Người ta nói rằng nếu nhìn vào thói quen ăn uống của một dân tộc thì có thể hiểu được phần nào đó về họ, và điều đó có lẽ cũng được áp dụng ở thế giới cổ đại. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu về sự kỳ lạ của văn hóa ẩm thực cổ xưa nhé.

10. Thực phẩm chứa nhiều bột ngọt của Rome

Văn hóa ẩm thực của người cổ đại rất thú vị đó nhé! (Ảnh: Internet)
Văn hóa ẩm thực của người cổ đại rất thú vị đó nhé! (Ảnh: Internet)

Loại gia vị phổ biến nhất trong thế giới La Mã là garum (đôi khi được gọi là liquamen), một loại nước sốt được làm bằng cách đổ đầy các lớp cá hoặc ruột cá và muối vào nồi rồi để chúng dưới ánh nắng. Khi hỗn hợp nằm dưới sức nóng của Mặt trời, axit trong dạ dày của cá sẽ ăn mòn cơ thể chúng và phân hủy chúng hoàn toàn, để lại chất nhầy màu nâu. Khi protein trong cá bị phân hủy, chúng giải phóng các chuỗi axit amin, bao gồm axit glutamic, sẽ kết hợp với natri để tạo ra nước mắm mặn chứa đầy bột ngọt.

Garum cực kỳ phổ biến đối với người La Mã. Họ sử dụng nó làm nước sốt, nước chấm, chất thay thế muối và bôi nó lên hầu hết mọi thứ. Các nhà máy lớn sản xuất nước sốt để xuất khẩu có khắp Địa Trung Hải. Các loại nước sốt khác được kết hợp với giấm, rượu vang, mật ong, thảo mộc và dầu. Có cả nước sốt đắt tiền, chất lượng cao dành cho người giàu cũng như những thứ rẻ tiền dành cho nô lệ.

Thuế muối và cướp biển đã chấm dứt việc sản xuất hàng loạt garum. Có khả năng là khi người La Mã đến hiện đại thì sẽ thấy đồ ăn Việt Nam quen thuộc hơn mì Ý đấy!

9. Cần sa Trung Quốc

Văn hóa ẩm thực của người cổ đại rất thú vị đó nhé! (Ảnh: Internet)
Văn hóa ẩm thực của người cổ đại rất thú vị đó nhé! (Ảnh: Internet)

Dạng cần sa không có tác dụng thần kinh đã được người dân trên khắp lục địa Á-Âu sử dụng làm cây lương thực vào thời cổ đại, bao gồm cả ở La Mã, Ai Cập và Trung Quốc. Hạt cần sa được sử dụng để làm dầu và bột mì, trở thành cháo hoặc bánh rán.

Một trong những tên gọi của Trung Quốc cổ đại là “xứ sở của cây gai dầu và dâu tằm”. Cây gai dầu bắt đầu được tiêu thụ ở dạng hạt ở nhà Chou, sau đó được sử dụng rộng rãi như cây lương thực trong thời Xuân Thu – Chiến Quốc, nhà Tần, nhà Hán và là một phần trong chế độ ăn uống của người Trung cho đến thế kỷ thứ 10 sau công nguyên.

Cây gai dầu là một trong năm loại ngũ cốc lớn của Trung Quốc cổ đại. Họ nhận thức rõ về đặc tính của cần sa độc hại và không độc. Loại có độc được cho là khiến con người “nhìn thấy ma quỷ” và được các thầy gọi hồn sử dụng để nhìn thấy tương lai vào thời đó.

8. Chế độ ăn kiêng của võ sĩ giác đấu

Văn hóa ẩm thực của người cổ đại rất thú vị đó nhé! (Ảnh: Internet)
Văn hóa ẩm thực của người cổ đại rất thú vị đó nhé! (Ảnh: Internet)

Hàm lượng collagen và khoáng chất trong các mẫu xương lấy từ hài cốt của 68 thanh niên trong đống đổ nát của thành phố La Mã cổ đại Ephesus cho thấy các võ sĩ giác đấu chủ yếu ăn chay. Các nhà nghiên cứu phát hiện những người này áp dụng chế độ ăn chủ yếu bao gồm lúa mạch và đậu.

Các đấu sĩ phải tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt và chỉ được phép ăn uống vào đêm trước trận đấu. Chế độ ăn này và lối sống vất vả có thể góp phần gây ra tỷ lệ sâu răng cao, nhưng lượng strontium cao trong chế độ ăn uống của họ cũng có thể giúp họ lành vết thương nhanh hơn và ổn định xương khi bị thương. Các võ sĩ cũng thường uống đồ uống thể thao làm từ giấm trộn với tro thực vật, giúp tăng cường cơ thể và thúc đẩy quá trình lành xương sau chấn thương.

7. Bánh của các vị thần

Văn hóa ẩm thực của người cổ đại rất thú vị đó nhé! (Ảnh: Internet)
Văn hóa ẩm thực của người cổ đại rất thú vị đó nhé! (Ảnh: Internet)

Thức ăn là một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người Hittite, vừa là vật hiến tế vừa là nghi lễ ma thuật. Hiến tế động vật là một phần quan trọng: trong đó tim, gan và một số phần thịt chọn lọc được dành để hiến tế thần thánh, phần còn lại là của người phàm. Bữa hiến tế thường được bổ sung thêm đồ nướng, đồ ngọt và đồ uống.

Dầu thực vật và bánh ngọt có dầu cực kỳ quan trọng đối với ẩm thực và tôn giáo của người Hittite. Từ Hittite cho bánh mì và bánh ngọt là ninda , và một dạng món nướng của người Hittite là ninda gurra – hay bánh mì dày – thường được sử dụng trong các nghi lễ. Một loại bánh ngọt được sử dụng là ninda gullant – có nghĩa là bánh mì hình tròn hoặc rỗng – làm tăng khả năng người Anatolian cổ đại đã dâng tặng các vị thần món bánh rán.

6. Văn hóa bia của Sumer

Văn hóa ẩm thực của người cổ đại rất thú vị đó nhé! (Ảnh: Internet)
Văn hóa ẩm thực của người cổ đại rất thú vị đó nhé! (Ảnh: Internet)

Loại bia đầu tiên được biết đến có tên là “kui” được người Trung Quốc cổ đại sản xuất vào khoảng 7.000 năm trước công nguyên. Bằng chứng sớm nhất về việc sản xuất bia ở phương Tây là từ năm 3500–3100 trước công nguyên tại Iran hiện đại. Nhưng người ta tin rằng người Sumer đã sản xuất bia sớm hơn thế nhiều, thậm chí từ tận 10.000 năm trước công nguyên. Phụ nữ Sumer thường nấu bia từ bippar (bánh mì lúa mạch nướng hai lần) – thứ đặc như cháo và uống bằng ống hút.

Các vị thần Sumer cũng rất say mê bia. Một bài thơ nổi tiếng kể về vị thần trí tuệ, Enki, say rượu đến mức cuối cùng ông đã trao meh thiêng liêng – hay quy luật của nền văn minh – cho Inana, nữ thần bảo trợ của thành phố Uruk. Vào thời điểm Enki tỉnh dậy với cảm giác nôn nao dữ dội, Inana đã quay lại thành phố được nửa đường để dạy con người những bí mật về chính trị, nghề thủ công, kiểu tóc, nghi thức thanh tẩy thần thánh, quan hệ tình dục,… Nữ thần Ninkasi là hiện thân của bia và chủ trì việc sản xuất nó.

Có rất ít ghi chép cho thấy người Sumer nấu bia như thế nào, vì rõ ràng quá trình này quá nổi tiếng và phổ biến đến mức không ai nghĩ đến việc viết nó ra.

5. Hành thiêng

Văn hóa ẩm thực của người cổ đại rất thú vị đó nhé! (Ảnh: Internet)
Văn hóa ẩm thực của người cổ đại rất thú vị đó nhé! (Ảnh: Internet)

Nghệ thuật Ai Cập cổ đại thường mô tả các hoạt động đánh cá và săn bắn, nhưng bằng chứng pháp y cho thấy hầu hết cư dân sông Nile ăn chay. Một nhóm nghiên cứu phân tích các nguyên tử carbon của các xác ướp Ai Cập có niên đại từ năm 3500 trước công nguyên đến năm 600 sau công nguyên đã phát hiện ra rằng có sự nhất quán đáng chú ý trong chế độ ăn uống của họ theo thời gian: Họ ăn chủ yếu là lúa mì và lúa mạch.

Những người xây dựng kim tự tháp là ngoại lệ khi ăn 1.800 kg thịt bò, thịt cừu và dê mỗi ngày. Tuy nhiên, đó là một đặc quyền khi làm việc cho chính phủ và phần lớn người ta hiếm khi ăn thịt và cá.

Trong số các loại rau được biết đến vào thời điểm đó, quan trọng nhất chắc chắn là hành tây. Sau khi đến Ai Cập từ Trung Á, hành tây đã sớm được cả người giàu và người nghèo yêu thích. Hành tây cũng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong tôn giáo của người Ai Cập khi được liên kết với những chiếc răng sữa của Horus và được dùng để hiến tế cho thần. Họ cũng được liên kết hành tây với thần chim ưng mặt trời Sokaris, người được tổ chức bằng một lễ hội tên là Netjeryt – hay Đêm hành tây. Các linh mục được miêu tả đang cầm hành tây hoặc chất chúng lên bàn thờ. Chúng cũng gắn liền với thế giới bên kia vì các lớp đồng tâm của chúng tượng trưng cho sự sống vĩnh cửu và chúng được sử dụng trong quá trình ướp xác.

Tuy nhiên, theo một số nhà văn Hy Lạp và La Mã, người Ai Cập đã thề việc cầm và ăn hành là tội lỗi, thậm chí có người còn tôn thờ hành dại như một vị thần.

4. Đậu đáng sợ

Văn hóa ẩm thực của người cổ đại rất thú vị đó nhé! (Ảnh: Internet)
Văn hóa ẩm thực của người cổ đại rất thú vị đó nhé! (Ảnh: Internet)

Nhà triết học cổ đại Pythagoras nổi tiếng với việc cấm ăn đậu fava. Aristotle đã giải thích Pythagoras cấm đậu vì chúng giống cơ quan sinh dục, và nếu bạn nhai đậu fava và để chúng dưới ánh nắng một lúc thì chúng sẽ bắt đầu có mùi giống như tinh dịch. Một lời giải thích khác là chúng giống với cánh cổng của Địa ngục vì chúng là loài thực vật duy nhất không có khớp nối, một sự tương tự có lẽ hoàn toàn hiển nhiên đối với người Hy Lạp cổ đại.

Một số người cho rằng lệnh cấm chỉ là một cách để Pythagoras yêu cầu những người theo ông không tham gia vào chính trị, vì đậu fava đen và trắng được sử dụng trong bầu cử. Pliny tuyên bố rằng những người theo trường phái Pythagore tránh đậu fava vì chúng chứa linh hồn của người chết.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng lệnh này đã ngăn ngừa bệnh thiếu máu tán huyết cấp tính ở những người bị thiếu hụt glucose-6-phosphate dehydrogenase trong tế bào hồng cầu do di truyền. Dị ứng di truyền đối với đậu này dường như khá phổ biến ở khu vực Địa Trung Hải.

3. Thịt bò Ấn Độ cổ đại

Văn hóa ẩm thực của người cổ đại rất thú vị đó nhé! (Ảnh: Internet)
Văn hóa ẩm thực của người cổ đại rất thú vị đó nhé! (Ảnh: Internet)

Lệnh cấm ăn thịt bò của người theo đạo Hindu không giống tổ tiên Vệ Đà cổ xưa của. Bò luôn là một phần của lễ hiến tế Vệ Đà cổ xưa cho các vị thần, cũng như các nghi lễ tôn giáo và tang lễ. Các văn bản cổ có đề cập đến các hoạt động giết mổ, cũng như giết mổ bò để tổ chức đám cưới và xây dựng một ngôi nhà mới. Khi những vị khách quý đến, chẳng hạn như giáo viên, linh mục, vua, con rể hoặc học sinh Vệ đà đi học về, họ phải được tặng một con bò đực hiến tế. Văn học Vệ Đà gọi những vị khách như vậy là ghogna , hay những kẻ giết bò.

Các văn bản của đạo Hindu Smrti đã phê chuẩn việc tiêu thụ tất cả các vật nuôi trong nhà có một hàng răng. Văn bản y học cổ xưa Charaka Samhita cấm ăn thịt bò đối với người bình thường nhưng lại khuyến khích dùng thịt bò cho phụ nữ mang thai.

Lệnh cấm ăn thịt bò sau này được cho là một phản ứng của Bà la môn trước mối đe dọa ăn chay của Phật giáo – điều đã thu hút nhiều nông dân, những người mong muốn bảo vệ gia súc của mình khỏi những thực khách đói khát.

2. Hạn chế thực phẩm từ Hỏa giáo

Văn hóa ẩm thực của người cổ đại rất thú vị đó nhé! (Ảnh: Internet)
Văn hóa ẩm thực của người cổ đại rất thú vị đó nhé! (Ảnh: Internet)

Luật ăn kiêng của Ba Tư thời tiền Hồi giáo có nguồn gốc từ Hỏa giáo. Người Hỏa giáo coi chế độ ăn của những người du mục Ả Rập là không tinh khiết với chuột, rắn, mèo, cáo, hổ, linh cẩu, giun và những sinh vật độc hại khác. Một câu tục ngữ đã viết: “Người Ả Rập ở sa mạc ăn châu chấu, trong khi chó ở Isfahan uống nước đá lạnh”.

Đối với người Hỏa giáo, nền văn hóa của Ba Tư và Ấn Độ vượt trội hơn so với người Ả Rập do sự khác biệt về ẩm thực. Mặc dù người Ba Tư cuối cùng sẽ chấp nhận tôn giáo Hồi giáo từ người Ả Rập, nhưng khoảng cách giữa thói quen ăn uống truyền thống của hai dân tộc vẫn là một điểm mâu thuẫn trong nhiều thế kỷ.

1. Protein của người Aztec

Văn hóa ẩm thực của người cổ đại rất thú vị đó nhé! (Ảnh: Internet)
Văn hóa ẩm thực của người cổ đại rất thú vị đó nhé! (Ảnh: Internet)

Ở Mexico thời tiền Colombia, nguồn protein rất ít. Không có vật nuôi được thuần hóa nên hầu hết protein của người Aztec đều đến từ bí, đậu và ngô, được bổ sung bởi hươu hoang dã – thứ giảm dần khi dân số của đế chế tăng lên. Người Aztec cũng ăn gà tây, cá, ếch, nòng nọc, côn trùng, thỏ rừng, heo vòi, kỳ nhông, chồn, chim cút, rắn, cự đà, và chó.

Chó Mesoamerican không có lông – thích nghi di truyền với khí hậu nhiệt đới. Chó trưởng thành được sử dụng để săn bắn và bầu bạn, nhưng chó con được coi là món ngon. Những con chó nhỏ bị thiến và bán ở các chợ công cộng, và việc ăn chúng được cho là có thể xua đuổi nỗi đau, những giấc mơ xấu, tăng cường khả năng tình dục và được bảo vệ khỏi những ảnh hưởng xấu xa. Đây là một trong những giống chó lâu đời nhất thế giới, có nguồn gốc ở Mexico hơn 3.000 năm trước.

Một nguồn giàu protein khác là teuitlatl – bánh mì tảo khô ăn kèm với ngô và nước sốt làm từ ớt và cà chua. Nó cực kỳ bổ dưỡng, với 70% protein, cũng như vitamin và khoáng chất. Nó dễ bảo quản, chịu được hạn hán và phát triển ở vùng nước mặn nên không bao giờ cạnh tranh với các nguồn thực phẩm khác.

Bạn có thể đọc thêm:

Xem thêm

10 ích lợi đáng ngạc nhiên mà cà phê mang lại cho sức khỏe con người

Cà phê là một trong nhữngn loại thức uống phổ biến nhất trên thế giới, với nhiều ích lợi và tác hại khác nhau. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu về 10 công dụng tuyệt vời của cà phê đối với sức khỏe con người nào.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
2 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Phạm Long Thuyên

cảm ơn bạn vì bài viết này nhé