Bảng cân nặng thai nhi chuẩn WHO giúp việc theo dõi cân nặng của bé trong thai kỳ dễ dàng hơn, từ đó giúp mẹ cân bằng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, điều chỉnh hoặc bổ sung sữa bầu cùng các dưỡng chất khác để hỗ trợ bé phát triển toàn diện. Tìm hiểu thêm về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
- 1. Lợi ích của việc theo dõi cân nặng của thai nhi
- 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi
- 2.1 Yếu tố di truyền và chủng tộc
- 2.2 Sức khỏe của mẹ khi mang thai
- 2.3 Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi của mẹ
- 2.4 Thứ tự sinh con
- 2.5 Số lượng bào thai
- 3. Cách đo chiều dài và cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần tuổi
- 4. Bảng cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn Quốc Tế
- 5. Mẹ bầu cần làm gì khi cân nặng của thai nhi không đạt chuẩn?
- 6. Những lưu ý mẹ bầu cần nhớ để thai nhi phát triển đạt chuẩn
1. Lợi ích của việc theo dõi cân nặng của thai nhi
Thai nhi phát triển vượt mức hoặc nhẹ cân đều có thể dẫn đến các nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ như:
Thai nhi bị thừa cân
Việc thai nhi bị thừa cân sẽ gây khó khăn cho mẹ bầu trong sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Thai nhi thừa cân thậm chí có thể khiến mẹ bị vỡ tử cung và chỉ có thể lựa chọn phương pháp sinh mổ
Bên cạnh đó, vấn đề này còn khiến các bé bị hạ đường huyết dẫn đến suy hô hấp, suy tuần hoàn,… có thể dẫn đến tử vong ngay từ khi mới sinh ra. Một số bé còn phải sống chung với các bệnh như tiểu đường, béo phì,…
Thai nhi bị nhẹ cân
Ngược lại với trường hợp trên, khi mẹ không nạp đủ dinh dưỡng hoặc thai nhi không thể hấp thụ các dưỡng chất sẽ gây ra tình trạng thai nhi nhẹ cân. Làm trẻ có nguy cơ ngạt thở, thiếu oxy và nghiêm trọng hơn là bị thai lưu.
Những đứa trẻ bị nhẹ cân từ trong bụng mẹ sẽ dễ mắc các bệnh về phổi, sức đề kháng kém, hạ đường huyết,… Ngoài ra, hoạt động trí não của trẻ sẽ bị kém và chậm hơn so với những bé đồng trang lứa.
Dù thừa cân hay thiếu cân thì cũng có thể gặp các biến chứng nguy hiểm trong bụng mẹ cho tới khi chào đời. Để đảm bảo thai nhi phát triển đạt chuẩn, mẹ nên theo dõi cân nặng của bé trong thai kỳ để có chế độ dinh dưỡng phù hợp.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi
2.1 Yếu tố di truyền và chủng tộc
Di truyền từ cha mẹ ảnh hưởng đến 23% thể trạng của thai nhi. Bên cạnh đó, mỗi chủng tộc, mỗi dân tộc khác nhau cũng sẽ có sự ảnh hưởng nhất định đến chiều cao và cân nặng của bé. Tuy nhiên, trong suốt thai kỳ sẽ có những yếu tố khác ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi.
2.2 Sức khỏe của mẹ khi mang thai
Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi. Khi mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường hay béo phì sẽ có xu hướng sinh con ra nặng hơn bình thường. Ngược lại, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng nếu mẹ không tăng cân hay tăng cân quá ít.
2.3 Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi của mẹ
Những lý do khiến mẹ không thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho con như mẹ ốm nghén nặng trong suốt thai kỳ, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý,… Bên cạnh đó, mẹ nghỉ ngơi không đủ do căng thẳng và mệt mỏi cũng là lý do khiến con nhẹ cân.
2.4 Thứ tự sinh con
Đa phần các bé con đầu lòng đều sẽ nhẹ hơn các em của mình. Nhưng nếu khoảng cách giữa các lần sinh quá gần thì có thể gây ra trường hợp ngược lại.
2.5 Số lượng bào thai
Nếu mẹ mang song thai hoặc đa thai thì đa phần các chỉ số về cân nặng lẫn chiều cao đều thấp hơn so với chuẩn bình thường. Nhưng điều này không phải là vấn đề và quan trọng hơn là thời điểm sau sinh các bé vẫn phát triển khỏe mạnh và đạt cân nặng chuẩn.
3. Cách đo chiều dài và cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần tuổi
Chiều cao và cân nặng là những chỉ số vô cùng quan trọng mà hầu hết các bậc cha mẹ đều quan tâm. Dưới đây là một số cách đo chiều dài và cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần tuổi.
- Thai nhi 8 – 19 tuần: Đây là giai đoạn nửa đầu của thai kỳ, khi đó cơ thể bé còn uốn cong nửa dưới nên rất khó xác định được chiều dài và cân nặng một cách chính xác nhất. Trong giai đoạn này, chiều dài thai thường được tính từ đầu đến mông hay còn gọi là chiều dài đầu mông.
- Thai nhi 20 – 32 tuần: Ở giai đoạn này chân và nửa cơ thể dưới của trẻ đã duỗi thẳng ra nên chiều dài cơ thể được xác định bằng cách đo từ đầu xuống đến gót chân. Đây là giai đoạn chiều dài và cân nặng thay đổi rõ mỗi tuần giúp bố mẹ dễ dàng theo dõi.
- Thai nhi từ tuần thứ 32 trở đi: Cách xác định chiều dài cũng tương tự như giai đoạn trên. Đồng thời đây là lúc thai nhi phát triển mạnh mẽ nhất, dần hoàn thiện những đường nét cuối cùng.
4. Bảng cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn Quốc Tế
Ở giai đoạn đầu của thai kỳ (tuần thứ 1 – 7) thai nhi còn rất nhỏ, khi siêu âm thường chỉ thấy một chấm nhỏ như hạt đậu trên màn hình. Vì thế, cân nặng và chiều dài thường được tính từ tuần thứ 8 trở đi. Ở giai đoạn này thai nhi đã dài được 1.6cm và nặng khoảng 1g. Bảng bên dưới sẽ giúp chúng ta theo dõi sự phát triển của thai nhi ở những tuần tiếp theo:
5. Mẹ bầu cần làm gì khi cân nặng của thai nhi không đạt chuẩn?
5.1 Thai nhi bị thừa cân theo chuẩn quốc tế
- Hạn chế các thực phẩm nhiều tinh bột và đường: Đây là chất gây ra các bệnh về tiểu đường, béo phì và thường có trong các loại thực phẩm như gạo, kẹo, bánh,…
- Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ: Giúp hệ tiêu hóa làm việc dễ dàng hơn, không phải chịu quá nhiều áp lực. Đồng thời giảm nguy cơ thai nhi bị thừa cân quá nhiều.
- Thường xuyên tập thể dục: Vận động nhẹ nhàng giúp mẹ bầu trao đổi chất tốt hơn, mỡ và calo bị đốt cháy nhanh chóng và chuyển thành năng lượng.
- Kiểm soát cân nặng: Các mẹ nên chú ý tới cân nặng của mình thường xuyên để đảm bảo rằng trẻ không bị quá thừa cân hay thiếu cân.
- Điều chỉnh chế độ ăn: Nên chọn những thực phẩm ít calo để không bị tăng cân quá nhiều mà vẫn đảm bảo được đầy đủ chất dinh dưỡng. Một số loại rau, trái cây tốt cho mẹ bầu như táo, dâu tây, cải bó xôi,… Ngoài ra mẹ bầu nên dùng thêm các loại ngũ cốc yến mạch hoặc sữa chua để tăng cường tiêu hóa.
5.2 Thai nhi bị thiếu cân theo chuẩn quốc tế
- Ăn đủ và đa dạng các loại thực phẩm, chia thành nhiều bữa nhỏ để cung đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé. Các bữa ăn nhỏ sẽ giúp thai nhi dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng hơn.
- Bổ sung thực phẩm giàu protein: Protein có vai trò xây dựng, củng cố và thay thế các mô mới cho cơ thể, tạo kháng thể cho hệ miễn dịch, giúp mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi cứng cáp, phát triển. Một số thực phẩm giàu protein như cải bó xôi, bơ, chuối, cá hồi, thịt bò,…
- Nghỉ ngơi nhiều, tránh làm việc nặng nhọc: Nghỉ ngơi nhiều giúp mẹ giảm căng thẳng, mệt mỏi, tốt cho thai nhi. Làm việc nặng nhọc có thể gây chấn thương cho mẹ và ảnh hưởng rất xấu cho trẻ.
- Điều chỉnh chế độ sinh hoạt khoa học: Mẹ bầu không nên thức quá khuya, phải ăn uống khoa học, luyện tập nhẹ nhàng, thường xuyên kiểm tra sức khỏe của cả mẹ và bé
- Bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai nhi như canxi, sắt, axit folic, DHA,… từ sữa bầu, sữa tươi, sữa hạt,…
- Tránh xa các chất kích thích không tốt cho sức khỏe mẹ và làm chậm sự phát triển của thai nhi như rượu, bia, thuốc lá,…
6. Những lưu ý mẹ bầu cần nhớ để thai nhi phát triển đạt chuẩn
- Thời gian mang thai không phải thời gian giảm cân, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, vitamin để con có thể phát triển khỏe mạnh.
- Không nên bồi bổ quá mức mà chỉ nên xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng cân bằng và khoa học vì tăng quá ít hay quá nhiều cân cũng đều không tốt cho thai nhi và mẹ bầu.
- Không nên tăng ít hơn 1 kg hay quá 3 kg mỗi tháng. Trong cả thai kỳ, mẹ bầu nên tăng từ 10 – 15 kg. Đây là mức cân an toàn cho thai nhi nhưng vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng. Bác sĩ sẽ theo dõi mỗi lần khám thai và đưa ra lời khuyên về mốc cân nặng ở mỗi giai đoạn cho các mẹ điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp.
- Tăng cân quá nhiều có thể gây ra các nguy cơ rất nguy hiểm như tiền sản giật, đái tháo đường, tăng tỷ lệ sinh non, tăng tỷ lệ sinh mổ.
- Tăng cân quá ít dẫn đến các tình trạng không tốt cho thai như thai chậm tăng trưởng trong tử cung, thai suy dinh dưỡng, tăng tỷ lệ sinh non.
- Khám thai định kỳ là một việc hết sức cần thiết để giúp bố mẹ phát hiện sớm những tình trạng bất thường để kịp thời điều chỉnh.
Cảm ơn mọi người đã quan tâm đến bài viết. Đừng quên theo dõi BlogAnChoi để biết thêm nhiều bài viết thú vị khác nhé!
Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:
- Hướng dẫn lựa chọn thực phẩm và thay đổi lối sống trong bệnh đái tháo đường type 2
- Dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng cần lưu ý những gì?
Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!
Mình luôn mong muốn nghe ý kiến đóng góp của các bạn về những bài viết mình viết ra, hãy bình luận thật nhiều nhé!