửa đẩy nào nên cần gấp lại và mở ra sau khi kính đã ở đúng vị trí ngoài không gian.

Với 5 lớp phủ, tấm chống nắng “siêu to khổng lồ” mang lại hiệu quả chống nắng lên tới 1 triệu SPF. Trong khi đó, những loại kem chống nắng mà hội chị em hay bôi chỉ có chỉ số khoảng 15 – 100 SPF.

Sự khác biệt giữa 2 siêu kính thiên văn vũ trụ James Webb và Hubble

Kính thiên văn chính của James Webb có đường kính 6,5m và con số này của Hubble chỉ là 2,4m. Tiêu cự là 131,4m so với 57,6m của Hubble. Và diện tích thu thập ánh sáng lên tới 25,4 m² – gấp 6 lần kính Hubble.

Siêu kính thiên văn James Webb có nhiều điểm vượt trội hơn Hubble (Nguồn: Internet)
Siêu kính thiên văn James Webb có nhiều điểm vượt trội hơn Hubble (Nguồn: Internet)

Sức mạnh quan sát của siêu kính thiên văn James Webb là vượt trội hơn hẳn kính Hubble. Cụ thể, đối với những bức ảnh chụp sâu trong vũ trụ, kính Hubble cần vài ngày cho tới vài tuần phơi sáng để cho ra một bức ảnh tốt. Nhưng đối với James Webb chỉ cần 12,5 giờ để chụp được một bức ảnh có chất lượng tuyệt vời.

Những tác phẩm sắc nét đầu tiên của siêu kính thiên văn vũ trụ James Webb

Trong một sự kiện ở Nhà Trắng vào ngày 11/7 vừa qua, tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố hình ảnh của cụm thiên hà SMACS 0723. Đây không chỉ là hình ảnh đầu tiên của James Webb mà nó còn là bức ảnh đẹp nhất và sâu nhất về vũ trụ từ trước tới nay.

Hình ảnh về cụm Thiên hà SMACS 0723 mà James Webb chụp được trong lần thử máy đầu tiên (Nguồn: Internet)
Hình ảnh về cụm Thiên hà SMACS 0723 mà James Webb chụp được trong lần thử máy đầu tiên (Nguồn: Internet)

Hình ảnh về cụm thiên hà SMACS 0723 chỉ là 1 trong 4 bức ảnh tuyệt vời mà James Webb chụp được trong sứ mệnh vừa rồi. Những hình ảnh siêu đẹp còn lại về Tinh vân Carina, nhóm 5 Thiên hà Stephan’s Quintet và Tinh vân nhẫn NGC 3132 đều là những bức ảnh sắc nét và chi tiết nhất về vũ trụ cho tới thời điểm hiện tại.

Hình ảnh tuyệt đẹp của Tinh vân Carina, nhóm 5 Thiên hà Stephan’s Quintet và Tinh vân nhẫn NGC 3132 do James Webb chụp lại (Nguồn: Internet)
Hình ảnh tuyệt đẹp của Tinh vân Carina, nhóm 5 Thiên hà Stephan’s Quintet và Tinh vân nhẫn NGC 3132 do James Webb chụp lại (Nguồn: Internet)

Nếu đem so sánh 2 chiếc kính thiên văn tốt nhất ở thời điểm hiện tại là Hubble và James Webb thì “lão tướng” Hubble gần như là nắm chắc phần thua. Những bức ảnh do Hubble chụp rất ấn tượng về độ sắc nét và chi tiết, nhưng hình ảnh mà James Webb gửi về còn mang một chiều sâu và độ phân giải trên cả tuyệt vời. Đó là sự lột xác đến “thoát xác” mà siêu kính thiên văn này mang lại.

Với sự ra đời của siêu kính thiên văn vũ trụ James Webb, thế giới đã được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những thiên hà cách chúng ta hàng tỷ năm ánh sáng. Sự ra đời của chiếc kính thiên văn cực xịn sò ấy đã đánh dấu cho một bước tiến lớn trong công cuộc khai phá vũ trụ của con người.

Một số bài viết khác cùng chủ đề có thể bạn quan tâm:

Các bạn nhớ theo dõi BlogAnChoi để cập nhật những tin tức thú vị khác một cách sớm nhất nhé!

Xem thêm

Muốn "đu" CBIZ trơn tru, hãy thuộc nằm lòng cẩm nang 100 thuật ngữ dưới đây

Những thuật ngữ Cbiz như tiểu thịt tươi, bạo hồng, khống bình, sao tác... có thể sẽ khá lạ tai đối với một số bạn. Tuy nhiên nếu là một người thích đọc tin bát quái và "hít" drama thì bạn rất nên "bỏ túi" cẩm nang 100 thuật ngữ Cbiz thường gặp dưới đây để tránh bỡ ngỡ ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận